Thầy giáo 20 năm dạy viết chữ đẹp ở Hà Nội
20 năm gắn bó nghề dạy viết chữ đẹp, với mong muốn giữ gìn nét chữ và rèn luyện con người, thầy Dương Tuấn đã coi đó là một phần trong cuộc sống của mình.
Tôi là Dương Tuấn (42 tuổi), thầy giáo dạy viết chữ đẹp tại Hà Nội. Với niềm đam mê con chữ, đến nay, tôi đã có hơn 20 năm gắn bó với nghề. Mọi người còn biết đến tôi là cháu nội của cụ Dương Văn Khả – người dạy chữ cho vua Bảo Đại. Ông cũng chính là người thầy đầu tiên trong cuộc đời của tôi. Điều ông rèn cho tôi không chỉ là những con chữ đẹp, đó còn là tính tỉ mỉ, cận thận. Với tôi, nét chữ chính là nết người.
Hôm nay, tôi dậy sớm ăn sáng rồi đi dạy. Lịch dạy của tôi trải đều trong tuần. Bận rộn nhất là vào thứ bảy và chủ nhật.
Học sinh trong lớp rất đa dạng, từ những em lớp 1, lớp 2 đến các bạn đã đi làm có niềm đam mê với con chữ; thậm chí là những giáo viên trong nghề muốn trau dồi kỹ năng viết chữ đẹp.
Số lượng học sinh tôi đang dạy chữ lên đến cả trăm người. Mỗi người theo học lại có một xuất phát điểm, mục tiêu khác nhau. Chính vì vậy, tôi sẽ có giáo án, lộ trình giảng dạy riêng biệt cho từng người. Đó cũng là điều làm tôi hứng thú khi dạy học bởi tránh được sự dập khuôn nhàm chán.
Dạy viết chữ nghe có vẻ đơn giản nhưng thực tế lại vô cùng phức tạp. Điều đầu tiên cần luyện cho mỗi học trò là phải làm sao quên đi cách viết quen thuộc. Nó giống như việc từ bỏ một thói quen đã lâu để hình thành thói quen mới. Việc cầm bút, mở bút, tư thế ngồi, đều cần chỉnh sửa.
Đây là Kim Loan, giáo viên của một trường tiểu học. Loan tìm đến tôi với mong muốn luyện cách viết phấn cho đều và đẹp. Chính vì vậy, tôi cùng Loan làm việc trực tiếp trên bảng đen.
Điều đầu tiên tôi chỉ cho Loan là cách cầm phấn và điều khiển nó. Nghe có vẻ đơn giản nhưng chúng tôi đã mất 3-4 buổi để làm quen với điều này.
Video đang HOT
Tôi kết thúc ca dạy buổi sáng vào 11h30 rồi dùng bữa trưa ở quán ăn bên cạnh.
Giờ học buổi chiều sẽ bắt đầu sớm nên tôi tranh thủ nghỉ trưa ở căn phòng phía trong.
Lớp học buổi chiều bắt đầu. Mỗi khóa học cơ bản sẽ kéo dài trong 10 buổi. Với lộ trình rõ ràng, các học viên của tôi tiến bộ rõ rệt.
Với tôi, nét chữ không chỉ là nét viết thông thường, mà còn là tấm gương phản chiếu tâm hồn, trí lực của mỗi người. Việc rèn chữ phải đến từ cả hai phía, khi học trò siêng năng, cần mẫn và người thầy phải thấu hiểu, sáng tạo cùng sự nhiệt huyết với nghề.
18h30, thành phố đã lên đèn, cũng là lúc tôi kết thúc buổi dạy học. Khóa cửa lớp học cẩn thận, tôi về nhà.
Buổi tối, tôi tranh thủ mài thêm ít ngòi bút máy để chuẩn bị cho buổi dạy học tiếp theo. Dù với mục tiêu là gì, học trò đều phải bắt đầu với việc dùng bút máy. Tất cả bút tại lớp học đều do tôi sản xuất và điều chỉnh để phù hợp từng nhu cầu: Viết bằng khen, luyện nét thanh đậm, luyện viết nhanh…
20h30, hai người bạn của tôi ghé thăm. Đều đặn cuối tuần, chúng tôi lại gặp nhau để cùng chơi nhạc. Tôi có đam mê mãnh liệt với nghệ thuật. Từ vẽ tranh, chụp ảnh, chơi nhạc cụ, mỗi thứ, tôi đều tự tìm tòi, học hỏi.
Mỗi tối, trước khi ngủ, tôi dành khoảng 1 giờ để đọc sách. Với tôi, tri thức là nguồn tài nguyên vô tận. Đọc sách cũng là cách giúp tôi thư giãn sau một ngày làm việc sôi nổi.
Những ngày rảnh rỗi, tôi sẽ ở nhà chăm nom mấy khóm hoa trên sân thượng. Từng chậu hoa đều do chính tay tôi vun trồng.
Nghỉ dài hơi, tôi thích đi phượt đó đây để tận hưởng cuộc sống.
Tôi tâm đắc một câu nói nổi tiếng “Sống cuộc đời của mình theo mong muốn của người khác là lãng phí cuộc đời của bạn”. Vì vậy, tôi sẽ luôn tiếp tục công việc dạy viết chữ mà mình đam mê và sống ý nghĩa mỗi ngày.
Chuyện về người thầy ngồi xe lăn, viết chữ đẹp bằng miệng
Lớp học của anh Phùng Văn Trường như ngôi nhà thứ hai của các em, bởi ngoài việc học kiến thức, các em còn được thầy truyền đạt các bài học về nghị lực, khát vọng vươn lên trong cuộc sống.
Anh Phùng Văn Trường viết chữ bằng miệng. (Ảnh: PV/Vietnamplus)
Bị mắc căn bệnh thoái hóa cơ quái ác phải ngồi xe lăn từ nhỏ nhưng anh Phùng Văn Trường (thôn Nhân Lý, xã Nam Phương Tiến, Chương Mỹ, Hà Nội) vẫn hằng ngày miệt mài dạy học, dạy viết chữ đẹp miễn phí cho trẻ em. Mọi người luôn trân quý và nhắc đến anh với cái tên "Người thầy viết chữ đẹp bằng miệng."
Những nỗ lực không ngừng nghỉ
Lớp học của anh Trường chủ yếu dạy kiến thức cơ bản của tiểu học, từ lớp 1 đến lớp 5. Mỗi ngày có hơn 20 em được phụ huynh gửi nhờ anh kèm học và luyện chữ, chia làm 2 tốp sáng chiều. Dù phải di chuyển trên chiếc xe lăn và đôi bàn tay thì ngày càng yếu dần, anh Trường vẫn miệt mài chỉ tận tình từng em một.
Đặc biệt, lớp học này đã nhiều lần đón các em không may có trí tuệ không tốt, các em mắc chứng tự kỷ... Đến nay, nhiều em đã có thể làm được các phép tính đơn giản.
"Trước tôi đi học thì cầm bút kẹp tay vào các ngón quặp lại, giữ bút được một chút. Đến năm lớp 8 thì tự kẹp bút vào miệng để viết, tuy xấu nhưng mình viết để nhớ. Cứ thế một tháng mình kiên trì tập luyện thì viết được," anh Trường chia sẻ.
Những nét chữ được viết bằng miệng của anh Trường. (Ảnh: PV/Vietnamplus)
Sau thời gian dài luyện tập, anh học được cách dùng hàm là điểm tựa, dùng răng cửa là ngón tay, dùng cổ để đưa những nét bút lên xuống. Nhìn những nét chữ bay bổng, điêu luyện của anh, không ai nghĩ những dòng chữ ấy lại được viết bằng miệng. Tuy nhiên, để viết được chữ đẹp như ngày hôm nay là cả quá trình cố gắng không ngừng nghỉ.
"Để viết đẹp được như bây giờ là mình phải viết nhiều lắm. Ngày nào cũng ngồi soạn các mẫu chữ, các phép toán, cứ thế mỗi ngày cứ lên tay dần dần. Viết bằng miệng phải cúi nhiều, sức khỏe cũng yếu dần đi, mình còn ngồi xe lăn nữa. Ngày trước ngẩng 5cm cách mặt bàn thì trang giấy trắng quá chói mắt, do vậy mình đã cố gắng làm sao ngồi chéo sang một bên để không hại mắt, đến giờ thì đã quen rồi," anh Trường tâm sự.
Hành trình 10 năm ngậm bút dạy chữ
Người thầy giáo kiên cường đã nhiều lần bỏ ngoài tai sự phản đối của gia đình sợ anh vất vả, vẫn hàng ngày kiên trì dạy học, nhắc nhở các em đọc sách để mở mang kiến thức. Đối với anh, tri thức vô cùng quan trọng. Sách, Phật pháp, báo đài là những phương tiện giúp anh giữ đầu óc tỉnh táo, cố gắng kiên trì sống tốt hơn mỗi ngày.
Lớp học của anh Trường như ngôi nhà thứ hai của các em, bởi ngoài việc học kiến thức, các em còn được thầy truyền đạt các bài học về nghị lực, khát vọng vươn lên trong cuộc sống.
Đôi tay mân mê chiếc bút chì đã cũ, anh Trường tâm sự: "Tuy mình không đưa tay các cháu theo từng nét một nhưng mình viết mẫu các nét rồi các cháu sao theo mình, đẹp nhất có thể thì các cháu viết theo. Tôi cố gắng làm gương cho các cháu, cố gắng để viết đẹp hơn mỗi ngày. Tôi cũng không muốn phụ lòng các cháu và bố mẹ gửi các cháu đến đây. 10 năm rồi, các cháu để mình nhớ mãi, có cháu nói còn không rõ mà mình dạy cháu rồi cháu nói được và làm được vài phép tính toán, bản thân vô cùng xúc động."
Lớp học Toán, viết chữ đẹp của anh Trường đã được 10 năm. Những người dân thôn Nhân Lý đều tin tưởng và trân trọng giao con cái của mình cho anh dạy dỗ. (Ảnh: PV/Vietnam )
Em Nguyễn Thùy Anh, đã học ở lớp học của thầy Trường hơn hai năm, bẽn lẽn: "Ở đây vui lắm ạ, chúng con vừa được ôn lại kiến thức ở trường, vừa được rèn viết chữ đẹp, còn có bạn bè rất vui. Thầy luôn dịu dàng, kiên nhẫn với bọn con, bọn con muốn đến đây học mỗi ngày."
Lớp học toán, viết chữ đẹp của anh Trường đã được 10 năm, những người dân thôn Nhân Lý đều tin tưởng và trân trọng giao con cái của mình cho anh dạy dỗ.
May mắn sinh ra trong gia đình được ông bà bố mẹ yêu thương, anh Trường luôn tự nhủ phải sống thật có ích cho gia đình, cho xã hội. Giờ đây, khi đồng hành cùng anh là người vợ và đứa con trai nhỏ bé, anh càng thêm kiên cường.
"Các cháu đến tíu tít cả ngày, nhoằng cái hết một buổi, có khi mình quên là bị bệnh tật, sống lạc quan hơn. Tuy mình kém may mắn nhưng hằng ngày các cháu đến học, đến mượn sách thì thấy hạnh phúc lắm, không tự ti nữa mà lạc quan sống. Số phận mình bất hạnh mà các cháu vẫn đến để học tức là mình đã sống không vô nghĩa, đã sống có ích cho cuộc đời," anh Trường chia sẻ.
Mỗi năm, anh Trường đều tổ chức các hoạt động thiện nguyện 'Tết ấm yêu thương' vận động mọi người khuyên góp, tặng bánh trưng cho học sinh nghèo đón Tết. (Ảnh: Nhân vật cung cấp)
Không chỉ dạy học miễn phí cho học sinh nghèo, anh cùng một số người bạn đã mở thư viện Hallo Word, vận động các nguồn sách từ thiện, tạo không gian đọc sách lành mạnh cho các em đồng thời tổ chức các hoạt động thiện nguyện "Tết ấm yêu thương," mở lớp học tiếng Anh, kêu gọi ủng hộ gói bánh, trao quà cho các em nhân các dịp lễ tết của thiếu nhi...
Hằng ngày, căn nhà nhỏ của anh Trường không ngớt tiếng đọc bài, làm toán, tiếng ríu rít nói cười. Với anh, niềm hạnh phúc chỉ đơn giản là sống lạc quan, vui vẻ mỗi ngày bên gia đình, bên các em nhỏ nơi đây./.
Nhà báo Trương Anh Ngọc và quan điểm gây bão: "Vở sạch chữ đẹp", "nét chữ nết người" đã gò học sinh vào một khuôn mẫu mà không quan tâm đến tâm trạng của trẻ Một bài viết đang thực sự "gây bão" từ nhà báo Trương Anh Ngọc. Cả "giáo sư" Xoay cũng tham gia vào cuộc tranh luận này. "Có nên cho con luyện viết chữ đẹp?" , câu hỏi tuy không mới nhưng mỗi khi được ai đó đặt ra đều kéo theo vô vàn tranh luận khác nhau. Mới đây, nhà báo Trương Anh...