Thấy gì từ việc công nhận nhà nước Palestine?

Theo dõi VGT trên

Ireland, Tây Ban Nha và Na Uy đã công bố ý định công nhận Nhà nước Palestine vào tuần này. Thủ tướng Ireland hy vọng thuyết phục được các nước châu Âu khác làm điều tương tự.

Liệu quyết định này có thể thay đổi điều gì trên trường quốc tế trong bối cảnh hiện chỉ còn những quốc gia phương Tây, đặc biệt là Tây Âu và Mỹ là chưa công nhận Nhà nước Palestine? Châu Á, Châu Mỹ Latinh, Châu Phi từ lâu đã có xu hướng ủng hộ việc công nhận Palestine.

sao đến giờ mới có thông báo này?

Jean-Paul Chagnollaud, Chủ tịch Viện Nghiên cứu Trung Đông Địa Trung Hải và giáo sư danh dự của nhiều trường đại học Pháp (IREMMO), cho biết, đây là những quốc gia đã suy nghĩ từ lâu về khả năng công nhận Nhà nước Palestine, những quốc gia luôn đi đầu trong vấn đề xung đột Israel-Palestine. “Chúng ta phải nhớ rằng Na Uy vẫn là quốc gia đóng vai trò quan trọng vào thời điểm Hiệp định Oslo (về sự chung sống hòa bình giữa Palestine và Israel), Tây Ban Nha cũng đóng vai trò quan trọng trong các thỏa thuận tương tự. Ireland luôn đi trên con đường này. Vì vậy, đó là một câu chuyện cũ”.

Thấy gì từ việc công nhận nhà nước Palestine? - Hình 1
Trẻ em chờ nhận thực phẩm cứu trợ tại thành phố Rafah, Dải Gaza

Theo ông, những gì xảy ra trong bảy tháng xung đột giữa Hamas và Israel vừa qua chỉ đơn giản nhắc nhở các nước về sự cấp bách của việc suy nghĩ một giải pháp chính trị toàn cầu nhằm chấm dứt những cuộc chiến và thảm kịch này. “Và tôi nghĩ đó là nguyên nhân. Nó đã nâng cao đáng kể nhận thức của công chúng và một số chính phủ cũng nhạy cảm với dư luận”.

“Chúng ta phải thoát khỏi chuỗi ngày bạo lực của những cuộc chiến bất tận. Và do đó, cách duy nhất là giải pháp chính trị rõ ràng giữa hai nhà nước”, ông nói.

Điều đó đồng nghĩa các bên phải bắt đầu bằng cách thỏa thuận về những điều cơ bản: Israel có nhu cầu về an ninh, nhưng với tư cách là một quốc gia được công nhận và người Palestine cũng được bày tỏ điều mà họ mong muốn. “Tôi tin rằng đây là logic trong cách tiếp cận của họ, điều đã dẫn đến những thảm kịch mà chúng ta chứng kiến ở Gaza trong bảy tháng qua”, chuyên gia nhận định.

Mười năm trước, Thượng viện và Quốc hội ở Pháp đã yêu cầu chính phủ công nhận Nhà nước Palestine. Và vì vậy trên thực tế, chủ đề này đã được bàn thảo trong mười năm qua. Pháp có quan điểm rất rõ ràng về vấn đề này. Nước này cũng đang có ý tưởng về giải pháp giữa hai nhà nước, nhưng vẫn còn do dự về thời điểm đưa ra quyết định thực hiện. Nhìn chung, những tuyên bố nửa vời từ phía Pháp sẽ không thật sự hiệu quả, trừ khi họ chuẩn bị một sáng kiến mạnh mẽ hơn để đảm bảo rằng việc công nhận Nhà nước Palestine về cơ bản có thể là bước đầu tiên hướng tới quá trình đàm phán.

Video đang HOT

Điều gì đang cản trở Liên hợp quốc?

Trên thực tế, tổ chức duy nhất có thể công nhận nhà nước Palestine là Liên hợp quốc. Tuy nhiên, theo ông Jean-Paul, có rất nhiều mâu thuẫn trong chính sách của Pháp – đã có một nghị quyết tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc kêu gọi công nhận Palestine là một quốc gia đầy đủ trong Liên hợp quốc. Pháp đã bỏ phiếu cho văn bản này, Anh bỏ phiếu trắng và Mỹ đã phủ quyết dự thảo này. “Có thể thấy trở ngại của Liên hợp quốc rõ ràng là Mỹ, đồng thời, họ là những người tuyên bố rằng chúng ta cần một cuộc chiến “sau” cuộc chiến này. Vì vậy, chúng ta cần nghĩ về một giải pháp chính trị, đồng thời ngăn chặn những sáng kiến quan trọng như những điều tôi vừa nói đến”.

Nếu nhìn vào địa chính trị toàn cầu, đâu là những quốc gia chưa công nhận Nhà nước Palestine? Chúng ta có thể tóm tắt mọi việc bằng cách nói rằng đó là phương Tây, đặc biệt là Tây Âu và Mỹ. Ngay cả Canada cũng đang nghĩ về điều đó. Vì vậy, đối với người Palestine, điều này là cốt lõi của sự từ chối, dù ở đâu thì nó cũng đang bắt đầu rạn nứt. Điều này rất quan trọng nếu xét về mặt cân bằng quyền lực ở cấp độ ngoại giao.

Nếu xét đến Châu Á, Châu Mỹ Latinh, Châu Phi, các khu vực này từ lâu đã có xu hướng ủng hộ việc công nhận Palestine. Slovenia, Malta và Thụy Điển đã làm điều đó vào năm 2014. Tất cả các quốc gia trước đây là các nước xã hội chủ nghĩa trước khi gia nhập Liên minh Châu Âu cũng công nhận Nhà nước Palestine.

Hà Lan và Bỉ cũng sẵn sàng làm điều đó, cho thấy dấu hiệu rạn nứt thực sự trong nội bộ Tây Âu. Đối với người Palestine, đó thực sự là một chiến thắng. “Có lẽ sẽ hơi thái quá khi gọi đây là một chiến thắng lịch sử, nhưng trong mọi trường hợp, điều này cho thấy một bộ phận người phương Tây đang thừa nhận một điều khá cơ bản, quyền có một Nhà nước, như các nghị quyết của Liên hợp quốc đã khẳng định từ lâu”, ông Jean-Paul nhận định.

Vị thế chính trị của người Palestine

“Tôi tin rằng ngày nay người Palestine không còn quân bài nào khác, xét đến những mâu thuẫn nghiêm trọng giữa Hamas và Fatah. Đúng là họ có một quân bài để đấu, đó là ngoại giao, điều họ đã làm từ lâu. Họ đã làm điều đó tại Liên hợp quốc, họ đã làm điều đó ở phương diện song phương và sau đó họ cũng làm điều đó tại Tòa án Hình sự Quốc tế. Những khiếu nại này đã thành công. Vì vậy, họ ngày càng mạnh mẽ về mặt ngoại giao và điều đó rõ ràng đặt ra những thách thức lớn cho Israel”, ông Jean-Paul nhận định.

Ngày 23/5, phát biểu với báo giới, người phát ngôn của LHQ Stephane Dujarric nêu rõ Tổng thư ký Liên hợp quốc Guterres sẽ tiếp tục nỗ lực theo đuổi giải pháp hai nhà nước, theo đó Israel và Palestine cùng chung sống trong hòa bình và an ninh, đồng thời tôn trọng quyền tự quyết của người Palestine. Về tình hình xung đột tại Dải Gaza, ông Guterres cho biết Liên hợp quốc đang tập trung vào việc thúc đẩy các bên đạt được thỏa thuận ngừng bắn nhằm tạo điều kiện cho việc vận chuyển hàng viện trợ nhân đạo và trả tự do cho các con tin, từ đó hướng đến một thỏa thuận chính trị.

Một trật tự mới nhen nhóm trong lòng EU

Nhờ đợt mở rộng lịch sử về phía Đông cách đây 2 thập kỷ, Liên minh châu Âu (EU) vươn mình trở thành một thực thể chính trị, kinh tế và văn hóa rộng lớn hàng đầu thế giới.

Tuy nhiên, bối cảnh địa chính trị thay đổi đang tạo ra những xáo trộn lớn, đẩy EU vào nguy cơ tuột mất những giá trị then chốt.

Vươn mình sau "vụ nổ Big Bang"

Cách đây tròn 20 năm, tháng 5/2004, EU thực hiện đợt mở rộng lớn nhất trong lịch sử liên minh kể từ khi thành lập năm 1993 với việc kết nạp đồng thời 10 thành viên mới là Cộng hòa Cyprus, Cộng hòa Czech, Estonia, Hungary, Latvia, Litva, Malta, Ba Lan, Slovakia và Slovenia, đưa EU từ 15 thành viên lên 25 thành viên, tăng 20% dân số và lãnh thổ. Ngoại trừ 2 quốc đảo Địa Trung Hải là Cyprus và Malta, các nước còn lại trong đợt mở rộng được ví như "vụ nổ Big Bang" đó là các quốc gia Đông Âu, trong đó 3 nước từng thuộc Liên Xô trước đây.

Cảm hứng từ sự kiện đó đã dẫn đến việc Bulgaria, Romania và Croatia lần lượt gia nhập EU trong khoảng 10 năm tiếp theo. Trải qua 2 thập kỷ kể từ thời khắc lịch sử, EU hiện nay có 27 quốc gia thành viên, do Anh rời đi sau cuộc bỏ phiếu Brexit vào năm 2016.

Một trật tự mới nhen nhóm trong lòng EU - Hình 1
Liên minh châu Âu tổ chức lễ thượng cờ 10 quốc gia mới kết nạp, ngày 3/5/2004.

Có thể nói, sự xuất hiện của cùng lúc 10 thành viên mới giúp EU thống nhất được tiếng nói trên khắp lục địa châu Âu, trở thành thực thể chính trị, kinh tế và văn hóa có quy mô hàng đầu thế giới. Dựa trên nền tảng là sự thịnh vượng của các nước sáng lập, EU theo đuổi hình mẫu của một liên minh với nền kinh tế chung rộng mở và đa dạng, hệ thống giáo dục hiệu quả, lực lượng lao động chất lượng cao, các viện nghiên cứu hàng đầu, cơ sở công nghiệp vững mạnh, phần lớn nền chính trị dân chủ ổn định, hệ thống cơ quan thực thi pháp luật đáng tin cậy.

Bất chấp thách thức từ những đợt suy thoái toàn cầu, nền kinh tế EU tăng trưởng 27% trong 20 năm qua. Trong đó, các quốc gia kết nạp năm 2004 phát triển mạnh mẽ hơn cả, với tiền lương thực tế từ 2004-2023 tăng gấp đôi, nghèo khó giảm một nửa. Quy mô kinh tế Ba Lan và Malta tăng 2 lần, còn Slovakia tăng trưởng 80%. Đến nay, 7 trong số 10 thành viên kết nạp năm 2004 sử dụng euro làm tiền tệ chính thức. Trong số 26 triệu việc làm mới được tạo ra ở EU 20 năm qua, 6 triệu việc là ở 10 quốc gia thành viên mới.

Việc kết nạp các quốc gia mới cũng tạo thêm nhiều cơ hội và thịnh vượng cho các quốc gia thành viên cũ. Xuất khẩu của Tây Ban Nha sang 10 nước này đã tăng gấp đôi trong 2 thập kỷ. Thương mại hàng hóa của Italy với các nước này đã tăng 77% kể từ đó. Liên kết thương mại giữa Litva và Thụy Điển cũng tăng đáng kể. Trong vòng chưa đầy 2 thập niên, dòng chảy hàng hóa nội địa trong EU tăng gấp rưỡi...

Sự xuất hiện của các thành viên mới cũng tăng cường đáng kể vị thế của EU. Tuy không phải một quốc gia có chủ quyền, nhưng EU được coi là một "siêu cường" nhờ chính sách đối ngoại tương đối thống nhất giữa các thành viên. Trong nhóm G7, EU góp 3 thành viên (Pháp, Đức và Italy). Ngoài ra, EU còn là một thành viên đầy đủ của G20 bên cạnh 3 nước G7 nói trên. Trước khi Anh rời EU, khối có 2 thành viên Thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Sự thống nhất của EU còn được củng cố thông qua việc phần lớn các nước EU cũng là thành viên khối quân sự NATO (23/27 thành viên). Trong số 10 quốc gia gia nhập NATO năm 2004, 8 nước là thành viên NATO, trong đó 7 nước gia nhập cùng năm 2004.

EU 2 thập kỷ qua đã để lại "dấu chân" trong nỗ lực tăng cường phòng thủ của châu Âu, cải thiện hợp tác với NATO, hay mở rộng tầm ảnh hưởng ở châu Á và châu Phi. The Guardian cho hay, EU hiện chiếm một nửa tổng số viện trợ toàn cầu, còn Ủy ban châu Âu (EC) là nhà tài trợ song phương lớn thứ hai thế giới, sau Mỹ. EU hiện dẫn đầu thế giới trong nỗ lực giảm phát thải và bảo vệ hệ sinh thái toàn cầu. Trong lĩnh vực an ninh, các quốc gia thành viên đã hợp tác hiệu quả hơn để trấn áp tội phạm xuyên biên giới như buôn bán ma túy, rửa tiền và tội phạm trực tuyến nhờ các quy tắc chung, hợp tác hoạt động và sự hỗ trợ của EU. EU cũng rất nỗ lực tham gia giải quyết khủng hoảng Trung Đông, hạ nhiệt chương trình hạt nhân Iran, xử lý cuộc xung đột ở Ukraine, dù chưa gặt hái nhiều kết quả.

Trật tự trong EU xáo trộn

EU ban bố các chính sách theo quy tắc đồng thuận 100%, trong đó, những quyết sách chung sẽ có hiệu lực khi toàn bộ 27 thành viên thông qua. Global Europe mô tả, EU đảm bảo thực hiện các chính sách nhờ nguồn ngân sách do các thành viên đóng góp (năm 2023 là hơn 200 tỷ USD, gần bằng GDP Hungary). Các thành viên có đóng góp nhiều hơn, nền kinh tế lớn mạnh hơn có tiếng nói lớn hơn trong ban bố các chính sách của khối. 3 thập kỷ từ khi thành lập và 2 thập kỷ sau đợt mở rộng lịch sử, dễ nhận thấy Đức và Pháp, hai nền kinh tế hàng đầu châu Âu, cũng là hai quốc gia có sức nặng lớn hơn hẳn trong việc định hình chính sách chung của EU. Khi lợi ích về kinh tế và chính trị được thảo luận, đảm bảo, các nước EU cho thấy họ dễ thỏa hiệp hơn trong việc ứng xử các vấn đề chung phát sinh.

Tuy nhiên, trật tự đó có dấu hiệu lung lay trong bối cảnh EU đang đối mặt ngày càng nhiều thách thức hơn đến từ bối cảnh địa chính trị thay đổi và sự chênh lệch về kinh tế, trình độ phát triển giữa các thành viên cũ - mới. Sự lộn xộn đó bộc lộ rõ khi COVID-19 xuất hiện: các nước thành viên hạ thấp vai trò thị trường chung EU, áp đặt lệnh cấm xuất khẩu vật dụng y tế, thậm chí đóng cửa biên giới. Trong danh sách các quốc gia làm như vậy bao gồm Đức, quốc gia chiếm 1/4 tổng kinh tế châu Âu. Khi cuộc khủng hoảng ở Ukraine nổ ra, bất đồng xung quanh cách thức ứng xử với Nga hay chuyện nông sản Ukraine tràn ngập thị trường châu Âu đã kéo theo những cuộc biểu tình rộng khắp, gây xáo trộn nhiều nước EU.

Một trật tự mới nhen nhóm trong lòng EU - Hình 2
Khủng hoảng di cư là một trong những vấn đề gây chia rẽ EU trong nhiêu năm qua.

Theo New York Times, Đức tăng trưởng ổn định trong nhiều thập kỷ, nhưng khi cuộc khủng hoảng ở Ukraine nổ ra và Berlin lựa chọn từ bỏ nguồn năng lượng giá rẻ của Nga, nền kinh tế của họ lập tức gặp vấn đề. 2 năm qua, kinh tế Đức gần như không tăng trưởng, với tốc độ thấp nhất trong nhóm G7 và khu vực đồng tiền chung. Quý đầu năm 2024, kinh tế Đức giảm phát 0,2%. "Người chơi lớn" khác ở châu Âu là Pháp cũng đang đối mặt tình hình kinh tế không mấy khả quan khi thâm hụt ngân sách ở mức cao kỷ lục 5,5% tổng GDP, còn nợ công đã tăng lên mức 110% GDP.

Paris gần đây tuyên bố họ cần tiết kiệm hơn 22 tỷ USD trong năm tài khóa 2024 và 2025. Việc kinh tế Đức và Pháp trì trệ khiến tăng trưởng chung trong toàn EU sụt giảm, đồng thời khiến đóng góp của họ cho liên minh giảm xuống, làm suy giảm vị thế chính trị trong nội bộ EU của Paris và Berlin. Đó là chưa kể những bất đồng giữa Đức và Pháp về nhiều vấn đề.

Trái với xu thế đó, các nước Nam Âu như Italy, Hy Lạp, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha lại gặt hái tốc độ tăng trưởng tốt hơn các thành viên còn lại trong liên minh. Chỉ 1 thập kỷ trước, họ là trung tâm cuộc khủng hoảng nợ của EU và phải dựa vào các gói cứu trợ từ các thành viên khác. Kinh tế tăng trưởng tốt, sự phụ thuộc giảm bớt, đóng góp tăng lên rõ ràng giúp họ có tiếng nói lớn hơn với EU, thậm chí thách thức vị thế cường quốc khu vực của Đức - Pháp. Nhóm 4 quốc gia nêu trên hiện chiếm khoảng 1/4 nền kinh tế của khu vực đồng tiền chung.

Bên cạnh đó, những năm gần đây, phong trào dân tộc chủ nghĩa trỗi dậy tại nhiều quốc gia châu Âu cũng đã dẫn đến các chính sách ưu tiên lợi ích quốc gia hơn sự hội nhập và hợp tác châu Âu, dẫn đến nhiều chính sách hạn chế nhập cư và gia tăng căng thẳng giữa các nước. Một bộ phận không nhỏ người dân EU có tâm lý hoài nghi về lợi ích của EU và ủng hộ việc tăng cường quyền tự quyết của mỗi quốc gia thành viên, nhất là ở nhóm các nước mới Trung và Đông Âu (Hungary, Ba Lan...). Năm vừa qua, Hungary bị nhiều thành viên EU chỉ trích vì họ giữ lập trường phản đối trừng phạt Nga và không đồng tình với việc viện trợ quá lớn cho Ukraine, dẫn đến những tranh cãi về khả năng EU có thể chuyển cơ chế hoạt động từ quy tắc đồng thuận 100% sang quyết định đa số, tức loại trừ quyền phủ quyết của các quốc gia.

Sự bất đồng tăng lên có thể khiến làn sóng các thành viên lựa chọn ưu tiên chính sách quốc gia hơn là chính sách tập thể của EU bùng nổ, thậm chí dẫn đến việc các quốc gia thành viên EU rời đi như hành động của Anh với Brexit. Ngoài ra, nỗ lực của EU theo đuổi mục tiêu kết nạp các thành viên mới như Ukraine, Moldova, Serbia và Gruzia có thể dẫn đến leo thang căng thẳng với Nga và khoét sâu chia rẽ trong nội bộ liên minh

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Chồng tổ chức hiếp dâm tập thể đối với vợ, lãnh án 20 năm tùChồng tổ chức hiếp dâm tập thể đối với vợ, lãnh án 20 năm tù
07:29:22 22/12/2024
Ông Trump đe dọa giành lại quyền kiểm soát Kênh đào PanamaÔng Trump đe dọa giành lại quyền kiểm soát Kênh đào Panama
04:56:46 23/12/2024
Ông Trump 'ra tay' trước khi nhậm chứcÔng Trump 'ra tay' trước khi nhậm chức
07:44:20 22/12/2024
Trung Quốc bắt giữ quan chức tham nhũng nhiều kỷ lục trong năm 2024Trung Quốc bắt giữ quan chức tham nhũng nhiều kỷ lục trong năm 2024
14:54:58 23/12/2024
Chờ ông Trump giải bài toán tinh gọn NASAChờ ông Trump giải bài toán tinh gọn NASA
09:36:27 23/12/2024
Số tù nhân ở nhà tù Guantanamo giảm còn 27Số tù nhân ở nhà tù Guantanamo giảm còn 27
06:41:57 22/12/2024
Kế hoạch 'giải cứu' TikTokKế hoạch 'giải cứu' TikTok
07:38:31 23/12/2024
Syria hậu Assad: Bàn cờ địa chính trị giữa Israel và Thổ Nhĩ KỳSyria hậu Assad: Bàn cờ địa chính trị giữa Israel và Thổ Nhĩ Kỳ
21:14:33 22/12/2024

Tin đang nóng

Danh tính nam tài xế ô tô tránh xe máy, đâm bé gái tử vong ở Tuyên QuangDanh tính nam tài xế ô tô tránh xe máy, đâm bé gái tử vong ở Tuyên Quang
14:43:24 23/12/2024
Chìm phà chở 14 người ở Quảng Nam, nhiều xe máy bị rơi xuống sôngChìm phà chở 14 người ở Quảng Nam, nhiều xe máy bị rơi xuống sông
13:41:34 23/12/2024
Bão số 10 hình thành trên Biển Đông, tên quốc tế là PabukBão số 10 hình thành trên Biển Đông, tên quốc tế là Pabuk
14:35:11 23/12/2024
Con trai Hòa Minzy làm cả ngàn người "tan chảy", nhưng nói gì mà cư dân mạng cười rần rần?Con trai Hòa Minzy làm cả ngàn người "tan chảy", nhưng nói gì mà cư dân mạng cười rần rần?
12:59:18 23/12/2024
Phân định trách nhiệm vụ bé gái ở trong nhà bị ô tô tông chếtPhân định trách nhiệm vụ bé gái ở trong nhà bị ô tô tông chết
13:06:16 23/12/2024
Nữ MC được Hoài Linh dẫn sang Mỹ: "Vợ anh ấy gọi điện khủng bố, xúc phạm tôi"Nữ MC được Hoài Linh dẫn sang Mỹ: "Vợ anh ấy gọi điện khủng bố, xúc phạm tôi"
15:40:46 23/12/2024
Camera ghi lại cảnh Dương Mịch bị bạn diễn quấy rối tình dục, thái độ của nữ diễn viên khiến 700 triệu người tranh cãiCamera ghi lại cảnh Dương Mịch bị bạn diễn quấy rối tình dục, thái độ của nữ diễn viên khiến 700 triệu người tranh cãi
13:44:43 23/12/2024
Con gái cố diễn viên Choi Jin Sil gây hoang mang với 1 hành vi đe dọa đến tính mạngCon gái cố diễn viên Choi Jin Sil gây hoang mang với 1 hành vi đe dọa đến tính mạng
12:54:27 23/12/2024

Tin mới nhất

Nga nỗ lực xử lý thảm họa môi trường sau sự cố tràn dầu ở Biển Đen

Nga nỗ lực xử lý thảm họa môi trường sau sự cố tràn dầu ở Biển Đen

17:10:46 23/12/2024
Sau vụ tràn dầu cũng ghi nhận hiện tượng cá heo nhảy lên bờ hàng loạt. Đây vốn là hiện tượng vô cùng hiếm xảy ra lâu nay ở vùng Krasnodar.
IMF cảnh báo về kịch bản tiêu cực cho Ukraine

IMF cảnh báo về kịch bản tiêu cực cho Ukraine

17:07:42 23/12/2024
Không chỉ vậy, tình trạng hồi hương của người di cư cùng với thiệt hại nghiêm trọng về cơ sở hạ tầng năng lượng và tình trạng mất điện sẽ càng làm trầm trọng thêm tình hình.
Tỷ phú Elon Musk phản đối Mỹ chi tiêu cho quốc phòng châu Âu

Tỷ phú Elon Musk phản đối Mỹ chi tiêu cho quốc phòng châu Âu

17:04:20 23/12/2024
Cụ thể, NDAA năm 2024 phân bổ 300 triệu USD cho sáng kiến hỗ trợ an ninh Ukraine, cung cấp vũ khí, huấn luyện và hỗ trợ tình báo cho chính phủ nước này trong bối cảnh xung đột với Nga.
Đài phun nước biểu tượng Trevi ở Rome mở cửa trở lại

Đài phun nước biểu tượng Trevi ở Rome mở cửa trở lại

16:36:07 23/12/2024
Trước đó, trong thời gian bảo trì, du khách vẫn có thể chiêm ngưỡng đài phun nước từ một lối đi bộ đặc biệt và thực hiện truyền thống ném đồng xu cầu may vào một chiếc "giỏ".
Điện Kremlin bình luận về kế hoạch tổ chức cuộc gặp giữa ông Putin và ông Trump

Điện Kremlin bình luận về kế hoạch tổ chức cuộc gặp giữa ông Putin và ông Trump

16:34:08 23/12/2024
"Tổng thống Putin nói rằng ông ấy muốn gặp tôi càng sớm càng tốt. Vì vậy, chúng ta phải đợi điều này. Chúng ta phải chấm dứt cuộc chiến đó", ông Trump nói khi phát biểu tại hội nghị Turning Point USA ở bang Arizona.
Mali, Niger và Burkina Faso bác đề nghị gia hạn thời gian rút lui của ECOWAS

Mali, Niger và Burkina Faso bác đề nghị gia hạn thời gian rút lui của ECOWAS

16:30:56 23/12/2024
Trong tuyên bố, người đứng đầu AES nêu rõ đề xuất của ECOWAS là đơn phương, không có tính ràng buộc, đồng thời nhấn mạnh quyết định rút khỏi tổ chức là "không thể đảo ngược".
Căng thẳng tại Trung Đông: Israel cảnh báo đáp trả vụ tấn công của lực lượng Houthi

Căng thẳng tại Trung Đông: Israel cảnh báo đáp trả vụ tấn công của lực lượng Houthi

16:27:18 23/12/2024
Phía Houthi xác nhận đã tấn công "một mục tiêu quân sự" tại Jaffa bằng tên lửa đạn đạo, nhằm thể hiện "sự ủng hộ người Palestine tại Dải Gaza".
Australia đối mặt nguy cơ cháy rừng trong kỳ nghỉ Giáng sinh

Australia đối mặt nguy cơ cháy rừng trong kỳ nghỉ Giáng sinh

16:22:43 23/12/2024
Tại Victoria và South Australia, nhà chức trách cảnh báo nguy cơ cháy rừng thảm khốc vào ngày 25/12. Công tác chữa cháy dự báo sẽ đối mặt với nhiều khó khăn do gió mạnh.
Phí kênh đào làm quan hệ Mỹ - Panama thêm sóng gió

Phí kênh đào làm quan hệ Mỹ - Panama thêm sóng gió

15:01:23 23/12/2024
Tuyến đường thủy quan trọng nối Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương này, cho phép tới 14.000 tàu thuyền qua lại mỗi năm, chiếm 2,5% hoạt động giao thương đường biển toàn cầu.
Giới chuyên gia cảnh báo hậu quả nếu Mỹ rút khỏi WHO

Giới chuyên gia cảnh báo hậu quả nếu Mỹ rút khỏi WHO

14:57:11 23/12/2024
Các chuyên gia cho rằng điều này, nếu xảy ra, sẽ gây ra thảm họa cho ngành y tế toàn cầu.
Tai nạn máy bay tại Mexico khiến 7 người tử vong

Tai nạn máy bay tại Mexico khiến 7 người tử vong

14:52:18 23/12/2024
Vụ tai nạn xảy ra tại khu vực rừng rậm hẻo lánh khiến công tác tìm kiếm cứu hộ và vận chuyển nạn nhân ra khỏi hiện trường gặp rất nhiều khó khăn. Nguyên nhân vụ việc đang được điều tra làm rõ.
Khám phá những truyền thống Giáng sinh độc đáo trên thế giới

Khám phá những truyền thống Giáng sinh độc đáo trên thế giới

14:46:50 23/12/2024
Mặc dù Giáng sinh không phải là ngày lễ truyền thống ở Nhật Bản, nhưng từ những năm 1970, nhờ một chiến dịch quảng cáo thành công của KFC, việc thưởng thức gà rán vào dịp này đã trở thành một phong tục phổ biến.

Có thể bạn quan tâm

Điều tra vụ nổ súng tại quán bida trên địa bàn phường 8, TP Vĩnh Long

Điều tra vụ nổ súng tại quán bida trên địa bàn phường 8, TP Vĩnh Long

Pháp luật

18:15:40 23/12/2024
Hình ảnh từ camera cho thấy, nhóm khoảng 5 đối tượng bước ra từ xe ôtô vào quán bida ở Vĩnh Long, rồi bất ngờ xảy ra mâu thuẫn. Hai người trong nhóm này đã nổ nhiều phát súng.
Mẹ sai 2 con đi ăn cắp, bị chủ gói hàng đối chất thì chối tội nhưng câm nín khi xem bằng chứng

Mẹ sai 2 con đi ăn cắp, bị chủ gói hàng đối chất thì chối tội nhưng câm nín khi xem bằng chứng

Netizen

18:15:31 23/12/2024
Sau khi nhận hàng, mở ra và không thấy có gì bên trong, một người phụ nữ tại Malaysia đã kiểm tra camera an ninh thì ngỡ ngàng khi thấy thủ phạm.
Mặc đẹp, sang dễ dàng với cặp đôi áo và chân váy

Mặc đẹp, sang dễ dàng với cặp đôi áo và chân váy

Thời trang

17:30:29 23/12/2024
Những ý tưởng mặc đẹp, sang mùa cuối năm có sự góp mặt của áo sơ mi cổ điển, áo tweed, chân váy dài... mang đến hình ảnh vừa lạ vừa quen.
Mỹ nhân gen Z số 1 showbiz bị đàn anh công khai mỉa mai, nguyên nhân thực sự là gì?

Mỹ nhân gen Z số 1 showbiz bị đàn anh công khai mỉa mai, nguyên nhân thực sự là gì?

Sao châu á

17:26:52 23/12/2024
Byun Ki Soo đăng ảnh Karina và Zico lên nhận giải, bày tỏ sự thất vọng vì ban tổ chức ưu ái cho các ca sĩ nổi tiếng thay vì diễn viên hài.
Hôm nay nấu gì: Bữa tối nhiều món ngon miệng lại ấm cúng

Hôm nay nấu gì: Bữa tối nhiều món ngon miệng lại ấm cúng

Ẩm thực

16:34:16 23/12/2024
Bữa tối nhiều món ngon miệng lại ấm cúng. Cả nhà mà được ngồi quây quần bên mâm cơm nóng hổi, thơm nức này trong mùa đông thì còn gì bằng.
Không thời gian: Hùng và bố căng thẳng

Không thời gian: Hùng và bố căng thẳng

Phim việt

15:47:15 23/12/2024
Trong trích đoạn giới thiệu Không thời gian tập 17, ông Cường (NSND Trung Anh) - bố của Hùng (Duy Khánh) lên đơn vị thăm con trai.
Khánh Vân không tin nổi khi chồng hơn 17 tuổi làm điều này sau hôn lễ

Khánh Vân không tin nổi khi chồng hơn 17 tuổi làm điều này sau hôn lễ

Sao việt

15:44:24 23/12/2024
Khánh Vân cho hay cô không tin nổi khi chồng lần đầu vừa chia sẻ lại viết lên tiếng, vừa trực tiếp phản hồi khi vợ gặp thị phi.
Hai công dân Israel đã tiết lộ những thông tin tình báo gì cho Hezbollah?

Hai công dân Israel đã tiết lộ những thông tin tình báo gì cho Hezbollah?

14:44:01 23/12/2024
Nghi phạm thứ hai là Ta ar Ali, đã chuyển cho Dania các bài báo liên quan đến an ninh của Israel. Cả hai người này đều được yêu cầu liên lạc với một quan chức tình báo cấp cao có tên là Al-Haj .
Hai người tử vong khi va chạm với xe tải tại nút giao cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt

Hai người tử vong khi va chạm với xe tải tại nút giao cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt

Tin nổi bật

14:39:34 23/12/2024
Vụ tai nạn nghiêm trọng xảy ra vào khoảng 22h ngày 22/12 tại nút giao giữa quốc lộ 8 với lối vào cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt thuộc địa phận thôn Quang Chiêm, xã Thanh Bình Thịnh, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh.