Thay đổi thói quen sinh hoạt để giảm triệu chứng phổi tắc nghẽn mãn tính hiệu quả
Phổi tắc nghẽn mãn tính thường dễ xảy ra ở những ai hay hút thuốc lá và người cao tuổi. Bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn và có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm dẫn đến tử vong. Thay đổi thói quen sinh hoạt là cách để giảm triệu chứng phổi tắc nghẽn mãn tính hiệu quả.
Phổi tắc nghẽn mãn tính không thể chữa khỏi hoàn toàn. Bệnh hoàn toàn có thể tái phát và trở nên nặng hơn nếu không có chế độ chăm sóc, sinh hoạt hợp lý. Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc chúng ta cần thiết lập lại lối sống lành mạnh để làm giảm triệu chứng phổi tắc nghẽn mãn tính. Đồng thời giúp làm chậm tiến trình phái triển của bệnh.
1. Thay đổi thói quen để giảm triệu chứng phổi tắc nghẽn mãn tính
Các thói quen xấu sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên nặng nề hơn. Để giảm triệu chứng phổi tắc nghẽn mãn tính bạn có thể cân nhắc một số điều dưới đây.
1.1. Cai thuốc lá, tránh xa khói thuốc
Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là khói thuốc lá. Chất độc hại trong khói thuốc có khả năng oxy hóa mạnh, kích thích phản ứng viêm, phá hủy cấu trúc của phổi, làm suy giảm chức năng hô hấp.
Thuốc lá không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến người hút mà còn ảnh hưởng đến những người xung quanh. Thời gian hút thuốc càng dài, nguy cơ mắc bệnh càng lớn.
Để giảm triệu chứng phổi tắc nghẽn mãn tính việc cai thuốc là bắt buộc. Với nhiều người đây là thói quen khó bỏ. Tuy nhiên, sự tương tác tích cực giữa bệnh nhân với bác sĩ, gia đình và cộng đồng sẽ giúp bạn bỏ thuốc lá dễ dàng hơn.
Video đang HOT
Bỏ thuốc lá là cách giảm triệu chứng phổi tắc nghẽn mãn tính hiệu quả nhất – Ảnh: Internet
1.2. Ngủ đủ giấc
Người bị bệnh COPD thường phải chịu đựng những cơn ho, khạc đờm, khó thở kéo dài dẫn đến tình trạng mệt mỏi quá mức. Tình trạng mất ngủ thường xuyên vào đêm và sáng sớm khiến bệnh tình nghiêm trọng hơn.
Do đó, người bệnh cần những giấc ngủ chất lượng để tăng sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch, giúp cơ thể sẵn sàng chống chọi với bệnh tật.
Một không gian nghỉ ngơi yên tĩnh, thoải mái là điều cần thiết để giảm triệu chứng phổi tắc nghẽn mãn tính cho người bệnh. Vệ sinh phòng ngủ sạch sẽ, thoáng mát, tránh ánh sáng mạnh để người bệnh ngủ sâu hơn.
1.3. Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, không khói bụi, thuốc lá
Môi trường bị ô nhiễm, khói, bụi, chính là những tác nhân gây ra các cơn ho, khó thở cấp. Để giúp người bệnh giảm triệu chứng phổi tắc nghẽn mãn tính tại nhà cần tạo bầu không khí sạch.
Hạn chế tối đa các yếu tố gây bệnh như bụi bẩn, lông thú, khó thuốc,…Dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ bằng máy hút bụi. Tạo không gian sống trong lành cho người bệnh.
1.4. Tạo thói quen tập thể dục mỗi ngày
Thường xuyên tập thể dục giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Người bệnh sẽ cảm thấy khỏe khoắn, thoải mái hơn với các bài tập nhẹ nhàng, đơn giản.
Khuyến khích người bệnh tập thể dục từ 3 – 5 phút mỗi lần và thực hiện nhiều lần trong ngày. Sau đó kéo dài thời gian tập cho người bệnh. Một điều cần lưu ý là nên hạn chế trò chuyện trong quá trình tập luyện. Bởi khi trò chuyện có thể khiến người bệnh thấy khó thở hơn.
Các bài tập nhẹ nhàng giúp giảm triệu chứng phổi tắc nghẽn mãn tính hiệu quả – ẢNh: Internet
2. Thay đổi thói quen ăn uống để giảm triệu chứng phổi tắc nghẽn mãn tính
Bên cạnh các thói quen tập luyện thì chế độ ăn uống cũng rất quan trọng. Những bữa ăn lành mạnh, đầy đủ dinh dưỡng có tác dụng làm giảm triệu chứng phổi tắc nghẽn mãn tính. Bên cạnh việc thực hiện các biện pháp dự phòng, bạn cần lưu ý chế độ dinh dưỡng theo lời khuyên của chuyên gia.
Tìm hiểu kỹ các loại thực phẩm không thích hợp với người bệnh. Các loại thực phẩm gây dị ứng khiến tình trạng ho khan, khó thở ở người bệnh nghiêm trọng hơn. Người bệnh nên kiêng một số thực phẩm như hải sản, các loại rau có tính lạnh, đồ cay. Hạn chế muối và đồ ăn mặn.
Ăn nhiều thực phẩm giàu protein như thịt gà, thịt bò, thịt lợn nạc, các loại đậu, sữa và rau củ có màu sắc tươi sáng.
Bên cạnh các phương pháp trên, để giảm triệu chứng phổi tắc nghẽn mãn tính người bệnh phải hạn chế các hoạt động mất năng lượng. Nên tạo điều kiện tốt nhất cho người bệnh hoạt động dễ dàng.
Ngoài ra người bệnh cần đi khám sức khỏe định kỳ ít nhất 2 lần/ năm. Nhất là trong trường hợp triệu chứng bệnh nặng hơn thường ngày. Thường xuyên liên hệ với bác sĩ để cập nhật tình trạng bệnh và nhận lời khuyên phù hợp nhất.
Cải thiện giấc ngủ cho người cao tuổi
Hỏi: Tôi năm nay 65 tuổi, thường khó ngủ về đêm. Xin hỏi bác sĩ đây có phải là dấu hiệu cánh báo một số loại bệnh hay không? Và tôi cần làm gì để có giấc ngủ sâu? Nguyễn Văn Hậu (đường Nguyễn Chí Thanh, quận Đống Đa, Hà Nội)
Ảnh minh họa
Đáp: Người cao tuổi dễ bị mất ngủ do tuổi tác, sức khỏe, bệnh mạn tính hoặc thói quen sinh hoạt hằng ngày. Có nhiều loại bệnh làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của người cao tuổi, thường gặp nhất là đau nhức xương, khớp (thoái hóa khớp, bệnh gout...). Các loại bệnh về tim mạch cũng làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của người cao tuổi, hay gặp nhất là bệnh tăng huyết áp, thiếu máu cơ tim làm cho người cao tuổi hay bị đau tức ngực, khó chịu; sự lo lắng cũng gây ảnh hưởng nhiều đến giấc ngủ.
Rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi cũng liên quan đến các bệnh về đường hô hấp, nhất là bệnh giãn phế quản, hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính... gây ho nhiều. Càng ho nhiều, người cao tuổi càng khó ngủ. Các bệnh đường hô hấp thường xuất hiện nặng về ban đêm, nhất là lúc có áp thấp nhiệt đới, gió mùa đông bắc, ẩm ướt...
Để có giấc ngủ ngon, người cao tuổi nên tránh những loại nước uống có chất cafein. Nên tránh xa khói thuốc lá (không hút thuốc lá, đồng thời vận động những thành viên trong gia đình và hàng xóm bỏ thuốc lá). Đặc biệt, người cao tuổi không nên uống rượu, bia để tránh làm tổn hại tế bào gan.
Người cao tuổi nên thường xuyên tập thể dục nhẹ nhàng, đi bộ, xoa bóp...; phòng ngủ phải ở nơi yên tĩnh, thoáng mát về mùa hè và ấm áp vào mùa đông. Một lưu ý nữa là chỉ lên giường khi thấy buồn ngủ.
Nếu mất ngủ thường xuyên, người cao tuổi nên gặp bác sĩ chuyên khoa để được khám và tư vấn. Việc tự ý dùng thuốc ngủ, không theo chỉ dẫn của bác sĩ sẽ gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.
Thay đổi lối sống và chế độ ăn như thế nào để ngừa ung thư? 1/3 số bệnh ung thư có thể phòng ngừa, 1/3 có thể chữa khỏi nếu được chẩn đoán sớm và cùng với điều trị chăm sóc hỗ trợ sẽ làm tăng chất lượng sống cho 1/3 số bệnh nhân ung thư còn lại. Hơn 100.000 người Việt chết vì ung thư mỗi năm Ung thư là một nhóm các bệnh liên quan đến...