Thay đổi ‘thói quen cũ’ dạy môn Khoa học tự nhiên
Trước khó khăn chung về đội ngũ, các trường THCS đã chủ động sắp xếp thời khóa biểu để triển khai thuận lợi việc dạy học môn Khoa học tự nhiên.
Cô Mai Thị Lệ Thúy và học trò trong giờ học.
Chủ động thời gian dạy – học
Cô Mai Thị Lệ Thúy, GV Trường THCS Kim Đồng, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình, cho biết: Trong giai đoạn triển khai song song 2 chương trình, việc dạy học môn Khoa học tự nhiên vẫn có những khó khăn nhất định. Một trong số đó là GV có những tuần bị vượt số tiết nhiều so với quy định.
“Trường chúng tôi chủ động từ khâu phân công chuyên môn, dự kiến số tiết/GV/tuần; việc sắp xếp thời khóa biểu dựa trên kế hoạch mà nhà trường đã xây dựng nên không gặp khó khăn. Tổ chuyên môn cũng linh hoạt, chủ động trong sắp xếp thời khóa biểu để GV không bị vượt quá mức số giờ làm việc theo quy định. Đối với học sinh, do nhà trường chủ động dạy theo tiến trình sách giáo khoa nên các em hiểu Khoa học tự nhiên chỉ là 1 môn học.
Ngay từ đầu năm học, học sinh được giới thiệu GV đảm nhiệm từng phân môn nên không bỡ ngỡ. Thời khóa biểu được sắp xếp theo tuần. Cuối mỗi tuần, các GV dạy môn Khoa học tự nhiên sẽ chủ động báo cáo tiết chốt cuối để chuyên môn sắp thời khóa biểu tuần tiếp theo. Bởi vậy cả thầy và trò đều chủ động được thời gian dạy và học” – cô Mai Thị Lệ Thúy cho hay.
Trước khó khăn này, cô Thúy cho biết giải pháp của nhà trường là xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp với tình hình thực tế về đội ngũ, cơ sở vật chất hiện có. Ban giám hiệu phân công 2 GV dạy 1 phân môn/1 khối lớp. Điều này giúp thầy cô có thể giúp đỡ lẫn nhau trong giảng dạy; đồng thời trải đều được số tiết của GV do các phân môn sắp xếp so le nhau ở 2 khối 6, 7.
Trường cũng ưu tiên xây dựng kế hoạch môn học và tổ chức dạy học các nội dung theo đúng thứ tự chủ đề trong sách giáo khoa. Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn nhà trường hàng tuần phải dành một quỹ thời gian nhất định cho việc điều chỉnh thời khóa biểu để phù hợp với tiến độ giảng dạy thực tế gắn với các bộ môn tích hợp.
GV bộ môn nắm bắt thời khóa biểu đã điều chỉnh hàng tuần để thực hiện đúng theo quy định. GV chủ nhiệm cũng nắm bắt và thông báo sớm cho học sinh cập nhật. Cuối mỗi tuần học, nhà trường sẽ thông báo thời khóa biểu của tuần học tiếp theo.
Tại Trường THCS Thụy Trường (Thái Thụy, Thái Bình), thầy Vũ Nho Hoàng – Tổ phó Tổ Khoa học tự nhiên – cũng chia sẻ khó khăn tương tự khi có thời điểm giáo viên đảm nhận nhiều tiết do ngoài dạy môn Khoa học tự nhiên khối 6, 7, thầy cô còn dạy Vật lý, Hóa học, Sinh học theo Chương trình GDPT 2006 với khối 8, 9.
Giải pháp của trường là triển khai để giáo viên nắm bắt đầy đủ nhất các văn bản hướng dẫn của phòng/sở/Bộ GD&ĐT; chú ý xây dựng các kế hoạch giáo dục nhà trường theo hướng dẫn tại Công văn số 2384/BGDĐT-GDTrH của Bộ GD&ĐT. Cụ thể, tổ, nhóm chuyên môn xây dựng kế hoạch giáo dục môn học; rà soát, đối chiếu với các môn học khác nhau để xây dựng chủ đề liên môn. Nhà trường tập hợp kế hoạch giáo dục của tổ, nhóm chuyên môn, xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường một cách tỉ mỉ, cụ thể tới từng tiết, tuần và đồng bộ thống nhất giữa nhà trường – tổ chuyên môn – giáo viên giảng dạy.
Video đang HOT
Ảnh minh họa/ INT
Khắc phục “ thói quen cũ”
Thời điểm này, với việc triển khai dạy học môn Khoa học tự nhiên, cơ bản nhà trường đã phân công GV đảm nhận các mạch nội dung và xếp thời khóa biểu để tổ chức dạy học phù hợp với logic của chương trình, bảo đảm thuận lợi cho GV và học sinh. Việc điều chỉnh số tiết/tuần của các môn học ở lớp khác nhau do cùng một GV đảm nhận ở nhiều trường đã được thực hiện, bảo đảm định mức tiết/tuần của GV theo quy định.
Tại Hà Nam, bà Trần Thị Thu Hiền, Phó Trưởng phòng Giáo dục Trung học – Giáo dục thường xuyên, Sở GD&ĐT, thông tin: Căn cứ kế hoạch dạy học môn học đã được xây dựng theo hướng dẫn của Bộ/sở GĐ&ĐT và căn cứ tình hình đội ngũ giáo viên của nhà trường, hiệu trưởng phân công giáo viên dạy học các phân môn và chủ đề liên môn của chương trình môn học phù hợp với năng lực từng giáo viên.
Đối với chủ đề chung (liên môn), hiệu trưởng phân công giáo viên có năng lực chuyên môn phù hợp dạy. Giáo viên trong tổ/nhóm liên môn bàn bạc thống nhất phân chia nhiêm vụ giảng dạy các chuyên đề ngay từ đầu năm học. Căn cứ thống nhất phân công nhiệm vụ giảng dạy trong nhóm GV liên môn, hiệu trưởng xếp thời khóa biểu lên lớp cho từng GV phù hợp với kế hoạch giáo dục của tổ/nhóm chuyên môn hằng tuần.
“Để bảo đảm chất lượng, GV thực hiện dạy các phân môn/chủ đề phù hợp với chuyên môn được đào tạo. Hằng tuần các tổ nhóm GV liên môn tổ chức hội ý trao đổi, hỗ trợ, cung cấp tài liệu nghiên cứu trước, thống nhất bổ sung nội dung kiến thức liên môn phù hợp để GV giảng dạy trong mỗi chủ đề. Với phương án bố trí phân công chuyên môn như trên, đến thời điểm hiện tại, các trường THCS trên địa bàn tỉnh đều ổn định và yên tâm xây dựng, thực hiện kế hoạch giáo dục nhà trường nói chung, kế hoạch giáo dục môn Khoa học tự nhiên nói riêng” – bà Trần Thị Thu Hiền nhìn nhận.
Bên cạnh đơn vị làm tốt, vẫn có trường xây dựng kế hoạch dạy học các môn học, hoạt động giáo dục theo thói quen cũ, chia đều số tiết của môn học cho 35 tuần, gây khó khăn trong phân công GV đảm nhận các mạch kiến thức. Xếp thời khóa biểu nhiều trường cũng theo lối cũ, thực hiện chu kỳ theo tuần; dẫn tới tình trạng ở các tuần GV đến lượt đảm nhận môn Khoa học tự nhiên thì quá nhiều tiết, trong khi những tuần khác lại có số tiết/tuần ít.
Do khó khăn trong việc xếp thời khóa biểu nên nhiều trường đã phân công cho 3 GV đảm nhận môn Khoa học tự nhiên “bóc ra” dạy song song trong cả năm học. Cách làm này khiến học sinh phải có 3 cuốn vở, trong 1 tuần học 3 – 4 tiết môn Khoa học tự nhiên ở 3 mạch nội dung khác nhau, sử dụng sách giáo khoa đầu – giữa – cuối. Tình trạng này đòi hỏi sớm có giải pháp khắc phục để dạy học môn Khoa học tự nhiên bảo đảm tính khoa học, sư phạm, phù hợp với nội dung môn học.
“Nhà trường cũng đặc biệt chú trọng sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học, nhất là với khối 6, 7 để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho giáo viên; đồng thời đề ra giải pháp cụ thể để tổ chức tốt các hoạt động học tập. Trong 3 GV dạy môn Khoa học tự nhiên của một khối, nhà trường cử ra 1 người phụ trách, tạo thuận lợi trong việc thống nhất chương trình và vào điểm kiểm tra đánh giá” – thầy Vũ Nho Hoàng cho hay.
Hải Phòng linh hoạt phương pháp dạy học môn Khoa học Tự nhiên
Chuyên đề cấp thành phố 'Bồi dưỡng phương pháp giảng dạy môn Khoa học tự nhiên' năm học 2022-2023 tại quận Kiến An đã thể hiện ưu điểm của môn học.
Môn KHTN lớp 7 bài 11: "Thảo luận về sự ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông" do cô giáo Nguyễn Thị Thu Thủy và học sinh lớp 7A Trường THCS Trần Phú thực hiện.
Phòng GD&ĐT quận Kiến An vừa tổ chức thành công Hội thảo chuyên đề "Bồi dưỡng phương pháp giảng dạy môn Khoa học tự nhiên" năm học 2022-2023 tại Trường Trung học cơ sở Trần Phú.
Chuyên đề có 2 tiết dạy. Tiết thứ nhất: Môn KHTN 6 - bài 20: "Sự lớn lên và sinh sản của tế bào" dạy học theo định hướng giáo dục STEM do cô giáo Hoàng Thị Loan và học sinh lớp 6A, Trường THCS Nam Hà thực hiện;
Tiết thứ 2: Môn KHTN lớp 7 bài 11: "Thảo luận về sự ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông" do cô giáo Nguyễn Thị Thu Thủy và học sinh lớp 7A Trường THCS Trần Phú thực hiện.
Với tiết dạy thứ nhất, Cô Loan đã dẫn dắt và hướng cho học sinh phát triển các kĩ năng tự học, giao tiếp và hợp tác thông qua các hoạt động. Thông qua các trò chơi, tình huống giáo viên đã giúp học sinh hình thành kĩ năng giải quyết vấn đề, thảo luận, phản biện.
Cụ thể, học trò được củng cố lại các kiến thức cơ bản: quá trình lớn lên của tế bào, quá trình sinh sản (phân chia) của tế bào và ý nghĩa của sự lớn lên và sinh sản (phân chia) của tế bào. Kiến thức liên môn được cô giáo Hoàng Thị Loan vận dụng như: môn Toán (dùng để tính toán lượng nguyên, vật liệu), môn Mỹ thuật (dùng để vẽ và sử dụng màu vẽ, cắt dán). Điều này làm nổi bật vai trò, sự liên kết các môn học trong giải quyết vấn đề thực tiễn.
Việc tự gieo trồng các loại hạt để nắm bắt được quá trình lớn lên của tế bào, các em hình thành năng lực nhận biết khoa học tự nhiên, vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
Học sinh được học cách giải quyết các vấn đề liên quan đến sức khỏe con người như: bảo vệ sức khỏe, phòng, tránh bệnh ung thư... qua việc vận dụng linh hoạt các phương pháp giáo dục của cô.
Không chỉ hình thành năng lực giao tiếp, hợp tác, học sinh còn hình thành năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: qua việc tạo mô hình sơ đồ đơn giản về quá trình lớn lên và sinh sản của tế bào từ các nguyên vật liệu (giấy thủ công, giấy xốp màu, đất sét, kẹo màu);Qua việc tự gieo trồng các loại hạt để nắm bắt được quá trình lớn lên của tế bào, các em hình thành năng lực nhận biết khoa học tự nhiên, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Điều này giúp trò thêm hào hứng, say mê.
Môn KHTN 6 - bài 20: "Sự lớn lên và sinh sản của tế bào" dạy học theo định hướng giáo dục STEM do cô giáo Hoàng Thị Loan và học sinh lớp 6A, Trường THCS Nam Hà thực hiện.
Tiết dạy của cô giáo Nguyễn Thị Thu Thủy cùng học sinh lớp 7C1 Trường Trung học cơ sở Trần Phú sôi nổi, sinh động. Qua các hình ảnh trực quan và học liệu điện tử, cô trò cùng luận bàn về ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông.Tiết dạy không chỉ cung cấp cho học sinh kiến thức về an toàn giao thông mà còn giúp các em phát triển năng lực tự chủ, tự học; năng lực giao tiếp, hợp tác nhóm; năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo; năng lực sử dụng công nghệ thông tin trong giải quyết một số bài tập trắc nghiệm.
Tiết dạy không chỉ cung cấp cho học sinh kiến thức về an toàn giao thông mà còn giúp các em phát triển năng lực tự chủ, tự học; năng lực giao tiếp, hợp tác nhóm.
Đặc trưng của môn học thể hiện rõ nét khi qua tiết dạy cô Thủy giúp trò hình thành nhận thức khoa học tự nhiên: Nêu được một số ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông; tìm hiểu tự nhiên: đọc và phân biệt được các biển báo an toàn trong giao thông. Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn như tuân thủ các quy tắc an toàn trong tham gia giao thông.
Kết thúc bài học, trò được luyện tập lại kiến thức khi cùng nhau tham gia phần thi "Tuân thủ luật giao thông" và làm bài cá nhân bằng cách kéo thả nhận biết biển báo giao thông qua phần mềm "Liveworksheet" trên điện thoại, máy tính bảng.
Phần luyện tập, học sinh được làm bài cá nhân bằng cách kéo thả nhận biết biển báo giao thông qua phần mềm "Liveworksheet" trên điện thoại, máy tính bảng.
Sau 2 tiết dạy, các đại biểu tham dự hội thảo chuyên đề đã cùng nhau thảo luận về những thuận lợi, khó khăn của phương pháp giảng dạy môn Khoa học tự nhiên.
Các tiết dạy được chuyên viên, lãnh đạo Sở GD&ĐT đánh giá cao. Chuyên đề đã đạt được yêu cầu về phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh. Giáo viên đã áp dụng nhiều phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực như: hoạt động nhóm, dạy học trực quan, giải quyết vấn đề. Bên cạnh đó, cách cô giáo giao nhiệm vụ cho học sinh rất phù hợp, hiệu quả làm bật lên năng lực của học trò. Từ đó, việc đổi mới kiểm tra, đánh giá rất rõ.
Phát biểu tại hội thảo chuyên đề, ông Đỗ Văn Lợi - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hải Phòng nhấn mạnh: Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 có nhiều đổi mới, bộ môn KHTN có vai trò góp phần hình thành, phát triển các phẩm chất, năng lực và phát triển thế giới quan khoa học ở học sinh.
Bộ môn KHTN đóng vai trò chủ đạo trong việc giáo dục học sinh tinh thần khách quan, tình yêu thiên nhiên, tôn trọng các quy luật của thiên nhiên để từ đó biết ứng xử với thiên nhiên phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững xã hội và môi trường. Môn KHTN có 3 phân môn: Vật lý, Hóa học và Sinh học. Hội thảo sẽ giúp các thầy cô giáo đảm nhiệm 2 phân môn thay vì một phân môn như hiện nay tiến tới đảm nhiệm cả 3 phân môn của môn KHTN.
Dạy học môn Khoa học Tự nhiên không thể 'sân ai người đó chơi' Với đặc trưng riêng, hiện nay, đa số trường vẫn phân công từ 2 đến 3 giáo viên phụ trách môn Khoa học tự nhiên. Ứng dụng SGK trong dạy và học là nhiệm vụ của giáo viên. Ảnh minh họa Do đó, việc khai thác, sử dụng sách giáo khoa môn học này cũng có những điểm khác biệt so với môn...