Thay đổi thi tốt nghiệp THPT: Lo nảy sinh tiêu cực
Ngay sau khi Bộ GD-ĐT công bố hai phương án cải tiến kỳ thi tốt nghiệp THPT dự kiến áp dụng từ năm 2014, các giáo viên trực tiếp đứng lớp và học sinh đã có những góp ý rất sát thực.
Phần đông học sinh lớp 12 Trường THPT Lương Thế Vinh (TP.HCM) phấn khởi trước thông tin giảm môn thi tốt nghiệp – Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Ủng hộ 4 môn nhưng xem lại cách tự chọn
Hầu như học sinh nào cũng tỏ ra hồ hởi trước thông tin đổi mới thi tốt nghiệp, đặc biệt là mong muốn Bộ sẽ chọn phương án chỉ thi 4 môn, trong đó 2 môn học sinh được chủ động chọn.
Bảo Ngân, học sinh lớp 12 Trường THPT Yên Hòa, Q.Cầu Giấy, Hà Nội, cho biết: “Dù đã chuẩn bị sẵn tinh thần để thi tốt nghiệp 6 môn nhưng được thi 4 môn mà có 2 môn tự chọn thì em sẽ lựa chọn những môn mà mình có sở trường hơn”.
Nhiều học sinh ở Hà Nội cho biết vẫn sẽ thi môn ngoại ngữ dù trong phương án 1 môn ngoại ngữ chỉ là môn thi để cộng điểm khuyến khích. H.L, học sinh Trường THPT Kim Liên, cho hay: “Vì em thi khối D nên chắc chắn sẽ thi ngoại ngữ để được cộng thêm điểm”.
Xung quanh vấn đề này, bà Phạm Hà Thanh, giáo viên Trường THPT Lê Quý Đôn, Q.Hà Đông, Hà Nội, cho rằng phương án thi 4 môn là vừa phải. Ngày trước chúng tôi cũng chỉ thi có 4 môn mà giáo dục ngày ấy đâu có gì đáng lo ngại về chất lượng đâu.
Ủng hộ việc cho phép học sinh tự chọn hai môn còn lại, ông Vũ Quốc Lịch, giáo viên Trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam, đề xuất nên có quy định khung trong 2 môn đó có một môn thuộc lĩnh vực khoa học xã hội, một lĩnh vực khoa học tự nhiên. Nếu không học sinh sẽ chỉ chọn những môn theo khối thi ĐH mà thôi.
Tranh luận về môn ngoại ngữ
Trong khi số lượng môn thi được sự đồng tình cao thì việc đưa môn ngoại ngữ bắt buộc hay tự chọn hoặc nhiệm ý lại có nhiều ý kiến trái chiều.
Bà Hà Thanh cho rằng: “Tôi rất muốn vẫn thi 4 môn nhưng toán, văn, ngoại ngữ là 3 môn bắt buộc và chỉ có thêm một môn tự chọn thôi”. Bà Thanh cũng nói thêm, nếu chờ đến khi kiểm tra được cả 4 kỹ năng nghe nói đọc viết như Bộ mong muốn thì mới tổ chức thi ngoại ngữ bắt buộc thì không biết bao giờ mới thực hiện được. Ông Ngô Tuấn Anh, nêu quan điểm: “Bỏ thi ngoại ngữ là một bước thụt lùi khi mà chúng ta đã bỏ ra rất nhiều tiền của cho Đề án dạy học ngoại ngữ bắt buộc”. Tuy nhiên, ông Vũ Quốc Lịch lại cho rằng ngoại ngữ là môn học ngày càng thiết yếu với học sinh, học để sử dụng, đi du học, làm việc sau này… nên không lo việc học sinh không học môn đó vì không thi tốt nghiệp THPT.
Băn khoăn mở rộng miễn thi 20%
Nhiều giáo viên cũng tỏ ra khá băn khoăn xung quanh việc Bộ dự kiến mở rộng đối tượng được miễn thi tốt nghiệp THPT và nhấn mạnh tới tỷ lệ không quá 20% ở mỗi địa phương.
Bà Phạm Hà Thanh lo ngại: “Có một thời chúng ta tuyển thẳng học sinh giỏi vào ĐH và đã xảy ra rất nhiều tiêu cực. Nếu lại cho học sinh giỏi được miễn thi tốt nghiệp thì phải có những tiêu chí thật cụ thể, rõ ràng và giám sát chặt chẽ”. Nhiều ý kiến cho rằng có trường đánh giá chặt chẽ, trường lỏng lẻo. Như vậy, quy định cứng 20% sẽ xảy ra hiện tượng ở nơi có chất lượng giáo dục tốt phải chấp nhận bỏ những trường hợp học sinh xứng đáng được miễn, còn địa phương có mặt bằng giáo dục thấp không tránh khỏi có hiện tượng được miễn… vớt.
Cùng quan điểm, ông Vũ Quốc Lịch nói: “Như Trường chuyên Hà Nội – Amsterdam phần lớn là học sinh giỏi, liệu tất cả số đó có được miễn thi tốt nghiệp hay không?”. Vì thế ông Lịch cho rằng nếu có tiêu chí và giám sát chặt chẽ thì hãy để tỷ lệ này phù hợp với chất lượng giáo dục của từng địa phương. Bà Phạm Hà Thanh cũng cho rằng, bản chất của thi tốt nghiệp chỉ đưa ra những yêu cầu tối thiểu nên thay vì miễn thi cho 20% thì Bộ nên tiến tới việc công nhận tốt nghiệp cho học sinh có mức học trung bình trở lên, học sinh có học lực gì thì được công nhận tốt nghiệp loại tương đương. Việc thi cử nên tập trung cho công tác tuyển sinh có chọn lọc.
Video đang HOT
Ý kiến:
Phương án 1 hợp lý hơn
Dù chỉ mới là dự thảo nhưng việc giảm số môn thi tốt nghiệp đúng là một tín hiệu vui cho nhiều học sinh. Theo tôi, nếu Bộ GD-ĐT áp dụng phương án 1 thì sẽ hợp lý hơn và sẽ tạo nhiều điều kiện hơn cho học sinh những vùng còn khó khăn.
Thạc sĩ Hà Thị Kim Sa(Hiệu trưởng Trường THCS-THPT Hồng Hà, Q.Gò Vấp, TP.HCM)
Vui nhưng lo
Việc giảm các môn thi là hợp lý vì trước đây cũng thi có 4 môn mà vẫn tốt nhưng vấn đề băn khoăn là việc Bộ cho học sinh được tự chọn các môn thi. Nếu cho tự chọn, chắc chắn học sinh chỉ học 2 môn văn và toán, cùng với 2 môn thi ĐH. Học sinh không quan tâm, thậm chí không chịu học các môn khác.Lê Thị Thúy Hồng(Phó hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Khuyến, Q.10, TP.HCM)
Học sinh sẽ học lệch
Tôi cảm thấy rất lo vì giảm môn thi chưa chắc đã giảm tải cho học sinh. Nếu cho học sinh tự chọn môn thi, chắc chắn sẽ học lệch. Nếu giảm môn thi và cho học sinh tự chọn thì chẳng khác nào đi ngược lại điều mà chúng ta từng làm, chống học lệch. Hiệu trưởng một trường THPT tại TP.HCM
Nên quyết định sớm
Hai phương án này đều không mới. Phương án 1 trước đây đã thực hiện còn phương án 2 thì tương tự hình thức đang triển khai. Khi Bộ GD- ĐT chưa quyết định bỏ kỳ thi nào, tiếp tục kỳ thi nào thì hiện tại nên nhanh chóng đưa ra phương án cuối cùng để học sinh năm nay yên tâm và ổn định tâm lý.Đỗ Thị Bích Duyên(Hiệu trưởng Trường THPT Lê Quý Đôn, TP.HCM)
Cần có môn ngoại ngữ
Tôi thích phương án 2 có môn ngoại ngữ. Khi chưa thay đổi toàn diện về kỳ thi, tốt nhất là cứ học gì thi nấy và việc công nhận, xếp loại tốt nghiệp nên đánh giá của 3 năm THPT nếu không dễ dẫn đến học sinh học lệch, coi thường môn không thi.Hồ Hoàng Minh(Hiệu trưởng Trường THPT Trí Đức, Q.Tân Phú, TP.HCM)
Ngoại ngữ nên là môn lựa chọn
Phương án 1 với 4 môn thi là vừa phải nhất. Tuy nhiên ngoài 2 môn toán, văn bắt buộc thì nên đưa ngoại ngữ vào các môn để học sinh lựa chọn chứ không nên coi đó là môn khuyến khích. Về tỷ lệ học sinh được miễn thi, để công bằng và chính xác thì phải tổ chức khảo sát kết quả thi của trường trong vòng 5 năm.Võ Anh Dũng(Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong TP.HCM)
Điểm quá trình chỉ một năm là quá ít
Tôi thấy phương án 1 là hợp lý. Trong quy định về công nhận và xếp loại tốt nghiệp thì nếu chỉ lấy điểm trung bình của năm lớp 12 thì quá ít. Đây được coi như là điểm quá trình trong công thức tính thì ít nhất phải xét 2 năm như vậy mới loại bỏ được việc có thể vì thương học trò mà giáo viên đẩy kết quả lên. Hiệu trưởng một trường quốc tế tại TP.HCM
Mong chỉ thi 4 môn
Với áp lực bài vở như hiện nay, việc giảm môn thi là cần thiết. Em thích phương án 1 vì em không thích học môn ngoại ngữ lắm. Em chỉ mong muốn thi những môn mà mình thích học. Vinh Long(lớp 12A2 Trường THPT Bùi Thị Xuân, TP.HCM)
Thích thi môn ngoại ngữ
Giảm môn thi là giảm áp lực nên em rất ủng hộ. Nhưng em mong là thi 3 môn bắt buộc như từ trước tới giờ, nghĩa là Anh văn là môn thi bắt buộc, vì em học rất khá môn này.
Phương Nhung(lớp 12A12, Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, TP.HCM)
Thi ngoại ngữ bắt buộc để học sinh chịu học
Em cho rằng phương án 2 là phù hợp. Vì toán và văn chắc chắn phải bắt buộc học còn môn ngoại ngữ thì rất cần. Vậy thì nên bắt buộc thi ngoại ngữ, để học sinh chịu học.
Huy Tùng(lớp 12D1 Trường THPT Marie Curie, TP.HCM)
Theo TNO
Hai phương án thay đổi thi tốt nghiệp THPT
Áp dụng ngay năm nay nếu dư luận đồng tình
Như Thanh Niên đã thông tin trên số báo ngày 2.1, năm 2014 sẽ thay đổi lớn trong thi tốt nghiệp THPT. Cuối giờ chiều qua (2.1), Bộ GD-ĐT tổ chức họp báo thông báo và lý giải về dự thảo mới nhất phương án thay đổi thi và công nhận tốt nghiệp trong những năm sắp tới.
Học sinh lớp 12 Trường THPT Lương Thế Vinh (Q.1, TP.HCM) - Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Kết quả thi ngoại ngữ như hiện nay là hình thức !
3 tiêu chí được xét miễn thi
Kết quả học tập, rèn luyện của học sinh trong 3 năm học THPT; kết quả các kỳ thi chọn học sinh giỏi các cấp; các kỳ thi sáng tạo khoa học - kỹ thuật, các cuộc thi trí tuệ dành cho học sinh THPT được tổ chức ở cấp quốc gia, quốc tế. Việc công nhận và xếp loại tốt nghiệp THPT cũng có sự thay đổi đáng kể. Cụ thể, điểm trung bình các bài thi và điểm trung bình cả năm học sẽ có giá trị tương đương nhau (50-50); cộng thêm điểm khuyến khích (nếu có). Tuy nhiên, xếp loại tốt nghiệp (giỏi, khá, trung bình) sẽ không tính điểm khuyến khích.
Trước băn khoăn của nhiều người cho rằng tại sao ngoại ngữ chỉ là môn thi tính điểm khuyến khích, ông Nguyễn Vinh Hiển, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, giải thích: "Sắp tới trong chương trình mới và như Đề án dạy học ngoại ngữ bắt buộc đã được triển khai từ lớp 3 thì điều mà Bộ muốn hướng tới không phải dạy học ngoại ngữ như hiện nay, không phải dạy ngữ pháp là chính là phải theo năng lực giao tiếp, nghe nói đọc viết được". Theo ông Hiển, cách thi tốt nghiệp và điều kiện thi tốt nghiệp THPT như hiện nay thì không đánh giá được năng lực giao tiếp như mong muốn mà Bộ đang hướng tới ở trên. "Chính vì vậy, chúng tôi cũng không muốn thi ngoại ngữ bắt buộc mà chỉ dẫn tới một kết quả hình thức", ông Hiển khẳng định.
Địa phương chịu trách nhiệm nếu xảy ra tiêu cực
Trong dự thảo, Bộ có bổ sung đối tượng được miễn thi nhưng giới hạn ở tỷ lệ không quá 20% học sinh của toàn tỉnh. Giải thích về con số này, ông Hiển cho biết: "Ở đây căn cứ vào thực tế những năm trước khi thi tốt nghiệp thì thường có khoảng hơn 20% học sinh đạt loại tốt nghiệp khá giỏi. Để chặt chẽ hơn thì Bộ lấy ít hơn số đó, con số này cũng có thể xem xét và điều chỉnh sau". Ông Hiển nói thêm: "Chúng tôi biết rằng chắc chắn số này thi thì sẽ đỗ nên miễn để học sinh đỡ phải thi và về mặt tổ chức cũng giảm được ít nhất là 20% số đề thi, số giám thị, số phòng thi...".
Tuy nhiên dư luận lo ngại là có khả năng xảy ra tiêu cực nếu cho phép miễn thi và tính điểm học lực trung bình năm lớp 12 khi mà chất lượng giáo dục các nơi thì khác nhau. Ông Hiển cũng cho biết việc lựa chọn đối tượng miễn thi sẽ quy trách nhiệm cho các địa phương, của các trường. "Sẽ quy rõ trách nhiệm của cá nhân và tập thể nếu để xảy ra sai sót, tiêu cực. Bộ chỉ đưa ra các tiêu chí chứ không thể đến từng trường để chỉ định học sinh nào được miễn thi", ông Hiển nhấn mạnh.
Có khả năng môn nào thì chú trọng môn đó
Theo dự thảo, thí sinh sẽ thi 4 môn trong đó có 2 môn tự chọn. Dư luận cũng lo ngại điều này sẽ dẫn đến việc học lệch. Ông Hiển cho biết thực tế học sinh vẫn học lệch kể cả đến cuối tháng 3 mới công bố môn thi như quy định hiện hành. "Nếu học lệch một cách chính đáng cũng là điều tốt, tức là đảm bảo có đủ kiến thức ở tất cả các môn một cách tối thiểu rồi sau đó học sinh yêu thích và có khả năng ở môn nào thì sẽ chú trọng hơn ở môn đó. Đây cũng là một trong những mục tiêu dạy học phân hóa mà Bộ đang mong muốn hướng tới ở bậc THPT. Hơn nữa, theo dự thảo, việc xét tốt nghiệp còn căn cứ tới 50% vào kết quả học lực của năm học lớp 12, nghĩa là tất cả các môn đều được tham gia vào xét tốt nghiệp chứ Bộ không bỏ môn nào cả", ông Hiển giải thích thêm.
Ông Nguyễn Vinh Hiển cho biết nếu được dư luận đồng tình thì có thể áp dụng ngay trong năm nay 2014. Phương án được thông qua sẽ áp dụng ổn định đến năm đầu tiên học sinh hoàn thành lớp 12 theo chương trình, sách giáo khoa mới. Cũng theo ông Hiển học sinh cũng không ì đột ngột vì yêu cầu về nội dung thi cũng nằm trong chuẩn kiến thức kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông chứ không có gì thay đổi về mức độ yêu cầu. Chỉ có phương án chọn môn thi khác thôi còn cách thức thi vẫn như vậy.
Công nhận và xếp loại tốt nghiệp Dựa thảo đưa ra việc công nhận và xếp loại tốt nghiệp được thực hiện theo quy chế thi. Điểm xét và công nhận tốt nghiệp được xác định như sau:
Về số môn thi
Dự thảo mới nhất được công bố hôm qua (2.1) đưa ra 2 phương án về việc thay đổi số môn thi tốt nghiệp.
Phương án 1: Thi 4 môn, gồm: 2 môn thi bắt buộc là toán và ngữ văn; 2 môn do thí sinh tự chọn trong số các môn: vật lý, hóa học, sinh học, địa lý và lịch sử. Ngoại ngữ là môn khuyến khích. Học sinh có thể đăng ký thi môn ngoại ngữ (đề ra theo chương trình 7 năm hiện hành) để được cộng điểm khuyến khích vào điểm xét tốt nghiệp. Dự kiến bài thi môn ngoại ngữ đạt 9 trở lên được cộng 2 điểm; 7 trở lên được cộng 1,5 điểm; 5 trở lên được cộng 1 điểm.
Phương án 2: Thi 5 môn, gồm: 3 môn thi bắt buộc: toán, ngữ văn và ngoại ngữ; 2 môn do thí sinh tự chọn trong số các môn: vật lý, hóa học, sinh học, địa lý và lịch sử. Với môn ngoại ngữ, thí sinh giáo dục thường xuyên và giáo dục THPT không theo học hết chương trình hiện hành hoặc có khó khăn về điều kiện dạy học sẽ được tự chọn một môn thi thay thế trong số các môn: vật lý, hóa học, sinh học, địa lý và lịch sử sao cho không trùng với 2 môn tự chọn nói trên.
Theo TNO
Thứ trưởng GD: 'Nên thi tốt nghiệp 4 môn' Mặc dù Bộ GD - ĐT đưa ra hai phương án thi tốt nghiệp THPT, nhưng Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển lại bày tỏ quan điểm nghiêng về cách tổ chức thi 4 môn. Trong buổi họp báo công bố dự thảo về thay đổi thi và đánh giá tốt nghiệp THPT chiều 2/1, Thứ trưởng Bộ GD - ĐT Nguyễn Vinh Hiển...