Thay đổi môi trường giáo dục để hơn 16 triệu học sinh được hạnh phúc
Để góp phần phát triển tài nguyên con người, đòi hỏi chúng ta phải thay đổi môi trường giáo dục, biến trường học thực sự trở thành môi trường truyền cảm hứng, hạnh phúc của học sinh.
Ước mơ về những ngôi trường hạnh phúc
Nhìn lại thế hệ 7X trở về trước ở Việt Nam (thế hệ được sinh ra ngay thời điểm đầu giải phóng và trong chiến tranh), khi đất nước còn nghèo làn, lạc hậu, kinh tế gia đình bữa nay lo bữa mai thì được đến trường là niềm hạnh phúc lớn lao, là giấc mơ không phải đứa trẻ nào cũng chạm được tay vào. Còn giờ đây, khi đời sống khá giả, xã hội phát triển, giáo dục được chú trọng và đầu tư không ngừng thì lại xuất hiện nghịch lý: Không ít học sinh không muốn đến trường, coi trường học là “cực hình”, từ đó nảy sinh suy nghĩ cùng những hành động tiêu cực, học kiểu đối phó với thầy cô, cha mẹ.
Phải chăng, môi trường giáo dục đang có nhiều vấn đề đòi hỏi chúng ta cần nghiêm túc nhìn nhận, tư duy và thay đổi mới có thể “kéo” học sinh đến trường với một niềm hân hoan, say mê trau dồi, sáng tạo? Để góp phần phát triển tài nguyên con người, đòi hỏi chúng ta phải thay đổi môi trường giáo dục, biến trường học thực sự trở thành môi trường truyền cảm hứng, hạnh phúc của học sinh.
Xây dựng trường học thực sự trở thành môi trường truyền cảm hứng, hạnh phúc của học sinh là ước mơ của chúng ta
Về vấn đề này, là người đứng đầu một trường tiểu học ở Thạch Đài, Hà Tĩnh, cô Trần Thị Dung trăn trở: Bấy lâu nay, tôi luôn ấp ủ mong muốn xây dựng ngôi trường nơi mình đang công tác trở thành một ngôi trường hạnh phúc đúng nghĩa cho các em học sinh. Tôi đã cố gắng thay đổi từng chi tiết nhỏ nhất từ bản thân mình và lan tỏa cho đội ngũ các thầy cô giáo. Song tôi vẫn chưa có được những hướng dẫn cụ thể, tôi chỉ mới được đọc một số tài liệu và một lần được nghe giảng về trường học hạnh phúc. Một cá nhân không thể thay đổi môi trường nhưng với sự quyết tâm của cả hệ thống những người đứng đầu nhà trường, chúng ta sẽ có những thành công.
Trong bối cảnh ngành giáo dục Việt Nam đang phải đương đầu với nhiều thách thức, đã có rất nhiều hiệu trưởng, giáo viên tại Việt Nam tìm kiếm những cách thức và giải pháp để giảm bớt áp lực trong nhà trường, hỗ trợ giải quyết vấn đề bạo lực học đường, hướng tới xây dựng môi trường học tập an toàn, yêu thương, tôn trọng. Và hơn bao giờ, cụm từ “Trường học hạnh phúc” trở thành một chủ đề được các nhà trường quan tâm và mong muốn tìm hiểu, học tập, vận dụng.
Chú trọng các giá trị đạo đức hơn điểm số
Với mong muốn thay đổi từ chính người đứng đầu để chung tay xây dựng lên một môi trường giáo dục hạnh phúc, với chủ đề “Chọn yêu thương – Chọn hạnh phúc”, hội thảo “Thay đổi Vì một trường học hạnh phúc” với sự hội tụ của 426 thành viên là hiệu trưởng của các trường học từ bậc mầm non đến THPT trên cả nước được tổ chức tại Đà Nẵng trong hai ngày 24-25/9/2022.
Với vai trò là người dẫn dắt thay đổi từ các hiệu trưởng, giáo sư Peck Cho (Đại học Korea, cố vấn giáo dục của chính phủ Hàn Quốc, chuyên gia tâm lý giáo dục và tạo dựng hạnh phúc) cho biết, đến với hội thảo, ông mong muốn sẽ có thể cho các vị hiệu trưởng thấy họ có thể thực sự làm điều gì ở chính ngôi trường của mình. “Tôi muốn để các vị hiệu trưởng thấy việc thiết kế khung chương trình là chưa đủ. Giáo viên cần thiết kế “trải nghiệm giáo dục”. Việc khung chương trình được thiết kế tập trung vào việc dạy cái gì nhưng trải nghiệm giáo dục là cách dạy học để học sinh được chủ động tham gia, được tạo động lực và được sáng tạo”, giáo sư Peck Cho nói.
“Kiến thức học thuật là quan trọng nhưng trong thời đại của AI, điều đó là chưa đủ; chúng ta cần các kỹ năng xã hội, kỹ năng cảm xúc, sáng tạo, khả năng làm việc nhóm và sáng tạo. Không cái nào trong số này có thể dễ dàng được kiểm tra trong các kỳ thi truyền thống chủ yếu đánh giá trí nhớ, thông tin và tư duy logic. Giáo viên và học sinh không nên tập trung quá nhiều vào việc vượt qua các kỳ thi mà hãy dạy và học các kỹ năng và năng lực mà thế hệ sau sẽ cần để trở thành những người tốt, những công dân gắn bó và những chuyên gia sáng tạo”
Video đang HOT
426 hiệu trưởng các trường bậc mầm non đến THPT, đến từ 50 tỉnh/thành trên cả nước cùng thảo luận tìm giải pháp với mong muốn thay đổi, xây dựng môi trường giáo dục hạnh phúc
Góp mặt để chia sẻ kinh nghiệm với 426 hiệu trưởng các trường từ bậc mầm non đến THPT, giáo sư Hà Vĩnh Thọ (người Pháp gốc Việt – người sáng lập Học viện Eurasia vì Hạnh Phúc & An Lạc, nguyên Giám đốc Chương trình của Trung tâm Tổng Hạnh phúc Quốc gia ở Bhutan) thừa nhận, hành trình xây dựng lại niềm hạnh phúc của người giáo viên trong việc giảng dạy sẽ không dễ dàng, thậm chí có rất nhiều rào cản xung quanh.
Ông nhấn mạnh: “Chúng ta nên chú ý để không nhầm lẫn sự hạnh phúc với thú vui hời hợt và ngăn cản sự theo đuổi ích kỷ của sự ham mê vị kỷ cá nhân. Mối nguy hiểm đã hiện hữu khi những bạn trẻ đang lớn lên trong thời đại của internet và mạng xã hội, khi những người xung quanh tìm kiếm sự thỏa mãn tức thì mà không yêu cầu, và chúng tôi đi ngược với những xu hướng này. Điều quan trọng là họ phải hiểu rằng hạnh phúc của chính họ đi liền với hạnh phúc của người khác, của xã hội và của lợi ích chung. Do đó, trường học hạnh phúc nên chú trọng nhiều đến các giá trị đạo đức.
Quyết tâm của những người đứng đầu
Trường học Hạnh phúc (Happy Schools) là chương trình đào tạo dành cho giáo viên nhằm trang bị sự hiểu biết, kiến thức, kỹ năng giúp họ chú ý chăm sóc sự hạnh phúc và sức khỏe của tất cả học sinh. Nó mở rộng phạm vi nhận thức của giáo viên, bao gồm cả sức khỏe tinh thần và tình cảm của trẻ em. Chỉ khi học sinh cảm thấy an toàn về cảm xúc, được xã hội chấp nhận và hòa nhập, chúng mới có thể phát huy tiềm năng của mình, học hỏi và phát triển toàn diện.
Ông Vũ Minh Đức, Cục trưởng Cục Nhà giáo, Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ ra vấn đề cốt lõi trong thay đổi để tạo ra những trường học hạnh phúc chính là vai trò người đừng đầu. Theo ông Đức, hiệu trưởng là người sẽ là tạo ra ngôi trường ở đó giáo viên, học sinh được sáng tạo, được tôn trọng. Cả nước hiện có gần 30.000 hiệu trưởng trường phổ thông, khi hiệu trưởng hạnh phúc sẽ tạo ra môi trường tốt cho hơn 800.000 giáo viên phổ thông, giáo viên sẽ tạo hạnh phúc cho trên 16 triệu học sinh, học sinh hạnh phúc sẽ lan tỏa tới phụ huynh, cứ như thế điều tốt, điều thiện sẽ tăng lên và lan tỏa trong xã hội.
“Chúng ta cần chung tay xây dựng ngôi trường mà ở đó là nơi không có bạo lực học đường, không có hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo, không có những hành xử xúc phạm danh dự, nhân phẩm, thân thể nhà giáo và học sinh. Là nơi mà thầy cô và học sinh vui sống trong sẻ chia, cảm thông và yêu thương nhau. Đồng thời, nơi đó cũng là mái nhà chung mà mỗi ngày giáo viên và học sinh đến trường là một niềm hạnh phúc.
Với các thầy giáo cô giáo không chỉ dạy cho các em về kiến thức văn hóa, mà còn dạy cho các em về đạo đức làm người, có lối sống lành mạnh, tích cực, biết quan tâm chia sẻ và giúp đỡ mọi người….” , thầy Ngô Phi Công, Hiệu trưởng Trường THPT Bắc Trà Mi, Quảng Nam thẳng thắn chia sẻ quan điểm về một môi trường giáo giục hạnh phúc.
Đại biểu là hiệu trưởng các trường từ bậc mầm non đến THPT tham dự hội thảo “Thay đổi Vì một trường học Hạnh phúc”
Là một hiệu trưởng, cô Nguyễn Thị Nga, trường Liên cấp Trung học và Trung học cơ sở Trần Quốc Toản (tỉnh Bắc Ninh) luôn đặt ra cho mình câu hỏi: Hiệu trưởng cần thay đổi như thế nào và phải làm những gì để giáo viên của mình yêu thích, tâm huyết, say sưa với nghề, yêu thương và tôn trọng học trò như con của mình? Làm thế nào để học trò của mình cứ muốn đến trường học, nhìn thấy thầy cô, bạn bè là thấy niềm vui và hạnh phúc? Chính những lý do đó khiến cô luôn trăn trở, không ngừng tìm cơ hội để được học hỏi và thay đổi chính mình, từ đó lan toả đến tập thể và học sinh của mình.
Góp mặt cùng 426 đồng nghiệp là lãnh đạo của các trường học trên cả nước với mục tiêu thay đổi, xây dựng môi trường giáo giục hạnh phúc, cô giáo Nguyễn Thị Thanh Tâm, Trường Tiểu học Đức Đồng, Đức Thọ, Hà Tĩnh cho hay, môi trường giáo dục luôn thôi thúc cô hướng tới đó là một ngôi trường mà ở đó, thầy cô luôn có sự say mê trong mỗi hoạt động, mỗi giờ học để thực sư là người truyền cảm hứng.
Hiệu trưởng vừa là người truyền cảm hứng vừa là người giữ cho ngọn lửa đam mê đó ngày một sáng lên trong tim và trên từng nụ cười của thầy cô, của học sinh. Mỗi thành viên trong ngôi trường sẽ tự thay đổi tích cực từ chính nhu cầu của bản thân và cảm nhận rõ “ thế giới thay đổi khi ta thay đổi”. “Ngôi trường hạnh phúc sẽ được xây nên từ những điều giản dị, dễ hiểu, dễ làm mỗi ngày để bồi đắp nên những tâm hồn đẹp biết ước mơ, thực hiện ước mơ và luôn sống đẹp”, cô Tâm bày tỏ.
Thật sự nguy hại nếu học sinh mới lớp 3 làm cán bộ lớp được phạt bạn bằng roi
Giáo dục không thể dùng một đứa trẻ để trị những đứa trẻ khác, không thể cho phép và khuyến khích hành động dùng bạo lực với bạn bè ngay trong môi trường giáo dục
Thông tin ba học sinh lớp 3 của Trường Tiểu học Ngũ Đoan (huyện Kiến Thuỵ, Hải Phòng) bị cô giáo đánh tím mông được người nhà chia sẻ trên facebook đã gây bức xúc trong dư luận xã hội.
Cụ thể, nick T.Đ đã chia sẻ trên trang cá nhân facebook bày tỏ sự phẫn nộ khi em trai đang học tại lớp 3E Trường Tiểu học Ngũ Đoan và 2 bạn cùng lớp do không làm đủ bài tập về nhà nên bị cô giáo chủ nhiệm tên V.T.H dùng thước gỗ đánh.
Ba học sinh đều bị bầm tím vùng mông (Ảnh: GĐCC)
Người này nêu thông tin cho rằng các em bị đánh 70 roi vào vùng mông. Bất ngờ hơn, cô giáo H. phủ nhận việc đánh học sinh và cho biết các cháu bị ban cán sự của lớp đánh.
Và, chính nhà trường cũng khẳng định không phải do cô giáo mà các bạn trong ban cán sự lớp đánh ba học sinh trên.
"Cô giáo có quy định bạn nào không hoàn thành quá nửa số bài tập về nhà sẽ bị đánh đòn nên ban cán sự lớp vụt bạn tím mông chứ không phải cô giáo đánh như phản ánh trên facebook".
Hiện nhà trường đang triệu tập các cháu để làm rõ là bạn nào đánh, nhận lệnh của ai, đánh bao nhiêu roi và hình thức đánh như thế nào. Chúng tôi đang hoàn thiện biên bản để báo cáo ngành, địa phương và các cơ quan liên quan" Ban giám hiệu nhà trường cho biết. [1]
Một cách dạy phản khoa học và làm hư lớp trẻ
Nếu là cô giáo phạt học sinh tím mông vì không làm bài tập cũng thật sự đáng trách nhưng hành động ấy của cô phần nào có thể cảm thông được. Bởi, có thể cô giáo bị ảnh hưởng bởi tư tưởng giáo dục cũ, vì muốn học sinh nhanh tiến bộ mà không kìm được sự nổi nóng của mình.
Còn nếu như "Cô giáo có quy định bạn nào không hoàn thành quá nửa số bài tập về nhà sẽ bị đánh đòn nên ban cán sự lớp vụt bạn tím mông" chắc chắn sẽ gây phẫn nộ cho mọi người bởi cách giáo dục này hoàn toàn phản khoa học.
Giáo dục không thể dùng một đứa trẻ để trị những đứa trẻ khác, không thể cho phép và khuyến khích những hành động dùng bạo lực với bạn bè ngay trong môi trường giáo dục.
Cũng chỉ là những đứa trẻ bỗng chốc được giao một trọng trách quá lớn mà theo cách nói của người lớn là "có quyền sinh sát trong tay". Các bé được quyền kiểm tra bài của bạn, được to tiếng nạt nộ, được quyền truy vấn, được dùng cả vũ lực với bạn khi bạn chưa làm bài thì quả thật đáng lo ngại thật.
Đánh bạn đến 70 roi thì thật là khủng khiếp. Nếu không có sự "bảo kê" từ thầy cô, không được "bật đèn xanh" thì có đứa trẻ nào dám đánh bạn như thế hay không?
Liệu đây có phải là lần đầu tiên đánh bạn? Hay đã từng đánh nhiều lần nhưng chưa bị phản ứng? Chỉ vì muốn học sinh làm bài tập, việc giao quyền kiểm tra và xử lý học sinh chưa thực hiện nhiệm vụ, chính giáo viên đã biến những đứa trẻ vô tư trong sáng thành "hung thần" thành "la sát" trong mắt bạn bè.
Điều cô đạt được chỉ một nhưng điều mất mát lại gấp nhiều lần như thế. Cái mất mát lớn nhất là tư cách của những đứa trẻ trở nên hung hãn hơn, thích dùng vũ lực với người khác. Cứ thế, lớn lên các bé sẽ thế nào?
Dùng học sinh trị học sinh không còn là hiện tượng cá biệt
Trong thực tế, chuyện giáo viên dùng học sinh để trị học sinh không còn là hiện tượng cá biệt. Để giúp thầy cô quản lý lớp tốt ngay cả thời gian giáo viên không có giờ dạy không ít thầy cô đã bỏ công sức xây dựng và huấn luyện cho mình một dàn cán sự năng động có uy với bạn bè.
Các em sẽ theo dõi các bạn trong lớp bất kể lúc nào, từ giờ học đến giờ chơi. Vì có quyền, có sự "bảo kê" của giáo viên nên những học sinh này thường lấn át bạn bè trong lớp.
Nếu không ưng điều gì từ bạn, không vừa mắt ai, tất tật những hành động cùng lời nói của người đó cũng được ghi vào sổ theo hướng "có tội".
Thường thì thầy cô rất tin tưởng vào đội ngũ cán sự của mình. Vì thế, cán sự nói gì giáo viên cũng tin. Học sinh nào bị lọt vào "sổ thiên tào" xem như sẽ bị thầy cô quở phạt. Bởi thế, học sinh thường sợ những bạn cán sự lớp một phép.
Sợ thì phải tính kế, không ít học sinh vì muốn được bỏ qua những vi phạm hoặc để không bị làm khó thường mua chuộc, lấy lòng cán sự lớp.
Thấy mình quan trọng, quyền uy trước mắt bạn bè nên không ít cán sự lớp tỏ ra oai phong, lấn lướt các bạn cùng trang lứa. Và như thế, nạn bạo lực học được cũng được nảy nòi, xuất phát từ đây. Một cách giáo dục sai nhưng không phải giáo viên nào cũng nhìn thấy được.
Trở lại sự việc học sinh Trường Tiểu học Ngũ Đoan bị đánh bầm mông, sau khi làm rõ là bạn nào đánh, nhận lệnh của ai, đánh bao nhiêu roi và hình thức đánh như thế nào, những thầy cô giáo đang sử dụng hình thức "dùng học sinh trị học sinh" cần rút ra cho mình một bài học sâu sắc trong việc giáo dục nhân cách cho các em.
(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.
Gìn giữ văn hóa dân tộc góp phần giáo dục đạo đức học sinh Cùng với dạy chữ, công tác giáo dục dân tộc được trường phổ thông DTBT THCS Bản Phùng đẩy mạnh, hướng đến giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh. Học sinh tìm hiểu văn hóa dân tộc trong phòng truyền thống. Đẩy mạnh giáo dục dân tộc Bản Phùng, xã Thanh Bình cách trung tâm thị xã Sapa trên 30 km....