Thay đổi lớn về năng lực đội ngũ giảng viên sư phạm chủ chốt
Sau 3 năm tham gia Chương trình Phát triển các trường Sư phạm để nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở GD phổ thông, năng lực các giảng viên sư phạm (SP) chủ chốt đã có những thay đổi lớn.
Năng lực của giảng viên sư phạm được nâng cao sau 3 năm tham gia Chương trình ETEP.
Năng lực các trường ĐHSP chủ chốt (LTTUs) được đánh giá bằng Bộ chỉ số phát triển trường ĐHSP (TEIDI). Năm 2017, các trường ĐHSP chủ chốt đã đánh giá cơ sở, xác định năng lực của từng trường làm cơ sở xây dựng Thỏa thuận thực hiện Chương trình ETEP (PA) trong đó có chiến lược phát triển nhà trường.
Sau 3 năm thực hiện Chương trình ETEP, năng lực của các trường đã được đánh giá vào năm 2019 và 2020. Năng lực LTTUs cải thiện rõ rệt, điểm đánh giá bảo đảm với cam kết của nhà trường được thể hiện trong PA, trong đó có sự thay đổi to lớn về năng lực của đội ngũ giảng viên SP chủ chốt.
Hệ giá trị cho đội ngũ giảng viên chủ chốt
Nhận định của PGS. TS Nguyễn Vũ Bích Hiền – Phó Hiệu trưởng Trường ĐHSP Hà Nội, thực hiện chương trình ETEP, năng lực của giảng viên sư phạm được nâng cao.
Điều này thể hiện trước hết ở năng lực phát triển chương trình đào tạo theo chuẩn quốc tế; năng lực biên soạn, phát triển tài liệu hướng dẫn cho giáo viên phổ thông về chương trình; hình thành và phát triển năng lực của giáo viên phổ thông đáp ứng được yêu cầu của Chương trình GDPT 2018.
Trước khi tập huấn cho giáo viên phổ thông cốt cán, các giảng viên cần được tập huấn. Bản thân các giảng viên cũng được bồi dưỡng, nâng cao năng lực trong phương pháp, kỹ thuật giảng dạy thông qua các khóa tập huấn với các chuyên gia quốc tế.
Cùng năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong biên soạn học liệu và giảng dạy trên hệ thống quản lí học tập, giảng viên còn được tăng cường năng lực nghiên cứu khoa học qua một số nhiệm vụ nghiên cứu trong ETEP. Theo đó, số lượng công bố của giảng viên tăng; cơ hội trao đổi chuyên môn với các chuyên gia quốc tế nhiều hơn.
Tại Trường ĐHSP – ĐH Huế, quá trình tham gia Chương trình ETEP, cùng sự phát triển nhà trường và xu thế mới phát triển giáo dục, sứ mạng, tầm nhìn của Trường đã có thay đổi phù hợp; hướng đến trở thành một trong ba trường SP trọng điểm của cả nước.
TS Nguyễn Đăng Độ – Quyền Trưởng phòng Khảo thí và Bảo đảm chất lượng giáo dục, Trường ĐH SP, ĐH Huế – khẳng định nhiều kết quả của nhà trường sau 3 năm tham gia ETEP. Trong đó có việc khởi sắc về công tác kiểm định chất lượng; thay đổi tích cực về chương trình đào tạo; chất lượng công tác nghiên cứu khoa học được nâng cao; trang bị đầy đủ, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học…
Video đang HOT
TS Nguyễn Đăng Độ cũng nhấn mạnh đến kết quả về năng lực đội ngũ cán bộ nhà trường ngày càng được nâng cao thông qua các đợt tập huấn, phát triển chương trình, xây dựng chương trình, xây dựng chuẩn đầu ra do Ban Quản lý Chương trình ETEP, các trường trong thành viên ETEP tổ chức.
Đặc biệt, tham gia bồi dưỡng giáo viên giúp năng lực giảng dạy của giảng viên được nâng cao. Các giảng viên khi tham gia tập huấn cho giáo viên phổ thông cũng có thêm kinh nghiệm, kiến thức để vận dụng vào giảng dạy ở trường ĐH; tăng hiệu quả, chất lượng giảng dạy, chất lượng đào tạo của nhà trường.
“Trường đã tham gia xây dựng, phát triển tài liệu mô đun 4 và mô đun 7 do Bộ GD&ĐT chỉ định. Thông qua hoạt động biên soạn tài liệu cũng giúp nâng cao năng lực của giảng viên.
Hiện nay, nhà trường đang hướng đến xây dựng trường ĐH số, nên tất cả các hoạt động phục vụ giảng dạy, nghiên cứu đã được tiến hành xây dựng các phần mềm phục vụ công tác quản lý, hỗ trợ học tập của sinh viên ngày càng thuận lợi như: phần mềm đào tạo phần mềm đảm bảo chất lượng, phần mềm đăng ký môn học, nghiên cứu khoa học… Trong thời gian tới, phấn đấu thực hiện tất cả các hoạt động gắn với phần mềm điện tử.” – TS Nguyễn Đăng Độ cho hay.
Nhiều bước tiến vượt bậc của các trường sư phạm sau khi tham gia Chương trình ETEP.
Giải pháp tiếp tục nâng cao năng lực giảng viên SP chủ chốt
Khẳng định của PGS.TS Trần Xuân Bách, Phó Hiệu trưởng Trường ĐHSP (ĐH Đà Nẵng), nhà trường đa co bươc tiên vươt bâc trong nhưng năm tham gia chương trinh ETEP. Trong đó, điểm nhấn nổi bật là hoàn thành vượt chỉ tiêu được giao (141,4%; 124,6%; 121,5%) trong thỏa thuận hợp tác (PA) ở cả 3 mô đun bôi dương giao viên phô thông côt can thưc hiên chương trinh giao duc phô thông năm 2018.
Tư kêt qua phat triên đôi ngu giang viên trong thơi gian vưa qua, PGS.TS Trần Xuân Bách cho biết: Trường ĐHSP (ĐH Đà Nẵng) tiêp tuc co những giải pháp phát triển năng lực giảng viên SP chủ chốt và giảng viên quản lý giáo dục chủ chốt.
Theo đó, ra soat, tai câu truc lai đôi ngu giang viên hiên co, tâp trung cho cac nganh co nhu câu đao tao va bôi dương giao viên lơn như nganh giao duc tiêu hoc, giao duc mâm non va giao duc nghê thuât.
Thu hut giang viên co trinh đô cao tư cac trương ĐH khac vê trương, đông thơi tuyên dung giang viên tre co trinh đô va năng lưc tôt. Nha trương xây dưng kê hoach tuyên dung tư 30-40 giang viên hang năm, đê đap ưng yêu câu tăng quy mô đao tao va bôi dương.
Trường cũng cư giang viên sư pham chu chôt tham gia cac hôi thao tâp huân vê công tac phat triên chương trinh, phat triên tai liêu bôi dương; trao đôi, chia se kinh nghiêm đao tao va bôi dương vơi cac trương sư pham chu chôt trong ca nươc.
Trường ĐHSP (ĐH Đà Nẵng) đồng thời triên khai kê hoach đao tao nâng cao trinh đô cua đội ngu giang viên. “Trong nhưng năm qua, sư gia tăng ty lê giang viên co trinh đô tiên si tư 25% năm 2015 lên 45% năm 2021 la sư phat triên manh me cua cơ sơ đao tao con nhiêu kho khăn cua khu vưc miên Trung. Thơi gian tơi, theo lô trinh đên năm 2025, Trương phân đâu đat giàng viên có trình độ tiến sĩ đạt 60%.
Nhà trường cũng co chinh sach hơp ly đôi vơi sư đong gop cua tưng giang viên, xây dựng môi trường SP lành mạnh; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ viên chức toàn trường. Phấn đấu nguồn thu nhập của giang viên va ngươi lao đông hàng năm tăng từ 7% trở lên.” – PGS.TS Trần Xuân Bách thông tin.
Với Trường ĐHSP Hà Nội, PGS.TS Nguyễn Vũ Bích Hiền cho biết: Thời gian tới nhà trường sẽ tiếp tục cử giảng viên sư phạm chủ chốt tham gia các lớp tập huấn của chương trình ETEP. Một số khóa học cho giảng viên nhà trường với chuyên gia nước ngoài về phát triển chương trình đào tạo, quản trị đại học và nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học và công bố quốc tế cho lĩnh vực khoa học giáo dục tục được thực hiện ngay trong tháng này.
Hiện nay, có 8 trường SP/học viện tham gia Chương trình ETEP, gồm: Trường ĐHSP Hà Nội, Trường ĐHSP Hà Nội, Trường ĐHSP – ĐH Đà Nẵng, Trường ĐHSP – ĐH Thái Nguyên, Trường ĐHSP – ĐH Huế, Trường ĐH Vinh, Trường ĐHSP TP Hồ Chí Minh, Học viện Quản lý Giáo dục.
Tại cuộc họp khởi động Đoàn giám sát, hỗ trợ kỹ thuật của Ngân hàng Thế giới với Chương trình ETEP diễn ra đầu năm 2021, TS Đặng Văn Huấn – Phó Giám đốc BQL Chương trình ETEP cho biết: Về “Tăng cường năng lực của các trường ĐHSP chủ chốt”, chỉ số phát triển các trường SP (TEIDI) của cả 6 trường (sau khi tái cấu trúc) tham gia đánh giá năm 2020 đều đạt lộ trình tăng điểm.
Theo đó, Trường ĐHSP Hà Nội đạt 4.7 điểm, trong khi mức điểm cam kết đạt năm 2020 là 4.6. Trường ĐHSP – ĐH Thái Nguyên đặt mục tiêu đạt 4.57 điểm, thì kết quả năm 2020 đạt 4.8 điểm, tăng cao nhất 126% so với kế hoạch đề ra. ĐH Vinh đạt 4.2/4.18; ĐHSP – ĐH Huế đạt 4.84/4.82; ĐHSP – ĐH Đà Nẵng đạt 4.87/4.49; ĐHSP TP Hồ Chí Minh đạt 4.93/4.76
Đổi mới giáo dục: Chuyển từ dạy học sinh biết cái gì sang biết làm gì
Theo GS.TS Đinh Quang Báo - nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, Phó Giám đốc Kĩ thuật Dự án Hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông (RGEP) đổi mới giáo dục là một quá trình và liên tục qua từng giai đoạn.
Học sinh Trường tiểu học Đông La (Đông Hưng, Thái Bình) trong giờ học tiếng Việt.
Đổi mới giáo dục là một quá trình và liên tục
Bất kỳ một sự đổi mới nào cũng có những khó khăn bước đầu. Bởi vậy những người trực tiếp tham gia quá trình đổi mới đó, cần phải thấu hiểu được những ý tưởng mới và phải nghiên cứu tác động của những đổi mới; trong đó cần dự báo được những thách thức và những khó khăn phải vượt qua để chúng ta thực hiện có hiệu quả những ý tưởng đổi mới. Vì thế, chúng ta vừa phải khẩn trương, nhưng đồng thời cũng không nóng vội.
Nhấn mạnh, Chương trình giáo dục phổ thông 2018 có nhiều điểm mới, GS.TS Đinh Quang Báo chia sẻ, điểm mới nổi bật nhất và cũng là chi phối những điểm mới khác là: Chương trình được xây dựng theo tiếp cận phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh. Khi nói mới thì phải so sánh với cái cũ.
Chương trình giáo dục phổ thông 2006, cũng có định hướng phát triển phẩm chất, năng lực. Tuy nhiên, những biểu hiện về phát triển, phẩm chất, năng lực chưa thật rõ. Cho nên vẫn nặng về cung cấp kiến thức. Vì thế người ta gọi là tiếp cận nội dung, được thể hiện bởi chương trình là một bản phác thảo về nội dung, quy định những nội dung kiến thức mà thầy - trò phải dạy và học.
Từ đó, mục tiêu cũng hướng tới cung cấp cho học sinh một khối lượng kiến thức nhất định. Khi kiểm tra đánh giá, cũng chủ yếu đánh giá mức độ đạt được kiến thức môn học.
Với Chương trình giáo dục phổ thông 2018, phát triển theo tiếp cận phát triển phẩm chất, năng lực nên mục tiêu chương trình được xác định bởi một hệ thống phát triển phẩm chất và năng lực, đó là các phẩm chất: Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. Và 3 nhóm năng lực: Tự chủ - tự học; giải quyết vấn đề - sáng tạo; giao tiếp - hợp tác.
Từ các phẩm chất, năng lực đó mới xác định nội dung giáo dục, phương pháp hình thức giáo dục, kiểm tra đánh giá. Như vậy, logic phát triển chương trình đó gọi là phát triển theo sơ đồ ngược.
"Tóm lại, chương trình tiếp cận nội dụng với mục tiêu dạy học biết cái gì? Còn chương trình tiếp cận phát triển phẩm chất, năng lực là dạy học biết làm gì? Đó là "hạt nhân" về sự khác biệt giữa Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 với Chương trình giáo dục phổ thông 20006"- GS.TS Đinh Quang Báo nói.
GS.TS Đinh Quang Báo (bên phải) trong buổi giao lưu trực tuyến "Bắt nhịp cùng Chương trình giáo dục phổ thông mới" do báo GD&TĐ tổ chức.
Đổi mới nào cũng phải vượt qua khó khăn, thách thức
Theo GS.TS Đinh Quang Báo, bất kỳ đổi mới nào cũng phải vượt qua những thách thức và khó khăn. Phải xem đó là quy luật tự nhiên. Khi đã là quy luật tự nhiên thì mọi người phải phấn đấu nhưng không nên đặt họ vào trạng thái bị áp lực về tâm lý.
'Muốn vậy, trước hết giáo viên phải được tạo điều kiện để tự chủ về chuyên môn, không bị đè nặng những áp lực về quản lý hành chính. Và tự chủ sáng tạo là kinh nghiệm thành công của Phần Lan.
Giáo viên phải được tạo điều kiện để có môi trường phát triển nghề nghiệp trong tập thể sư phạm nhà trường. Đương nhiên cũng cần có động viên về tinh thần, vật chất. Kinh nghiệm các nước thành công trong giáo dục là mọi yếu tố ưu tiên được giành cho giáo viên" - GS.TS Đinh Quang Báo nhấn mạnh, đồng thời cho rằng, giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy học.
Theo đó, để học sinh nắm bắt được kiến thức tốt nhất thì nguyên tắc đầu tiên là giáo viên dạy học phân hóa theo đối tượng. Nghĩa là, giáo viên phải dạy học phù hợp theo từng đối tượng học sinh;
Thứ hai, dạy học biết vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề gắn với thực tiễn. Tức là các em phải được thực hành, xóa bỏ rào cản tâm lý chán học. Vừa qua, học sinh ở nhiều trường phổ thông được giao đề tài nghiên cứu khoa học phù hợp như: nghiên cứu xử lý rác thải... và tham gia các hoạt động giáo dục STEM.
Thứ ba, để học sinh khắc phục được rào cản về tâm lý thì trong kiểm tra, đánh giá, giáo viên không nên tạo ra áp lực về điểm số mà nên sử dụng đánh giá bằng nhận xét, cho học sinh tự đánh giá mình và đánh giá lẫn nhau...
1539 giáo viên, 384 CBQl Bình Định được tập huấn Chương trình GDPT 2018 Trong 3 ngày (21-23/7/2020), Trường ĐH Sư phạm - ĐH Huế tổ chức tập huấn mô đun 1 về "Hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018" cho 1539 giáo viên lớp 1 và 384 cán bộ quản lý của tỉnh Bình Định. Giáo viên Bình Định tập huấn về hướng dẫn thực hiện chương trình GDPT năm 2019....