Thay đổi lớn trong dạy và học: Lo chất lượng giáo viên

Theo dõi VGT trên

Nhiều chuyên gia cho rằng, Chương trình lần này là một sự thay đổi rất lớn trong cách dạy và học. Chính vì vậy, điều đáng lo là liệu chất lượng đội ngũ giáo viên trên toàn quốc có đáp ứng được đòi hỏi của sự đổi mới mang tính bước ngoặt của giáo dục phổ thông này không?

Thay đổi lớn trong dạy và học: Lo chất lượng giáo viên - Hình 1

Theo dự kiến, cuối tháng 1/2018, Bộ GD&ĐT sẽ công bố cụ thể chương trình khung các môn học.

Hiệu trưởng một trường THPT tại Hà Nội cho rằng, phải chờ đến chương trình khung chi tiết được công bố thì mọi đ.ánh giá mới chính xác. Hiện nay, các chủ biên mới giới thiệu về mục tiêu và khái quát về chương trình môn học nên rất khó hình dung về hình hài chương trình, sách giáo khoa mới.

Tuy nhiên, theo vị hiệu trưởng này, chương trình thay đổi rất lớn, từ việc đưa cụ thể từ dạng Toán, tác phẩm văn, giai đoạn lịch sử vào sách giáo khoa, giáo viên chỉ sáng tạo phương pháp dạy học, đến chỗ nay giáo viên được quyền chủ động lựa chọn phương pháp lẫn nội dung dạy học. Điều này, đòi hỏi giáo viên phải chủ động, năng động và có năng lực thì mới mang lại hiệu quả. Ngược lại, giáo viên không năng động, không sáng tạo thì học sinh sẽ lĩnh hậu quả.

“Ngoài ra, một số bộ môn được cho là sẽ lược bỏ bớt nội dung rườm rà, học sinh được giảm tải. Đưa Tin học vào môn bắt buộc thay vì tự chọn, đưa các hoạt động trải nghiệm vào 3 tiết/tuần…là những điểm mới, phù hợp hiện nay”, Hiệu trưởng này nói.

Ông Khúc Trung Kiên, Giám đốc Chương trình Fast Track SE, ĐH FPT cho rằng, việc gộp kiến thức 2 môn Lịch sử và Địa lý lại với nhau trong chương trình THCS cho thấy đó là cách gộp khiên cưỡng, chưa nhìn thấy bóng dáng của môn học tích hợp. Ông cũng đặt vấn đề, tại sao phải tách môn học trong khi kiến thức Lịch sử, Địa lý, Tự nhiên và xã hội, Giáo dục công dân, Đạo đức và pháp luật có thể gộp kiến thức lại theo các môn học hoàn toàn mới, ví như: Trái đất và loài người, Việt Nam học, Thế giới hiện đại…

Ví dụ, nhóm kiến thức về Trái đất và loài người: sẽ xoay quanh môi trường sống của con người và những vấn đề cơ bản của xã hội loài người. Kiến thức này phù hợp với học sinh cấp 1. Những câu chuyện xoay quanh cuộc sống sẽ rất hấp dẫn, phù hợp, cuốn hút và cũng giúp học sinh hiểu về môi trường, sự sống xung quanh.

Lên cấp 2, chương trình mới nên giáo dục sâu về lịch sử, địa lý, truyền thống, văn hóa của dân tộc để giáo dục lòng yêu nước, tình yêu

Video đang HOT

Tổ quốc.

Trên thế giới, nhiều nước đã thực hiện chương trình tổng hợp từ lâu. Ví như, nhiều bang ở Canada, các môn Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân được thay bằng môn xã hội học.

Ví như môn Toán, theo ông Kiên, chương trình khung chỉ nên dừng lại ở lớp 9. Sau đó, lớp 10 nên phân luồng, định hướng nghề nghiệp rõ ràng. Em có năng lực Toán mới nên học sâu hơn về Toán ở lớp 10, còn học sinh khác có thể không học Toán nữa. “Bởi vì, nếu học hết cấp 2 mà em không có kiến thức nền tảng thì dù có học thêm 3 năm, đưa thêm nhiều nội dung toán học vào, em đó cũng sẽ không tiếp thu được”, ông nói.

Chương trình vẫn chung chung khi chưa xây dựng được yếu tố hướng nghiệp, đào tạo kỹ năng cho học sinh. Theo ông, làm sao sau khi học hết THPT học sinh có kỹ năng, nghề nghiệp để có thể tự làm, kiếm sống.

Văn học thiếu cân đối?

TS Trịnh Thu Tuyết, nguyên giáo viên môn Ngữ văn Trường THPT Chu Văn An cho rằng, chương trình khung dự kiến có 6 tác phẩm bắt buộc nên nội dung, tư tưởng, thể loại chưa thật sự cân đối. 6 tác phẩm gồm: bài thơ Thần, Hịch tướng sĩ, Bình ngô đại cáo, Truyện kiều, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc vàTuyên ngôn độc lập thì đa số các tác phẩm đều phản ánh tinh thần quật cường, bất khuất, ý chí độc lập dân chủ của dân tộc Việt Nam trong và sau những cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.

Sẽ thật thiếu sót khi không đưa các tác phẩm mang bóng dáng, hơi thở cuộc sống bình dị, đời thường của đời sống con người trong xã hội. Chưa kể, 6 tác phẩm bắt buộc cũng mới chỉ dừng lại ở hai thể loại văn học là thơ và chính luận. Yếu tố thời đại, giai đoạn lịch sử cũng bố trí khập khiễng khi đa số tác phẩm đều nằm vào giai đoạn văn học trung đại.

Tuy nhiên, ở một góc độ khác, TS Tuyết cũng cho rằng, chương trình xây dựng theo hướng mở, không quy định chi tiết về nội dung dạy học và các văn bản cụ thể mà chú trọng yêu cầu những mục tiêu cần đạt cho học sinh về nói, đọc, viết.

Trong khi đó, bà Phạm Thái Lê, giáo viên Ngữ văn, Trường Marie Curie Hà Nội cho rằng, rất hào hứng khi đọc chương trình ngữ văn mới, bởi vì chương trình đã thiết kế mở cho giáo viên được quyền chủ động lựa chọn tác phẩm dạy học. 6 tác phẩm bắt buộc mà chủ biên chương trình đưa vào là nền tảng cốt lõi của nền văn học nên bắt buộc học sinh phải được học.

Với mục tiêu, thiết kế môn học thay đổi do đó sẽ kéo theo sự thay đổi trong thi cử và đ.ánh giá học sinh. “Đó là điều mà giáo viên dạy văn như chúng tôi luôn kỳ vọng. Bởi vì trước đó, giáo viên dạy học sinh vẫn theo kiểu đọc chép. Khi kiểm tra, đ.ánh giá, học sinh “nhai lại” lời giáo viên đã truyền thụ”, bà nói.

Vì vậy, khi áp dụng chương trình mới, ngoài 6 tác phẩm bắt buộc, cốt lõi, giáo viên mỗi nơi có thể lựa chọn những tác phẩm khác nhau để giới thiệu, dạy học cho học sinh. Điều quan trọng là dạy làm sao để học sinh phát triển năng lực cảm thụ văn học, khi kiểm tra đ.ánh giá, đề thi có thể ra bất cứ tác phẩm mới nào, kể cả ngoài chương trình học sinh cũng làm được.

Điều quan trọng là sau này các đơn vị, cá nhân viết sách giáo khoa sẽ đưa những gì vào sách giáo khoa? Bà Lê cũng cho rằng, để đạt mục tiêu đổi mới, nên học tập các nước tiên tiến rồi mới làm sẽ đạt hiệu quả cao hơn.

“Chương trình sẽ ảnh hưởng đến hàng triệu học sinh, nhiều thế hệ, chúng ta không nên áp dụng nhiều bộ SGK ngay đối với tất cả các môn. Cụ thể, nên đợi 5 năm sau, các môn KHXH, như Ngữ Văn, Lịch sử, Giáo dục công dân mới áp dụng, khi đã đưa Toán, các môn KHTN vào dạy học ổn định”.

GS Phạm Hồng Tung, Chủ biên môn Lịch sử

Theo TPO

Công bố Dự thảo chương trình môn học phổ thông mới vào 12/1/2018

Dự thảo chương trình môn học của chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ được công bố để xin ý kiến rộng rãi trong nhân dân trước ngày 12/1/2018.

Công bố Dự thảo chương trình môn học phổ thông mới vào 12/1/2018 - Hình 1

ảnh minh họa

Đó là kết luận của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ tại Hội nghị Giám đốc Sở GD&ĐT về tiếp tục triển khai việc xây dựng và chuẩn bị các điều kiện để áp dụng chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới vừa qua.

Theo đó, Bộ trưởng Nhạ yêu cầu hoàn thiện dự thảo các chương trình môn học, tiếp tục tổ chức góp ý thực nghiệm, thẩm định chương trình mới bảo đảm tính khoa học, tính sư phạm, tinh giản và khả thi. Các công việc này phải hoàn thành trước ngày 30/4/2018.

Vụ Giáo dục trung học và Vụ Giáo dục tiểu học chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới tuần tự trong từng cấp học: Từ năm học 2019-2020 đối với lớp đầu cấp của tiểu học, từ năm học 2020-2021 đối với lớp đầu cấp của THCS và từ năm học 2021-2022 với lớp đầu cấp THPT.

Như vậy, Nghị Quyết 51 của Quốc hội cho phép được lùi tối đa 2 năm thì Bộ GD&ĐT đã chọn lùi 1 năm khi thực hiện chương trình - sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới.

Ban Quản lý dự án Hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch biên soạn một bộ SGK đủ các môn học ở các lớp học (do Bộ GD&ĐT chỉ đạo tổ chức) đáp ứng lộ trình triển khai thực hiện chương trình, SGK mới, ban hành kế hoạch trước ngày 31/1/2018.

Các Sở GD&ĐT tiếp tục rà soát đội ngũ giáo viên, xác định nhu cầu đội ngũ giáo viên theo lộ trình thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới và có biện pháp giải quyết số giáo viên thừa, thiếu từng cấp học và báo cáo Bộ GD&ĐT trước ngày 30/6/2018.

Về cơ sở vật chất, Bộ trưởng yêu cầu rà soát, điều chỉnh các quy định về quy chuẩn, tiêu chuẩn cơ sở vật chất trường, lớp học phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông mới và điều kiện thực tế của các địa phương.

Đề xuất nguồn vốn Trung ương hỗ trợ và ngân sách địa phương để thực hiện đề án, kiến nghị Chính phủ, các Bộ: Tài chính, Kế hoạch Đầu tư cùng chính quyền địa phương ưu tiên bảo đảm bố trí ngân sách để thực hiện đúng lộ trình đổi mới chương trình, sách giáo khoa...

Theo Congly.vn

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Đám cưới Midu: Lan Ngọc bất ngờ lộ diện, Mai Phương Thúy hối hả, vợ chồng Trường Giang và nửa showbiz tề tựu
20:37:23 29/06/2024
Bất ngờ với thực đơn cưới của Midu và doanh nhân Minh Đạt kém t.uổi
21:07:39 29/06/2024
Thiếu gia Minh Đạt khóc nức nở thề nguyện với Midu: Anh hứa nhường em, cho em làm "nóc nhà"!
22:45:00 29/06/2024
Chồng Hằng Du Mục đồng ý ly hôn, vẫn trách móc vợ, tự tin công khai "vợ 4"?
21:35:34 29/06/2024
Full clip Midu bước vào lễ đường: Thiếu gia Minh Đạt nhìn vợ nghẹn ngào, lời phát biểu của cô dâu cực xúc động
23:44:33 29/06/2024
Bị "giật" chú rể Minh Đạt ngay giữa đám cưới, Midu có thái độ thế nào?
22:35:02 29/06/2024
Do ghen tuông, đi c.hém nhiều người, một nạn nhân t.ử v.ong
20:41:27 29/06/2024
Thiếu gia Minh Đạt liên tục lau nước mắt sau màn thổi sáo trong đám cưới cùng Midu
22:54:29 29/06/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Tìm ra cơ chế hút m.áu của muỗi

Sức khỏe

05:29:59 30/06/2024
Một nhóm nghiên cứu Nhật Bản đã phát hiện ra rằng muỗi sốt vàng da ngừng hút m.áu nạn nhân khi chúng phát hiện dấu hiệu cho thấy m.áu của vật chủ đông lại, báo hiệu kết thúc thời kỳ an toàn để đốt vật chủ mà không bị phát hiện.

Nổ kho pháo tại Philippines, ít nhất 5 người t.ử v.ong

Thế giới

05:24:47 30/06/2024
Thị trưởng thành phố Zamboanga, John Dalip, xác nhận 5 người t.hiệt m.ạng và lực lượng cứu hộ đã đưa thêm 20 người khác đến bệnh viện, trong đó có 8 người trong tình trạng nguy kịch.

Cách làm gà rán sốt cay đơn giản

Ẩm thực

23:12:14 29/06/2024
Món gà rán sốt cay có lớp vỏ bên ngoài giòn tan, vị cay cay và độ mặn ngọt vừa phải cùng với thịt gà mềm ngọt bên trong chắc hẳn sẽ là một món ăn hoàn hảo.

Xót xa với hình ảnh tàn tạ của Celine Dion khi chiến đấu với bệnh nan y

Sao âu mỹ

23:04:21 29/06/2024
Mắc bệnh hiểm nghèo, ngày ngày chiến đấu với những cơn đau dữ dội và đối diện với nguy cơ vĩnh viễn không hát được, Celine Dion vẫn cho thấy sức mạnh phi thường.

S.T Sơn Thạch lần đầu lên tiếng tin đồn tình cảm với doanh nhân

Sao việt

22:51:11 29/06/2024
Trong thời gian qua, ca sĩ S.T Sơn Thạch liên tục bị soi đeo đồ đôi, thường xuyên xuất hiện chung với một doanh nhân tên L.T.K.

GG Live mang đến "phép lạ" ở APL 2024, dù thua nhưng vẫn đ.ánh hay đến mức "lỗi game"?

Mọt game

22:35:56 29/06/2024
Sau chiến thắng tuyệt đối trướcOne Star Esports,GG Liveđã trở thành đại diện cuối cùng của Việt Nam thi đấu tạiAPL 2024. Tuy nhiên, đội tuyển này lại không thực sự được lòng quá nhiều fan Liên Quân Mobile ở thời điểm hiện tại.

Tụ tập tại nhà riêng "mở tiệc" ma tuý

Pháp luật

22:26:08 29/06/2024
Chiều 29/6, Công an TP Sóc Trăng (tỉnh Sóc Trăng) cho biết vừa bắt quả tang Chu Quang Nam (SN 1979, ngụ phường 9, TP Sóc Trăng) đang tàng trữ, mua bán trái phép chất ma tuý.

Người thương binh giữa đêm mưa lao xuống hồ Quỳnh cứu n.ữ s.inh t.ự v.ẫn

Tin nổi bật

22:18:18 29/06/2024
Buồn chán chuyện gia đình, sau một hồi thẫn thờ đi vài vòng quanh hồ Quỳnh (phường Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), cô gái trẻ lao mình xuống dòng nước đen thẫm tại đây. Rất may mắn, cô gái nhanh chóng được người dân phát hiện, c...

Cô dâu Midu diện váy cưới lộng lẫy, giá hơn 3 tỷ chuẩn dâu hào môn

Phong cách sao

22:03:53 29/06/2024
Chiều ngày 29/6, lễ cưới của Midu và doanh nhân Minh Đạt đã chính thức diễn ra. Trong những hình ảnh đầu tiên được chia sẻ trên MXH, cô dâu Midu xuất hiện vô cùng long lanh với layout makeup tông hồng.

Bích Trâm: Ca sĩ Thanh Hà là người mẹ thứ hai của tôi

Nhạc việt

21:42:10 29/06/2024
Sau chương trình Giọng hát Việt 2019 , Diêu Ngọc Bích Trâm vẫn giữ liên hệ với ca sĩ Thanh Hà và đàn chị cho nhiều lời khuyên về cách để nâng cao kỹ năng thanh nhạc cũng như phát triển con đường sự nghiệp.

Minh Dự: Vì không phải diễn viên ngôi sao nên tôi càng cố gắng

Hậu trường phim

21:27:51 29/06/2024
Nam diễn viên Minh Dự tiết lộ từng tổn thương sau thất bại của một dự án nên lơ khi đạo diễn Vũ Khắc Tuận mời đóng phim.