Thay đổi diện mạo từ phương châm “lấy trẻ làm trung tâm”
Sau 5 năm triển khai thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm giai đoạn 2016-2020″, diện mạo các cơ sở giáo dục mầm non (GDMN) đã thay đổi tích cực, tác động rõ rệt đến việc nâng cao chất lượng giáo dục trẻ trong các cơ sở GDMN.
Giờ học của học sinh Trường mẫu giáo Quang Trung ( quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Ảnh: PHƯƠNG LINH
Trong giờ học trải nghiệm làm khẩu trang ở Trường mầm non chất lượng cao 20-10 (quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội), cô giáo Nguyễn Thu Thủy, giáo viên lớp mẫu giáo năm tuổi chia sẻ: Trước đây phải mất khá nhiều thời gian để chuẩn bị các bài học trải nghiệm cho học sinh. Nhưng từ khi tiếp cận với phương pháp dạy học đổi mới “lấy trẻ làm trung tâm”, giáo viên đã chủ động trong giảng dạy.
Cô giáo là người định hướng, gợi mở để trẻ có cơ hội thể hiện, tự rút ra kiến thức, kỹ năng cho mình thông qua các hoạt động quan sát, thu thập thông tin, thực hành, thí nghiệm, trải nghiệm thực tế, trò chơi, bài tập…
Theo quan sát của phóng viên, để có giờ học đạt hiệu quả, trước khi hướng dẫn các em làm khẩu trang, là phần hỏi – đáp của các cô giáo để các bé trả lời câu hỏi: Vì sao môi trường bị ô nhiễm, vì sao chúng ta bị lây bệnh, có cách nào bảo đảm môi trường không khí ?…
Những bài học đều được chuẩn bị dựa trên khả năng và sự hứng thú của trẻ mầm non kết hợp với những hoạt động phù hợp, phong phú nhằm kích thích tư duy sáng tạo của trẻ cũng như khuyến khích trẻ tham gia vào các hoạt động.
Cô giáo Vũ Thị Kim Thanh, Hiệu trưởng Trường mầm non chất lượng cao 20-10 cho biết: Với mong muốn tạo nên những giá trị khác biệt trong mỗi trẻ nhỏ, trường đã kiên trì theo đuổi mục tiêu đổi mới toàn diện, xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, hiện đại gần gũi với thiên nhiên.
Video đang HOT
Theo cô Thanh, không chỉ dừng lại ở việc đào tạo giáo viên kiến thức nền với trình độ sư phạm mầm non, trường còn trang bị cho giáo viên kiến thức kỹ năng sư phạm theo hướng tiếp cận phương pháp dạy học tiên tiến, tiến tới đủ năng lực triển khai chương trình chuẩn quốc tế.
Bên cạnh đó, nhà trường luôn khuyến khích giáo viên đổi mới sáng tạo trong phương pháp dạy học để trẻ tích cực tham gia các hoạt động trải nghiệm từ học thông qua thực hành thí nghiệm, qua đó, giúp trẻ có kỹ năng tốt về việc tự học, thu thập thông tin cũng như giải quyết các vấn đề.
Còn tại Trường mầm non Măng Non, huyện Hiệp ức, tỉnh Quảng Nam, giáo viên đã tập trung đầu tư xây dựng các góc hoạt động theo hướng mở phù hợp với độ tuổi của trẻ để trẻ được thể hiện các ý tưởng khác nhau. ồ chơi được bày biện hấp dẫn, sắp đặt hợp lý, khoa học, có tính mở để trẻ dễ tìm, dễ lấy.
Nhà trường đã lồng ghép các nguyên vật liệu địa phương, chú trọng sử dụng các vật liệu tự nhiên như lá cây, vỏ cây, rễ cây có hình thù các con vật, hoa lá, hạt cây, rơm rạ để trẻ được thể hiện ý tưởng như sử dụng các loại lá cây, hoa để tạo ra những đồ chơi trang sức như đồng hồ, dây chuyền, nhẫn, bông tai… hoặc trẻ dùng hạt cây, đá, sỏi để xếp hình, xếp chữ, vẽ họa tiết trên đá, dùng vải vụn để thiết kế quần áo cho búp bê…
Qua đó, phát huy tính sáng tạo của mỗi trẻ, các sản phẩm của trẻ làm ra được trưng bày tại góc sáng tạo của lớp, việc này giúp trẻ tự hào, tự tin vì mình đã góp sức làm đẹp cho các góc của nhóm.
Theo Vụ trưởng GDMN, Bộ GD và T Nguyễn Bá Minh, toàn quốc có 18.970 trong số 31.375 cơ sở GDMN triển khai thực hiện chuyên đề xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm. Kết quả sau 5 năm triển khai thực hiện, chuyên đề đã góp phần tích cực làm thay đổi diện mạo các cơ sở GDMN, tác động rõ rệt nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ.
Các cơ sở GDMN đã thay đổi tích cực từ việc tạo dựng môi trường giáo dục hướng đến trẻ; đến việc xây dựng kế hoạch giáo dục linh hoạt, phù hợp với thực tế; phương pháp chăm sóc, giáo dục trẻ được đổi mới. Việc đánh giá sự phát triển được thực hiện đúng mục đích, yêu cầu vì sự tiến bộ của trẻ. Sự phối hợp giữa cơ sở GDMN với gia đình và cộng đồng trong chăm sóc, giáo dục trẻ được nhận thức và thực hiện theo đúng định hướng “tất cả vì trẻ em”.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, vẫn còn những hạn chế như một bộ phận cán bộ quản lý chưa nhận thức đầy đủ về vai trò và hiệu quả của việc triển khai thực hiện chuyên đề xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm.
Một số cơ sở GDMN chưa kịp thời, đa dạng, linh hoạt hình thức và nội dung tuyên truyền, phối hợp gia đình, cộng đồng trong triển khai thực hiện chuyên đề. Việc chia sẻ, rút kinh nghiệm, đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu tiêu chí chuyên đề chưa được quan tâm thỏa đáng, chưa kịp thời phát hiện, phát huy hết sáng tạo của cán bộ quản lý, giáo viên mầm non.
Theo Thứ trưởng GD và T Ngô Thị Minh, thời gian tới, Bộ GD và T tiếp tục ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện chuyên đề xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm, đồng thời, tổ chức tập huấn nhằm nâng cao chất lượng thực hiện chương trình GDMN.
Các địa phương cần rà soát, điều chỉnh bổ sung, cụ thể hóa các tiêu chí của chuyên đề phù hợp để hướng dẫn các cơ sở GDMN; tăng cường bồi dưỡng năng lực cán bộ quản lý, giáo viên mầm non trong việc vận dụng tiêu chí chuyên đề vào quản lý và thực hiện chương trình.
Những cải cách mạnh mẽ của ngành giáo dục giúp giảm áp lực cho giáo viên
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ từng khẳng định sẽ nỗ lực để "giảm áp lực cho giáo viên", và năm 2020 đã ghi nhận những cải cách mạnh mẽ, thực thi quyết tâm này.
Cả nước hiện có gần hơn 1,4 triệu giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, đây là lực lượng quyết định chất lượng giáo dục và quyết định thành bại của công cuộc đổi mới giáo dục.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ từng khẳng định sẽ nỗ lực để "giảm áp lực cho giáo viên", và năm 2020 đã ghi nhận những cải cách mạnh mẽ, thực thi quyết tâm này.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, đảm bảo thực thi nghiêm chỉ thị về việc chấn chỉnh tình trạng lạm dụng hồ sơ, sổ sách trong nhà trường do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành năm 2019, gỡ bỏ những quy định về sổ sách không cần thiết, giúp giáo viên tập trung đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục.
Ảnh minh họa: Thùy Linh
Trong đó, yêu cầu các địa phương, cơ sở giáo dục tuyệt đối không được quy định thêm hoặc yêu cầu giáo viên có thêm các loại hồ sơ, sổ sách ngoài quy định. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng khuyến khích tăng cường sổ sách điện tử nhằm tạo chuyển biến trong việc giảm hồ sơ, sổ sách cho giáo viên.
Để hạn chế tối đa gánh nặng sổ sách cho giáo viên đầu năm học 2020-2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT về điều lệ Trường Trung học cơ sở, Trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học. Theo điều lệ mới, tính tự chủ, dân chủ của nhà trường trong việc xây dựng và thực hiện chương trình giáo dục được tăng cường mạnh mẽ. Vì vậy, sổ sách của giáo viên tiếp tục được giảm thiểu đáng kể.
Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã quyết liệt giảm áp lực cho giáo viên thông qua nhiều chính sách khác như: Cắt bỏ nhiều cuộc thi không thiết thực đối với học sinh; thay đổi quy định về hội thi giáo viên dạy giỏi để tạo thành hoạt động sinh hoạt chuyên môn; thay đổi quy định về kiểm tra, đánh giá, nhận xét học sinh theo hướng nhẹ nhàng, linh hoạt.
Đáng chú ý, gánh nặng về chứng chỉ tin học, ngoại ngữ không phù hợp cũng ảnh hưởng không nhỏ đến đội ngũ giáo viên. Sự vất vả tốn kém từ những chứng chỉ này đã khiến giáo viên thêm áp lực, khó khăn khi theo đuổi nghề nghiệp. Để gỡ bỏ khó khăn này cho giáo viên, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã làm việc với Bộ Nội vụ để đi tới thống nhất, sẽ xóa bỏ chứng chỉ ngoại ngữ và tin học cho giáo viên.
Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã hoàn tất các quy trình soạn thảo văn bản để ban hành các thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương giáo viên mầm non, phổ thông công lập; trong đó, tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng sẽ không còn yêu cầu giáo viên phải có chứng chỉ ngoại ngữ, tin học; không quy định giáo viên dạy ngoại ngữ phải có ngoại ngữ thứ 2; không quy định giáo viên dạy vùng dân tộc thiểu số phải có chứng chỉ dạy tiếng dân tộc.
Dự kiến các thông tư này sẽ có hiệu lực từ tháng 2/2021.
Kiểm định chất lượng giáo dục: Phổ thông phải trở thành nhu cầu tự thân của mỗi nhà trường Vừa qua, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ cùng đoàn công tác của Bộ GD&ĐT đã tới kiểm tra công tác kiểm định chất lượng giáo dục và xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia tại tỉnh Hòa Bình. Tại đây, Thứ trưởng nhấn mạnh yêu cầu nâng cao nhận thức về kiểm định chất lượng giáo dục; tăng cường thực hiện...