Thay đổi cách đánh giá, học sinh trung học có được “giảm tải”?
Theo đề xuất của Bộ GD&ĐT, học sinh THCS, THPT được giảm bớt bài kiểm tra đánh giá và tăng cường đánh giá bằng nhận xét để khích lệ học sinh.
Bộ GD&ĐT vừa công bố lấy ý kiến về dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS và THPT theo Thông tư số 58. Điểm mới nổi bật trong dự thảo đó là một số nội dung đánh giá học sinh kết hợp đánh giá bằng nhận xét và đánh giá bằng điểm số. Việc này thực hiện ở hầu hết các môn học, trừ Mỹ thuật, Âm nhạc, Thể dục.
Bên cạnh đó, sẽ có nhiều hình thức kiểm tra đánh giá như: hỏi – đáp, thuyết trình, kiểm tra viết trên giấy hoặc trên máy tính, đặc biệt chú trọng kiểm tra đánh giá thông qua các sản phẩm học tập, sản ph ẩm thực hành.
Dự thảo thống nhất số đầu điểm đánh giá thường xuyên và đánh giá định kỳ cho mỗi môn học, theo hướng giảm số đầu điểm so với quy định hiện hành, không còn điểm kiểm tra 1 tiết nữa. Tổng số đầu điểm kiểm tra đánh giá thường xuyên và định kỳ một năm học của một môn học, nhiều nhất là 6, giảm so với hiện nay.
Học sinh trung học sắp tới có thể được giảm bớt bài kiểm tra, tăng cường nhận xét. Ảnh TL
Video đang HOT
Điểm kiểm tra đánh giá thường xuyên được tính hệ số 1, điểm kiểm tra đánh giá giữa kì được tính hệ số 2, điểm kiểm tra đánh giá cuối kì được tính hệ số 3; trong tính điểm tổng kết cuối năm học. Bên cạnh hình thức chấm điểm thì có đánh giá khuyến khích học sinh, chẳng hạn như: Học sinh có tiến bộ, có cố gắng, học sinh thực hiện được những yêu cầu học tập…
Điểm mới nữa trong dự thảo Thông tư là tăng cường vai trò môn Ngoại ngữ trong xét danh hiệu học sinh giỏi; mở rộng hơn đối tượng khen thưởng. Cụ thể, dự thảo Thông tư bổ sung quy định: Nếu học sinh không đủ điều kiện để đạt danh hiệu học sinh giỏi, học sinh khá nhưng đạt thành tích nổi bật hoặc có tiến bộ vượt bậc trong học tập, rèn luyện thì được hiệu trưởng nhà trường tặng giấy khen.
Dự thảo cũng sẽ bỏ việc đánh giá, xếp loại “học sinh yếu” tại quy định hiện hành, thay vào đó là cụm từ “cần rèn luyện thêm” đối với học sinh xếp loại từ trung bình trở lên. Theo đánh giá của một số nhà quản lý giáo dục, giáo viên trung học, dự thảo của Bộ GD&ĐT có nhiều nét phù hợp với thực tiễn hiện nay, học sinh được đánh giá toàn diện hơn và được tôn trọng, khích lệ trong học tập.
Chia sẻ quan điểm về cách đách giá học sinh, cũng như dự thảo của Bộ GD&ĐT, PGS.TS Trần Xuân Nhĩ – nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT cho biết, áp dụng cách đánh giá học sinh THCS, THPT trong quá trình học tập là việc cần thiết, đảm bảo đúng chất lượng giáo dục và khả năng nhận thức của học sinh. Việc kết hợp giữa nhận xét và điểm số cũng rất phù hợp, giúp học sinh biết mình đang ở mức độ nào, cần phấn đấu hơn nếu kết quả chưa tốt.
“ Bộ GD&ĐT nên có giới hạn số bài kiểm tra đánh giá thường xuyên ở mức tối đa và tối thiểu. Nếu Bộ nói không giới hạn số bài kiểm tra, đánh giá học sinh, tùy theo điều kiện dạy học, yêu cầu học tập có thể dẫn tới tình trạng nơi tổ chức kiểm tra nhiều, nơi kiểm tra ít tạo ra sự khác biệt giữa các học sinh” – PGS.TS Trần Xuân Nhĩ chia sẻ thêm.
Thay đổi kiểm tra, đánh giá: 'Giúp học sinh thoát kiểm tra truyền thống'
Sáng 19-5, cầm tờ báo Tuổi Trẻ đọc bài báo 'Sẽ thay đổi cách đánh giá, xếp loại học sinh' tôi rất vui trước dự thảo này của Bộ GD-ĐT.
Một tiết học môn văn của học sinh lớp 12A3 Trường THPT Hùng Vương Q.5, TP.HCM Ảnh: NHƯ HÙNG
Dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế đánh giá, xếp loại học sinh bậc THCS và THPT là điều cần sớm được áp dụng bởi những mặt tích cực. Đó là đa dạng hình thức kiểm tra, giúp học sinh tích cực, hứng thú trong quá trình học tập - kiểm tra, giúp học sinh năng động hơn...
Thực tế trong những năm gần đây, có một số trường, một số thầy cô mạnh dạn thực hiện điều này trong nhiều môn học. Các môn xã hội càng gây hứng thú cho học sinh trong quá trình học cũng từ sự đổi mới này.
Cô Nguyễn Thị Hằng - giáo viên bộ môn lịch sử một trường ở TP.HCM - cho hay cách dạy của cô không theo kiểu truyền thống "tái hiện kiến thức" trong sách giáo khoa. Cô luôn đổi mới để học sinh vừa nắm vững kiến thức cơ bản, vừa yêu môn học vốn khô khan này.
Cô chia sẻ trong quá trình làm bài kiểm tra trên lớp cô thường cho học sinh làm đề mở. Cô có cách ra đề để học sinh vừa "tiếp nhận kiến thức" vừa thể hiện được suy nghĩ, nhận thức của mình về lịch sử, thoát khỏi khuôn khổ kiểm tra truyền thống khi cho học sinh tự tìm tòi, trao đổi, đánh giá, thảo luận lấy điểm.
Với bộ môn văn, có những bài kiểm tra tôi để học sinh trình bày suy nghĩ của mình từ những gì liên quan đến thực tế mỗi ngày, mang tính thời sự, những câu chuyện mang ý nghĩa giáo dục gần gũi. Có những bài lấy điểm trong quá trình thầy trò thảo luận trên lớp, giao bài tập về nhà bằng những việc tìm tòi kiến thức cuộc sống xung quanh (không phải chép từ Internet).
Một trong những "bài kiểm tra" để thu hút học sinh trong quá trình tương tác trong việc xây dựng bài; điều này giúp học sinh hứng thú hơn trong quá trình học tập. Có những bài kiểm tra văn bằng "họa". Tôi ra đề kiểm tra bằng việc vẽ bức tranh (liên quan đến những tác phẩm, đoạn trích đã học) để học sinh tự do sáng tạo. Nét vẽ đẹp hay chưa đẹp không quan trọng, quan trọng là cái "hồn" trong bức tranh ấy khi học sinh "thuyết trình" về sản phẩm của mình.
Kết hợp giữa hình thức đánh giá nhận xét và điểm số, đánh giá thường xuyên với những hình thức phong phú, không giới hạn số bài kiểm tra và lấy những điểm tốt nhất... sẽ khích lệ sự tiến bộ của học sinh, không khí lớp học sẽ sinh động, hấp dẫn.
Đồ họa: NGỌC THÀNH
Sẽ không còn 'học sinh yếu' Bỏ xếp loại học sinh yếu, giảm số đầu điểm, đa dạng hóa hình thức kiểm tra; xem ngoại ngữ là môn có tầm quan trọng như toán, văn trong xếp loại học sinh... Học sinh sẽ được cho điểm qua các hoạt động giáo dục chứ không chỉ qua hình thức làm bài trên giấy - ẢNH: TUYẾT MAI Đó là những...