Thay đổi cách đánh giá học sinh
Thay vì kiểm tra cho điểm, học sinh THCS, THPT được đánh giá năng lực học tập theo hình thức chấm điểm kết hợp nhận xét
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) vừa ban hành Thông tư số 26/2020/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh (HS) THCS và HS THPT ban hành kèm theo Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT với nhiều thay đổi trong cách kiểm tra, đánh giá HS.
Kiểm tra kết hợp đánh giá
Ông Sái Công Hồng, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD-ĐT), cho biết điểm mới căn bản của Thông tư 26 là tất cả các môn học đều có đánh giá bằng nhận xét thay vì chỉ đánh giá bằng nhận xét ở một số môn học như trước đây.
Ông Hồng nhấn mạnh việc đánh giá bằng nhận xét nhằm hiện thực mục tiêu định hướng đánh giá phẩm chất, năng lực, vì sự tiến bộ của HS. “HS sẽ được đánh giá nhiều lần, bằng nhiều hình thức khác nhau và có nhiều cơ hội để thể hiện bản thân. Từ đó, kết quả của hoạt động kiểm tra, đánh giá sẽ sát thực với năng lực của các em, giúp hình thành, phát triển được phẩm chất, năng lực cơ bản cần thiết trong cuộc sống” – ông Hồng nhấn mạnh.
Học sinh THCS, THPT sẽ được kiểm tra, đánh giá bằng nhiều hình thức .Ảnh: TẤN THẠNH
Theo quy định mới, ngoài các môn âm nhạc, mỹ thuật, thể dục được đánh giá bằng nhận xét kết quả học tập theo 2 mức đạt yêu cầu và chưa đạt yêu cầu, các môn học còn lại như toán, ngữ văn, vật lý, hóa học, sinh học, lịch sử, địa lý, ngoại ngữ… sẽ kết hợp giữa đánh giá bằng nhận xét và đánh giá bằng điểm số. Ông Hồng cho hay đánh giá bằng nhận xét không phải là yêu cầu đánh giá bằng nhận xét chung chung mà quy định cụ thể: đánh giá bằng nhận xét sự tiến bộ về thái độ, hành vi và kết quả thực hiện các nhiệm vụ học tập của HS trong quá trình học tập.
Ông Hồng nói thêm, theo quy định mới, việc kiểm tra, đánh giá thường xuyên được thực hiện theo hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến thông qua hỏi – đáp, viết ngắn, thuyết trình, thực hành, thí nghiệm, sản phẩm học tập gắn với chủ đề dạy học cụ thể. Kiểm tra, đánh giá định kỳ gồm kiểm tra, đánh giá giữa kỳ và kiểm tra, đánh giá cuối kỳ. Loại hình kiểm tra, đánh giá này cũng được đa dạng hóa thông qua bài kiểm tra (có thể thực hiện trên giấy hoặc trên máy tính với thời gian từ 45 phút đến 90 phút, đối với môn chuyên tối đa là 120 phút); bài thực hành; dự án học tập. “Việc sử dụng hình thức kiểm tra, đánh giá thông qua bài thực hành, dự án học tập giúp mức độ đánh giá được rộng hơn, sâu hơn so với nội dung kiểm tra, đánh giá thực hành, thí nghiệm, sản phẩm học tập trong đánh giá thường xuyên” – ông Hồng nói.
Tăng khối lượng công việc của giáo viên
Nói thêm về quy định lần đầu tiên hình thức kiểm tra viết được cho phép thực hiện trên máy tính, ông Sái Công Hồng cho rằng điều này nhằm tận dụng thế mạnh của công nghệ thông tin trong giảng dạy nói chung và hoạt động kiểm tra, đánh giá nói riêng. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm tra đánh giá hợp lý sẽ đẩy mạnh hoạt động đánh giá vì sự tiến bộ của HS và đặc biệt phát triển rất tốt năng lực tự học của người học. Đây sẽ là tiền đề cho các địa phương, các nhà trường đủ điều kiện trong tương lai có thể tổ chức đánh giá HS trên máy tính.
Một trong những thay đổi quan trọng nhất tác động lớn đến việc dạy và học là đề kiểm tra cho các bài kiểm tra giữa kỳ, cuối kỳ sẽ được xây dựng dựa trên ma trận, đặc tả theo chuẩn kiến thức kỹ năng, đáp ứng theo mức độ cần đạt của môn học/hoạt động giáo dục. Cách làm này, theo TS Sái Công Hồng là sẽ đánh giá sát thực hơn việc học tập đáp ứng chuẩn đầu ra của HS và tạo công bằng cho HS giữa các lớp, các trường, các vùng miền. Trong thời gian tới, Bộ GD-ĐT sẽ triển khai tập huấn, hướng dẫn thống nhất việc xây dựng và sử dụng ma trận, đặc tả bài kiểm tra giữa kỳ/cuối kỳ cho các môn học; bảo đảm chuẩn đánh giá các bài kiểm tra này theo mức độ cần đạt của môn học, thống nhất trong toàn quốc.
Trước những băn khoăn về việc đánh giá qua sản phẩm học tập, dự án của HS, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học cho hay trước khi thực hiện kiểm tra, đánh giá bằng sản phẩm học tập, bài thực hành, dự án học tập… giáo viên cần hướng dẫn và công bố công khai tiêu chí đánh giá trước cho HS, để bảo đảm khách quan, công bằng, tương đương về mức độ hay yêu cầu cần đạt so với các hình thức kiểm tra, đánh giá khác.
Cô Nguyễn Thị Anh Lương – Trường THPT chuyên Lý Tự Trọng, TP Cần Thơ – cho rằng việc đánh giá thường xuyên hiện chỉ căn cứ vào định lượng, điểm số, cách đánh giá bó hẹp trong một số hình thức như viết, gọi HS lên bảng kiểm tra bài… “Đánh giá bằng nhận xét phần nào đó làm tăng công việc của giáo viên, nhưng cái đó thực sự là cần thiết. Với yêu cầu mới, giáo viên sẽ tăng công việc lên nhưng bù vào đó HS sẽ tiếp nhận được thông tin từ giáo viên là cần điều chỉnh cái gì. Cái gì cũng có 2 mặt của nó” – cô Lương nói.
Video đang HOT
Thầy Nguyễn Anh Minh – Trường THPT Trường Chinh, TP HCM – cũng nhìn nhận sự thay đổi này rất cần thiết, phù hợp với sự phát triển của xã hội. Theo thầy Minh, hiện nay HS được tiếp nhận thông tin từ rất nhiều nguồn khác nhau, nên nếu đánh giá HS ở một khía cạnh chủ quan của giáo viên thì sẽ không bộc lộ hết năng lực của HS và làm hạn chế các em sau này khi ra ngoài xã hội. Do đó, những lời nhận xét đánh giá cũng là hành trang để HS hòa nhập xã hội, để HS biết năng lực và điểm mạnh, yếu của chính mình.
Giảm số đầu điểm
Theo quy định tại Thông tư 26, điểm kiểm tra/đánh giá thường xuyên được tính hệ số 1; điểm kiểm tra/đánh giá giữa kỳ tính hệ số 2 và điểm kiểm tra/đánh giá cuối kỳ tính hệ số 3. Trong mỗi học kỳ, số điểm kiểm tra đánh giá thường xuyên, đánh giá giữa kỳ và đánh giá cuối kỳ của một HS đối với từng môn học, hoạt động giáo dục (bao gồm cả chủ đề tự chọn) được quy định cụ thể.
Đánh giá học sinh THCS và THPT: Sẽ không còn điểm kiểm tra một tiết
Trong kiểm tra định kỳ với học sinh THCS và THPT sẽ chỉ còn một điểm kiểm tra giữa kỳ và một điểm kiểm tra cuối kỳ, không còn điểm kiểm tra một tiết như hiện nay.
Trên đây là chia sẻ của TS Sái Công Hồng, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD&ĐT) về Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở (THCS) và học sinh trung học phổ thông (THPT) ban hành kèm theo Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT.
Vì sao Bộ GD&ĐT không ban hành Thông tư để áp dụng cho chương trình giáo dục phổ thông mới, thay thế Thông tư 58 của chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, mà chỉ là sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 58, TS Sái Công Hồng cho biết: "Đối với học sinh đang học theo Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT hiện vẫn đang thực hiện việc kiểm tra, đánh giá theo Thông tư số 58 cho đến hết năm học 2023-2024.
Tuy nhiên, với sự phát triển của giáo dục đào tạo, Thông tư 58 sau 9 năm ra đời, đến nay đã có một số hạn chế.
Cụ thể, nhiều môn học chỉ có hình thức đánh giá bằng bài kiểm tra và cho điểm; số lượng đầu điểm nhiều; việc kiểm tra chưa tiếp cận đánh giá theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh, chưa đánh giá được sự tiến bộ trong quá trình học tập của người học.
Quan trọng hơn, cách đánh giá cho điểm số hiện nay chưa tạo động lực để tiến bộ cho người học.
Với việc dạy và học được điều chỉnh theo hướng tiếp cận năng lực học sinh, hoạt động kiểm tra, đánh giá cũng cần thiết đổi mới để phù hợp với định hướng trên".
TS Sái Công Hồng, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD&ĐT)
Theo ông, ở Thông tư 58 sửa đổi, Bộ GD&ĐT giữ nguyên và thay thế những điểm cơ bản nào?
Dự thảo giữ lại những nội dung phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành và thực tế dạy học, bãi bỏ hoặc điều chỉnh những nội dung lạc hậu so với thực tế hiện nay.
Một số nội dung mới được bổ sung để tiếp cận việc đánh giá phẩm chất, năng lực của học sinh.
Chẳng hạn, việc đánh giá vì sự tiến bộ của người học; tăng cường và coi trọng kiểm tra, đánh giá quá trình học tập; coi kiểm tra đánh giá như một hoạt động học tập...
Dự thảo đồng thời hướng tới việc khen thưởng toàn diện và khen thưởng các năng lực chuyên biệt của người học.
Bước đầu một số biểu hiện về năng lực, phẩm chất trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 được áp dụng trong kiểm tra, đánh giá học sinh.
Những điểm mới đáng chú ý trong dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS và THPT là gì, thưa ông?
Thứ nhất, dự thảo tăng cường kết hợp đánh giá định tính và định lượng, tức kết hợp đánh giá bằng nhận xét và đánh giá bằng điểm số. Việc này thực hiện ở hầu hết các môn học, trừ Mỹ thuật, Âm nhạc, Thể dục.
Việc đánh giá bằng nhận xét này không chung chung mà đánh giá bằng những biểu hiện cụ thể về thái độ, hành vi, kết quả sản phẩm học tập của học sinh gắn với từng bài học, theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh.
Điểm mới thứ hai là đa dạng hóa các hình thức kiểm tra, đánh giá. Nếu trước đây chúng ta chú trọng kiểm tra đánh giá bằng điểm số thông quá các bài kiểm tra viết, kiểm tra hỏi đáp (miệng) thì dự thảo này, có nhiều hình thức kiểm tra đánh giá như: hỏi-đáp, thuyết trình, kiểm tra viết trên giấy hoặc trên máy tính...
Dự thảo khuyến khích việc ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm tra đánh giá trên máy tính nhằm nâng cao năng lực tự học.
Việc đa dạng hoá các hình thức kiểm tra, đánh giá này hướng tới mục tiêu đổi mới quá trình dạy học và kiểm tra đánh giá của giáo viên trong thực tế dạy học hiện nay. Số lần sử dụng các hình thức đánh giá thường xuyên không giới hạn bởi số lần lấy điểm.
Một học kỳ chỉ còn một điểm kiểm tra giữa kỳ và một điểm kiểm tra cuối kỳ, không còn điểm kiểm tra một tiết.
Thứ ba, dự thảo thống nhất số đầu điểm đánh giá thường xuyên và đánh giá định kỳ cho mỗi môn học, theo hướng giảm số đầu điểm so với quy định hiện hành.
Cụ thể, trong kiểm tra định kỳ sẽ giới hạn một học kỳ chỉ còn một điểm kiểm tra giữa kỳ và một điểm kiểm tra cuối kỳ, không còn điểm kiểm tra một tiết.
Quy định thời gian cho kiểm tra bài giữa kỳ và cuối kỳ cũng được điều chỉnh, phụ thuộc vào từng môn học.
Tuy nhiên, số lần kiểm tra đánh giá thường xuyên không bị giới hạn bởi số đầu điểm kiểm tra đánh giá thường xuyên. Ví dụ, môn học có 2 đầu điểm kiểm tra nhưng giáo viên có thể thực hiện đến 3-4 lần kiểm tra đánh giá học sinh để lấy 2 đầu điểm đó.
Mục đích là khuyến khích học sinh nỗ lực học tập hơn để có thể cải thiện điểm số. Đây chính là kiểm tra, đánh giá vì sự tiến bộ của người học, tạo động lực phát triển cho người học.
Như vậy, tổng số đầu điểm kiểm tra đánh giá thường xuyên và định kỳ một năm học của một môn học, nhiều nhất là 6, giảm rất nhiều so với hiện nay.
Điểm kiểm tra đánh giá thường xuyên được tính hệ số 1, điểm kiểm tra đánh giá giữa kì được tính hệ số 2, điểm kiểm tra đánh giá cuối kì được tính hệ số 3; trong tính điểm tổng kết cuối năm học.
Điểm mới thứ tư trong dự thảo Thông tư là tăng cường vai trò môn Ngoại ngữ trong xét danh hiệu học sinh giỏi; mở rộng hơn đối tượng khen thưởng.
Quy định tại Dự thảo Thông tư cũng cụ thể, thống nhất với các quy định về đánh giá học sinh khuyết tật.
Theo ông, việc sửa đổi thông tư 58 có ý nghĩa như thế nào với Chương trình giáo dục phổ thông 2018 sắp sửa triển khai từ năm học tới đây?
Việc sửa đổi bổ sung một số điều trong Thông tư 58 là bước đệm, để tiếp cận dần với Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Điều này giúp học sinh của chương trình hiện hành cũng được thụ hưởng những ưu điểm chương trình giáo dục coi học sinh là trung tâm, giáo dục vì sự tiến bộ của học sinh, giáo dục định hướng phát triển phẩm chất năng lực cho người học.
Đồng thời, sự điều chỉnh này giúp giáo viên, cán bộ quản lý chuyển dần từ việc dạy học, kiểm tra, đánh giá theo cách tiếp cận nội dung (kiến thức, kĩ năng), sang định hướng hình thành, phát triển phẩm chất và năng lực người học.
Khi áp dụng chương trình giáo dục phổ thông mới, thầy cô sẽ không bỡ ngỡ mà có kinh nghiệm để khi triển khai hiệu quả hoạt động kiểm tra đánh giá này.
Xin trân trọng cám ơn ông!
Bỏ kiểm tra 1 tiết, trường đánh giá học sinh ra sao? Khi không còn thực hiện bài kiểm tra 1 tiết, giáo viên sẽ có những phương pháp nào kiểm tra kiến thức học sinh để vẫn đảm bảo chất lượng dạy và học? Học sinh Trường THPT Lê Quý Đôn (TP.HCM) thực hiện chuyên đề thay cho bài kiểm tra truyền thống - BÍCH THANH Nhận xét nếu thô cứng sẽ làm học...