Thầy của GS Ngô Bảo Châu và tấm huy chương đầu tiên
PGS.TSKH Vũ Đình Hòa – một trong những người đoạt huy chương toán quốc tế đầu tiên – chia sẻ, Ngô Bảo Châu là cậu học trò luôn kiên trì giải những bài toán khó.
Luôn có những bài toán không tìm được lời giải
PGS.TSKH Vũ Đình Hòa mở đầu câu chuyện bằng trích dẫn từ những bức ảnh đen trắng úa màu thời gian: “Tôi ra đời trong đêm đông Hà Nội 11/1955. Mẹ bế tôi về nhà, lúc đó ở 53 phố Huế. Tôi lớn lên trong vòng tay của mẹ và trong vòng tay của anh chị em. Rồi biết ngồi, biết đi, biết đánh ruồi, phủi bụi, biết làm toán, trồng hoa”.
Toán đến với cậu bé Vũ Đình Hòa tự nhiên, thân quen như người bạn thời thơ ấu. Bài toán đầu tiên là câu đố của cha: “Vừa gà vừa chó/Bó lại cho tròn/Ba mươi sáu con/Một trăm chân chẵn/Hỏi mấy gà, mấy chó?”.
Khi ấy, Vũ Đình Hòa học lớp 1, đã kiên trì tìm đáp án cho bài toán này, chứ không chịu bó tay. Cuốn Toán học vui của tác giả Phạm Văn Hoàn, Lê Hải Châu là sách gối đầu giường của cậu suốt những năm nghèo khó.
Cuối lớp một, Vũ Đình Hòa được thầy giáo phát hiện bị cận thị nhưng nhà nghèo, đến năm lớp bảy mới có kính đeo. Lúc ấy, cậu đã cận nặng 8 đi-ốp.
Thầy Vũ Đình Hòa. Tranh vẽ: Quang Tân.
Vũ Đình Hòa coi việc đeo kính là điềm báo cuộc đời mình sẽ gắn liền việc học. Lên lớp 6, nam sinh thi đỗ chuyên Toán, cũng là trường năng khiếu đầu tiên của Hà Nội, rồi tham gia đội tuyển thành phố năm lớp 7. Đây là bước ngoặt giúp cậu học sinh nghèo theo con đường toán chuyên nghiệp.
Năm 1974, Vũ Đình Hòa dự thi toán quốc tế tại Cộng hòa Nhân dân Đức. Gần ngày thi, cậu học trò ốm do chứng viêm xoang tái phát, cộng thêm suy nhược cơ thể và cú sốc sau khi nhận tin anh trai Vũ Đình Đức hy sinh ở chiến trường.Đã có lúc tưởng như tuyệt vọng, nhưng nghĩ đến ước mơ theo đuổi toán học, chàng trai Hà Nội vượt qua kỳ thi với tấm huy chương bạc đầu tiên của Việt Nam.
Một năm sau, Vũ Đình Hòa sang Đức học Đại học Tổng hợp Greifswaid. Ra trường, ông làm việc tại Viện Tính toán và Điều khiển (1985)… Từ đó đến nay, ông miệt mài nghiên cứu toán, nhiều năm đưa học sinh Việt Nam thi Olympic toán quốc tế. Vị PGS này đã hoàn thành hàng chục bài báo nghiên cứu khoa học, giải quyết nhiều vấn đề mở trong toán học mà các chuyên gia quốc tế bó tay.
Tuy vậy, thầy Hòa chia sẻ, luôn có những bài toán chưa tìm ra đáp số. Ông ví kiến thức như một vòng tròn, khi càng biết nhiều thì biên giới những điều mới mẻ càng mở rộng.
Thầy của GS Ngô Bảo Châu
Năm 2002, thầy Vũ Đình Hòa công tác tại Đại học Sư phạm Hà Nội, tham gia lựa chọn và bồi dưỡng học trò thi Olympic toán quốc tế. Một trong những học sinh tiêu biểu của ông là GS Ngô Bảo Châu, người giành giải thưởng Fields danh giá nhất về toán học.
Nhận lời mời từ bố mẹ Ngô Bảo Châu, thầy Vũ Đình Hòa dạy cậu học trò từ năm lớp 10 đến hết lớp 12. Điều ấn tượng nhất của người thầy với cậu học trò, ngoài năng lực đặc biệt, là sự kiên trì với những bài toán khó. Những bài tập hóc búa do thầy Hòa nghĩ ra hoặc tổng hợp từ nhiều mỏ nghiên cứu khác, Ngô Bảo Châu đều bền bỉ tìm ra đáp án.
“Chưa có học trò nào tạo cho tôi niềm tin như Ngô Bảo Châu về cách giải toán. Có lần, bài toán khó làm hai thầy trò suy nghĩ cả tuần. Cuối cùng, trong lúc đi học về, Châu nói với tôi rằng: Đề bài thầy giáo ra sai”, thầy Hòa kể lại. Ông cũng dự đoán Ngô Bảo Châu sẽ thành tài trong tương lai, dù khi ấy nam sinh này mới học cấp ba.
Video đang HOT
PGS.TSKH Vũ Đình Hòa (bên phải) và GS Ngô Bảo Châu. Ảnh: Hoàng Vinh.
Người đầu tiên đoạt huy chương bạc toán quốc tế nhớ lại, ông chỉ dạy phương pháp cơ bản nhất cho học trò là khơi dậy khả năng tự làm việc. “Điều may mắn nhất của Ngô Bảo Châu là luôn gặp được những người thầy giỏi và trưởng thành trong môi trường hàng đầu thế giới như Pháp”.
Chưa từng nghĩ sẽ xa Việt Nam
Năm 1996, sau khi bảo vệ thành công luận án tiến sĩ khoa học, thầy Hòa có nhiều cơ hội làm việc tại nước bạn. Nhưng ông bảo, “ngày đi học, tôi chưa từng nghĩ mình sẽ ở lại nước ngoài làm việc, dù người Đức rất tốt, chơi với ai sẽ bền chặt, gắn kết cả cuộc đời”.
Trở về Việt Nam vào thời điểm nền kinh tế “chạm đáy”, cũng là lúc thầy Hòabiết mình bị cắt biên chế từ năm 1990. Lý do người ta nói với ông là Viện Tính toán và Điều khiển (nơi công tác cũ) đã đổi tên thành Viện Công nghệ Thông tin, không có tên Vũ Đình Hòa.
Không nhận lương suốt 7 năm, đã có lúc tưởng như tuyệt vọng, nhưng khi nhìn lại, ông chưa bao giờ hối hận vì đã trở về. Đến giờ, người thầy ấy vẫn nghĩ gắn bó với giáo dục nước nhà là quyết định sáng suốt.
Thầy Vũ Đình Hòa luôn nghĩ cả cuộc đời mình sẽ gắn bó cho nền giáo dục nước nhà. Ảnh: Quyên Quyên.
Nói về giáo dục, ông chia sẻ, những đánh giá của các tổ chức, kỳ thi quốc tế chỉ phản ánh phần nào năng lực khoa học và toán học của đất nước và con người. Ví dụ như Israel, kết quả thi toán quốc tế của họ khá khiêm tốn. Thành tích tốt nhất còn kém thành tích kém nhất của đội tuyển Việt Nam. Nhưng họ có rất nhiều giải thưởng Fields và Nobel. Trong khi đó, Việt Nam mới chỉ có một giải thưởng Fields và chưa ai được giải thưởng Nobel danh giá.
Thầy giáo gắn bó với những học sinh thi quốc tế cho rằng, thế giới vẫn đánh giá công trình toán học qua việc có giải quyết vấn đề toán học thật sự nào không, nhưng ở Việt Nam, người ta chỉ đánh giá công trình toán học qua tạp chí đăng bài báo đó. Những điều ấy cho thấy chúng ta cần điều chỉnh thước đo hướng tới thật sự của khoa học, chứ không thể dừng bước ở những hình thức như vậy.
Việt Nam bắt đầu tham gia kỳ thi toán quốc tế từ năm 1974. Bấy giờ, Hoàng Lê Minh đoạt huy chương vàng, Vũ Đình Hòa giành huy chương bạc và hai huy chương đồng thuộc về Tạ Hồng Quảng và Đặng Hoàng Trung. Đây cũng là những người đoạt huy chương đầu tiên về toán học trên trường quốc tế.
PGS.TSKH Vũ Đình Hòa là một trong số những nhà khoa học đầu tiên của Việt Nam phát triển những lý thuyết, đặt nền móng cho ngành Công nghệ thông tin phát triển.
Trong nhiều năm liền, thầy là trưởng đoàn dẫn đội tuyển toán Việt Nam dự thi Olympic quốc tế. Trong đó, năm 2012, PGS giúp 6 học sinh dự thi đều đoạt giải, đưa đoàn Việt Nam trở lại vị trí top 10 thế giới sau nhiều năm.
Ông là giám đốc của Trung tâm FYT (Trung tâm Bồi dưỡng Tài năng trẻ FPT). Đây được coi là ngôi nhà chung cho tài năng trẻ của ngành Công nghệ thông tin.
Theo Zing
Dàn sao hùng hậu của 'Tình yêu trong sáng' sau 15 năm
"Tình yêu trong sáng" (All About Eve) là một trong những bộ phim truyền hình đình đám nhất màn ảnh Hàn đầu những năm 2000.
Sự thành công của tác phẩm này giúp củng cố vị trí ngôi sao của hai mỹ nam Jang Dong Gun và Han Jae Suk, cũng như góp phần đưa hai người đẹp Chae Rim và Kim So Yeon trở thành diễn viên nổi tiếng.
Với thời lượng 20 tập, Tình yêu trong sáng kể về sự nghiệp và tình yêu của hai cô gái trẻ Sun Mi (Chae Rim) và Young Mi (Kim So Yeon). Cùng tuổi nhưng Sun Mi và Young Mi có số phận và hoàn cảnh hoàn toàn đối lập. Nếu như Sun Mi lớn lên trong nhung lụa và sự yêu thương của bố thì Young Mi lại sống trong cảnh nghèo khó và thường xuyên bị bố đánh đập. Vì vậy, Young Mi luôn cảm thấy đố kỵ với Sun Mi. Cô tìm mọi cách vươn lên và muốn thắng Sun Mi ở cả sự nghiệp và tình yêu.
Quá mải mê theo đuổi sự giàu sang, phú quý, Young Mi không biết trân trọng Kim Woo Jin (Han Jae Suk) - người đàn ông luôn yêu và bên cạnh cô. Chỉ đến khi mất đi người yêu, cô mới thấy hối hận. Trong khi đó, cô nàng Sun Mi tốt bụng, dễ thương đã có cái kết hạnh phúc với bạch mã hoàng tử Yoon Hyung Chul (Jang Dong Gun).
1. Chae Rim
Nhờ gương mặt bầu bĩnh, dễ thương, Chae Rim giành nhiều thiện cảm của khán giả khi vào vai Jin Sun Mi. Sau Tình yêu trong sáng, Chae Rim trở thành diễn viên nổi tiếng. Không chỉ có nhiều fan ở Hàn Quốc, cô còn rất được yêu mến tại Trung Quốc. Nhờ đó, Chae Rim thuận lợi tiến công thị trường Hoa ngữ với hàng loạt tác phẩm đình đám như Tình trong biển tình, Dương môn hổ tướng, Công chúa Thăng Bình...
Chae Rim kết hôn với nam ca sĩ Lee Seung Hwan vào tháng 5/2003. Thế nhưng hôn nhân của hai người chỉ kéo dài trong hơn 2 năm. Đến tháng 3/2014, người đẹp và diễn viên Trung Quốc Cao Tử Kỳ công khai chuyện hẹn hò. Vào tháng 10 năm đó, hai người trở thành người một nhà.
2. Kim So Yeon
Nhân vật phản diện Heo Young Mi được coi là vai diễn để đời của Kim So Yeon. Từ ánh mắt, nụ cười và cách nói năng của cô nàng đều toát lên vẻ mưu mô, thủ đoạn của Young Mi. Tuy nhiên, cái bóng quá lớn của nhân vật Young Mi lại ảnh hưởng tiêu cực đến sự nghiệp của Kim So Yeon. Những vai diễn của cô giai đoạn từ năm 2001 đến 2005 đều không mấy ấn tượng.
Với mong muốn có sự đột phá, Kim So Yeon quyết định lấn sân thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên những bộ phim cô góp mặt cũng không thành công. Vì vậy, Kim So Yeon tạm nghỉ một thời gian để tìm lại đam mê trong diễn xuất.
Đến năm 2009, sự nghiệp của Kim So Yeon hồi sinh với vai sát thủ Kim Seon Hwa trong bom tấn truyền hình Iris. Dù chỉ là vai phụ nhưng người đẹp vẫn thu hút sự chú ý của đông đảo khán giả nhờ diễn xuất tuyệt vời. Kim So Yeon tiếp tục chinh phục cảm tình người xem với vai diễn trong những bộ phim nhưProsecutor Princess, Two Weeks, I Need Romance 3...
3. Jang Dong Gun
Jang Dong Gun đốn tim hàng triệu khán giả với vai diễn Yoon Hyung Chul trong Tình yêu trong sáng. Hyung Chul không chỉ điển trai, giàu có, giỏi giang mà còn rất ngọt ngào, lãng mạn. Anh yêu Sun Mi sâu sắc và luôn ở bên quan tâm, động viên cô.
Sau Tình yêu trong sáng, Jang Dong Gun tạm xa màn ảnh nhỏ để tập trung phát triển sự nghiệp trên màn ảnh rộng. Anh gây tiếng vang với nhiều bộ phim điện ảnh ăn khách như Friends, Taegukgi: The Brotherhood of War... Mãi đến năm 2012, Jang Dong Gun mới trở lại màn ảnh nhỏ với dự án phim AGentleman's Dignity. Nam diễn viên này đã chứng minh rằng dù ở độ tuổi 40 nhưng anh vẫn sở hữu sức hút mãnh liệt.
Hiện tại, Jang Dong Gun vẫn thuộc hàng sao hạng A trong làng giải trí xứ sở Kim chi. Bên cạnh đó, anh còn có tổ ấm hạnh phúc đáng ngưỡng mộ với người đẹp Go So Young. Jang Dong Gun và Go So Young kết hôn năm 2010, và lần lượt chào đón hai thiên thần nhí vào tháng 10/2010 và tháng 2/2014.
4. Han Jae Suk
Tham gia Tình yêu trong sáng, Han Jae Suk vào vai anh chàng Kim Woo Jin ấm áp, tốt bụng. Woo Jin yêu Young Mi tha thiết, ngay cả khi phát hiện ra bản chất xấu xa của cô.
Sau Tình yêu trong sáng, Han Jae Suk còn góp mặt trong một số bộ phim đáng chú ý như Bốn chị em gái, Giày thủy tinh... Tuy nhiên, tên tuổi của anh bị ảnh hưởng nghiêm trọng sau khi vướng vào scandal trốn tránh nghĩa vụ quân sự.
Mấy năm trở lại đây, Han Jae Suk vẫn rất chăm chỉ đóng phim. Tuy nhiên, anh đã không còn vị thế như trước nữa khi chủ yếu chỉ thể hiện vai thứ chính.
Han Jae Suk hẹn hò với nữ diễn viên Park Sol Mi sau khi hợp tác chung trong bộ phim The Great Merchant. Cặp đôi này kết hôn vào năm 2013 và có con đầu lòng vào đầu năm 2014. Park Sol Mi hiện đang mang bầu lần hai.
5. Kim Jung Eun
Nhân vật nữ phát thanh viên xinh đẹp và tài năng Yoo Joo Hee trong Tình yêu trong sáng là vai diễn nổi bật trong những năm đầu gia nhập làng giải trí của người đẹp Kim Jung Eun. Cô nàng thực sự bước lên hàng sao hạng A với tác phẩm Lovers in Paris năm 2004.
Mấy năm gần đây, Kim Jung Eun không còn nổi tiếng như trước nữa. Thế nhưng, cô vẫn luôn được đảm nhận vai chính trong nhiều dự án phim. Tác phẩm gần đây nhất của người đẹp là Make a Woman Cry.
Cuối tháng 6/2015, Kim Jung Eun bị phát hiện hẹn hò đại gia. Theo đó, người đẹp đang yêu người thừa kế của một tập đoàn lớn tại Hàn Quốc.
Theo Hiểu Lan/VietNamNet
Những sao phụ 'Tây du ký 1986' là doanh nhân thành đạt Khi tham gia bộ phim kinh điển năm xưa, họ chỉ là những cái tên nhỏ. Rời ánh đèn sân khấu, không ít nghệ sĩ đã tìm hướng đi riêng và thành công trên thương trường. "Vạn Thánh công chúa" Trương Thanh - Bà chủ tịch tập đoàn danh giá Trương Thanh nổi tiếng nhờ vai Vạn Thánh công chúa - người tình...