Thấy con ngồi dáng chữ W, ông bố MC ngay lập tức điều chỉnh và cảnh báo các bố mẹ về hậu quả khôn lường sẽ xảy đến
Ban đầu tưởng con ngồi bình thường, thoải mái là được, nhưng rồi khi tìm hiểu kỹ hơn, ba Ninh Ninh đã thấy thật sự lo lắng trước những hậu quả khôn lường từ dáng ngồi chữ W.
Hành trình nuôi dưỡng một đứa trẻ đòi hỏi bố mẹ phải luôn sát sao theo dõi để phát hiện ra những sự việc bất thường, từ đó có cách xử trí, điều chỉnh thích hợp. Không chỉ ở vấn đề dinh dưỡng, sức khỏe, vui chơi mà còn là những biểu hiện liên quan đến vận động của con, trong đó có cả dáng ngồi khác lạ. Câu chuyện mà anh Ninh Quang Trường (ông bố vừa làm MC, đạo diễn truyền hình, vừa chăm con cực khéo với biệt danh Ba Ninh Ninh) chia sẻ về trường hợp của bé Cá (2 tuổi) – với dáng ngồi chữ W sẽ giúp các bố mẹ lưu tâm đến một vấn đề rất thường gặp ở trẻ, nhưng để lại hậu quả khó lường.
Sau khi tham khảo ý kiến của bác sĩ chỉnh hình, ba Ninh Ninh nhận biết được hậu quả từ dáng ngồi tưởng chừng như bình thường của con.
Ba Ninh Ninh chia sẻ: “Hồi bắt đầu biết ngồi, mình thấy Cá rất ngoan, tự ngồi chơi rất lâu, đồ chơi chả có gì mấy nhưng cứ nhẩn nha ngồi tự chơi tự hát không cần người lớn. Nuôi con nhỏ mà được một lúc nghỉ ngơi như thế thì còn gì bằng, chứ mà con cứ lon ton chạy khắp nơi thì đuổi theo cũng đủ mệt lắm rồi. Thế nhưng rồi mình để ý thấy dáng ngồi của Cá có gì đó sai sai, không ổn lắm. Cá ngồi theo kiểu quỳ, xoè hai chân ra phía sau. Ngồi kiểu này thấy con rất thích, chơi lâu, tập trung. Bình thường ngồi thẳng hay ngồi khoanh chân thì chỉ thấy chơi một lúc là chán. Mình cứ nghĩ là con thích ngồi kiểu gì thì ngồi, nó phải thấy thoải mái thì mới ngồi như thế, chắc không sao”.
Thế nhưng mọi chuyện không đơn giản như thế, khi bố Cá chụp ảnh gửi cho bạn là bác sĩ chỉnh hình thì mới phát hiện ra dáng ngồi của con trai có tên là CHỮ W – Một dáng ngồi trẻ rất thích nhưng không hề tốt cho trẻ. Các bố mẹ có thể quan sát, thấy đầu gối bé sẽ uốn cong, gập về sau và hai bàn chân dạng ra. Nếu nhìn từ trước ra sau hoặc trên xuống dưới, sẽ thấy rõ chân và gối bé gập hệt như chữ W.
Video đang HOT
Sau khi phát hiện được nguyên nhân, hậu quả, ba Ninh Ninh đã có những điều chỉnh phù hợp, giúp sửa tật ngồi dáng chữ W của con.
Tìm hiểu sâu hơn về nguyên nhân khiến trẻ thích ngồi dáng chữ W, ba Ninh Ninh được biết: “Các bố mẹ cứ nhìn ảnh Cá là biết con rất thích ngồi dáng chữ W như vậy. Bởi do cấu trúc xương chân của con chưa hoàn thiện nên cách ngồi này giúp con cảm giác cân bằng tốt hơn, ngồi rất vững và khá thoải mái, nhất là khi chơi một mình. Cách ngồi này của con có thể kéo dài từ 6 tháng tuổi đến tận 3 tuổi, nếu không can thiệp có thể thành tật đến tận lớn”.
Dù dáng ngồi ấy mang lại cho trẻ cảm giác cân bằng, ưa thích và tập trung khi chơi, nhưng nếu cứ để trẻ ngồi dáng chữ W thì sẽ mang lại những hậu quả khôn lường: “Dáng ngồi chữ W về lâu dài có thể khiến trẻ dễ bị trật khớp hông vì dồn trọng tâm cho hông và khớp gối. Cũng vì ép cơ hông và cơ chân khiến các dây chằng lại trong phạm vi hẹp khiến trẻ dễ bị co rút, thậm chí có thể làm biến dạng cấu trúc xương hông của bé. Dáng ngồi này cũng có thể gây ra chứng loạn sản xương hông, một chứng bệnh về xương khớp không chỉ làm biến dạng hình thể mà còn làm cho bé bị ảnh hưởng sức khỏe. Ngoài ra, các khớp bị nới lỏng, dẫn đến những bất thường trong liên kết xương và dáng đi của các bé. Các cơ ở thân không phát triển vì không được hoạt động nhiều. Trẻ sẽ gặp vấn đề về cân bằng, phối hợp, hạn chế kĩ năng vận động đòi hỏi phải sử dụng những loại cơ lớn. Chân bé phát triển cong, khuềnh hay lúc đi đứng có dáng chân hình chữ X. Trong tương lai có thể khiến con gặp phải nhiều bất cập trong các kỹ năng vận động”.
Ngoài nhắc nhở: “Ngồi lại đi con”, cầm chân chỉnh nắn dáng ngồi cho con, ông bố MC còn sắp xếp những không gian hoạt động thích hợp hơn như ngồi bàn Nhật thấp, ngồi gối đệm… để tránh việc con ngồi dáng chữ W.
Hiểu được những tác hại của dáng ngồi khác lạ của bé Cá, ba Ninh Ninh đã ngay lập tức bắt tay vào sửa ngay thói quen không tốt cho con: “Ngay khi mình biết đến thông tin về ngồi chữ W, mình thường để ý đến con hơn. Ban đầu thấy con ngồi như vậy, mình nói với con: ‘Ngồi lại đi con!’ rồi nhẹ nhàng cầm chân con chỉnh lại dáng khác, làm như vậy vài lần là Cá nhớ. Bây giờ mỗi lần thấy con ngồi chân chữ W, người lớn nhắc: ‘Ngồi lại đi con!’ là Cá tự biết cách chỉnh lại chân. Nhưng điều đó không có nghĩa là Cá nhớ và không bao giờ ngồi chữ W nữa, nhưng con có để ý mỗi lần bắt đầu ngồi, chỉ thỉnh thoảng con quên mới ngồi như cũ và không còn thường xuyên như trước nữa”.
Ngoài ra, đoán biết mỗi lần con chơi lâu hay cần ngồi lâu, ba Ninh Ninh lại chọn cho con các không gian phù hợp. Tuỳ theo trò chơi có thể ngồi vào bàn ghế, ngồi bàn Nhật thấp, ngồi gối đệm, để việc ngồi lâu của con không bị mỏi, không bị với, để được chân thoải mái, như vậy con cũng hạn chế ngồi chân chữ W.
Ông bố đảm tin rằng chỉ cần để ý một chút, bố mẹ sẽ dễ dàng điều chỉnh được dáng ngồi cho con, nhưng nếu lơ là thì hậu quả lâu dài sẽ khó có thể khắc phục được. Vì vậy, anh muốn chia sẻ lại câu chuyện của bé Cá như một lời gửi gắm, nhắc nhở đến các bố mẹ khác rằng hãy sát sao theo dõi em bé của mình hơn.
Theo Helino
Có nên cạo gió khi cơ thể nhức mỏi?
Mẹ tôi 55 tuổi bị thoái hóa khớp, hay xoa bóp và cạo gió nhưng cơn đau vẫn không giảm. Xin hỏi có nên tiếp tục phương pháp này?
Ảnh minh họa
Bà hay nhức mỏi ở cổ tay và khớp gối. Xin bác sĩ tư vấn những phương pháp giảm đau hiệu quả và an toàn. (Hà Anh)
Trả lời:
Cạo gió, xoa bóp hầu như không mang lại hiệu quả trong điều trị các bệnh lý liên quan đến thoái hóa khớp. Sau khi cạo gió, người bệnh cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn là do tác động cơ học tạo ra hiệu ứng tức thời. Những phương pháp này chỉ giúp giảm đau trong thời gian ngắn, không điều trị triệt để bệnh, cơn đau vẫn sẽ tái phát.
Cạo gió là dùng dụng cụ tác động lực liên tục trên da gây đau tại chỗ, khi đó cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách tiết ra chất giảm đau là endorphins. Chất này giống như morphin tự nhiên của cơ thể có tác dụng giảm đau, tạo ra cảm giác dễ chịu. Thói quen này lặp lại nhiều lần khiến người bệnh dễ bị nghiện và lệ thuộc.
Khi bị đau nhức, người bệnh nên đến bệnh viện khám để được bác sĩ chẩn đoán đúng bệnh. Nên vận động các khớp, tránh mang vác nặng, đứng, đi bộ hay leo cầu thang quá nhiều. Ngoài ra, cần ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, nhiều rau xanh và sữa để cung cấp vitamin và canxi. Tránh thức ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, tránh đồ có cồn, thuốc lá, thức khuya, nên duy trì chế độ tập luyện thể thao hợp lý theo từng độ tuổi.
Bác sĩ Nguyễn Thành Nhân
Khoa Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM
Theo VNE
3 vấn đề hay gặp ở khớp gối và cách khắc phục Đau khớp gối có thể gặp ở mọi lứa tuổi, và tất cả những người bị tình trạng này đều có một mục tiêu chung: muốn tiếp tục vận động. Khi nói đến vận động lành mạnh, khớp gối là một phần thiết yếu. Hiểu được những gì bên trong khớp gối, cũng như cách bảo vệ và chăm sóc chúng, rất quan...