Thấy cộm mắt, người phụ nữ đi khám bất ngờ phát hiện “sinh vật lạ” trong mắt
Một người phụ nữ thấy mắt của mình có hiện tượng đau, cộm, nhìn mờ, sau khi kiểm tra, bác sĩ bất ngờ phát hiện trong mắt của người bệnh có giun còn sống.
Mới đây, đại diện Bệnh viện Việt Nam-Thụy Điển Uông Bí ( Quảng Ninh) cho biết, các bác sĩ Khoa Mắt của đơn vị đã tiến hành gắp 1 con giun dài 10cm còn sống trong mắt nữ bệnh nhân quê huyện Thủy Nguyên (Tp.Hải Phòng).
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, người bệnh đến Bệnh viện Việt Nam-Thụy Điển Uông Bí khám với triệu chứng đau mắt, cộm, nhìn mờ. Sau khi tiến hành kiểm tra, các bác sĩ phát hiện có một con giun trong mắt của người bệnh.
Theo đó, các bác sĩ đã cẩn trọng dùng dụng cụ chuyên dụng gắp con giun sán ra ngoài. Việc giun, sán ở trong mắt lâu dần sẽ gây ra viêm, chảy nước mắt, cộm ngứa. Nếu để lâu không được phát hiện và lấy ra sẽ khiến cho người bệnh nhìn mờ, khó khăn trong sinh hoạt.
Cũng theo bác sĩ Bệnh viện Việt Nam-Thụy Điển Uông Bí, nguyên nhân khiến người bệnh mắc giun, sán có thể từ đồ ăn, tay chân tiếp xúc với ấu trùng hoặc cũng có thể bị lây từ chó, mèo.
Để tránh nhiễm các loại giun, sán nói chung, mọi người cần ăn chín, uống sôi, vệ sinh tay sạch sẽ, vệ sinh môi trường sống xung quanh, tẩy giun định kỳ và hạn chế tiếp xúc với chó, mèo…
Video đang HOT
Con giun dài 10cm được bác sĩ gắp ra khỏi mắt của người bệnh.
Theo các bác sĩ, những dấu hiệu gợi ý bị mờ mắt do nhiễm giun, sán và cần đến bệnh viện sớm để thăm khám gồm:
- Mờ mắt kéo dài không rõ nguyên nhân, mờ mắt có tính chất tái đi tái lại;
- Mờ mắt nhưng không đau, không viêm đỏ;
- Nhìn mờ cảm giác như nhìn qua sương mù, nhìn thấy nhiều bóng đen (hiện tượng ruồi bay);
- Đôi khi kèm theo dấu hiệu toàn thân như mệt mỏi, mẩn ngứa da, nổi mề đay dị ứng.
Để phát hiện bản thân có nhiễm giun sán hay không, cần phải làm các xét nghiệm chuyên sâu để phát hiện ấu trùng giun sán.
Vị trí nếu nặn mụn coi chừng nguy hiểm tính mạng?
Bạn không thể tùy tiện nặn mụn ở bất cứ chỗ nào khi cảm thấy "ngứa mắt" đâu, vì sẽ rất nguy hiểm đấy.
Vị trí nặn mụn coi chừngnguy hiểm
Có nhiều vị trí nguy hiểm bạn không thể nặn được mụn.
Theo các chuyên gia da liễu, mụn mọc ở vùng mũi và hai bên khóe miệng được coi là vùng "tam giác tử thần". Cách xác định vị trí đơn giản nhất là úp bàn tay lên mặt, mụn mọc trong khu vực bàn tay thì tuyệt đối không được nặn.
Lý giải về nguyên nhân không thể nặn mụn ở vùng này, các nhà khoa học cho biết, mạch máu nằm ở vùng miệng và mũi chảy ra phía sau đầu, nối trực tiếp tới não bộ. Bất kỳ sự nhiễm trùng nào ở khu vực này cũng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến trung tâm thần kinh, dẫn tới nguy cơ mất thị lực, liệt vĩnh viễn hay thậm chí là tử vong.
Còn theo Trung y, phần dưới chóp mũi (hay phía trên môi) nơi có huyệt Nhân trung, là huyệt đạo trọng yếu. Việc nặn mụn sẽ tác động vào huyệt và ảnh hưởng tới cả cơ thể gây choáng đầu, hoa mắt. Mụn ở xung quanh miệng (mép và cằm) có thể là mụn đinh râu, nếu tự ý nặn có thể gây ra các biến chứng như lan vào xoang mặt, viêm tắc tĩnh mạch não, nhiễm trùng máu...
Loại mụn nào tuyệt đối không tự nặn?
Mụn đinh râu: Đây là loại mụn (dạng nhọt) rất độc, thường xuất hiện ở vùng miệng (môi, mép, cằm), xung quanh mũi (kể cả trong lỗ mũi...).
BS Long lưu ý, đây là loại mụn độc, nguy hiểm nên cần tới gặp bác sĩ da liễu để xử lý, điều trị bằng thuốc kháng sinh. Không tự ý dùng tay, nhất là tay bẩn để tự nặn. Dùng tay để nặn sẽ làm cho các vi khuẩn xâm nhập vào hệ thống tĩnh mạch, dẫn đến nhiễm trùng máu, thậm chí có biến chứng xấu. Đây là một dạng nhiễm trùng toàn thân tương đối nghiêm trọng, nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể gây tử vong.
Mụn thịt: Loại mụn này nhỏ, đường kính từ 1-2mm, thường mọc thành đám ở vùng quanh mắt, dưới lông mày, trên mí mắt. Khi mới xuất hiện, nó có kích thước khá nhỏ, thường có màu trắng hoặc vàng, nếu bị kích thích sẽ có màu đỏ. BS Long cho hay, không dùng tay "cậy" mụn, mà phải tới cơ sở y tế để được đốt điện, mụn sẽ hết. Đây là vị trí huyệt đạo quan trọng nên nếu cố mọi cách tự nặn mụn, sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.
Mụn đầu đen: Đây là loại mụn thường xuất hiện quanh mũi và thường xuyên "được" chủ nhân nặn. Tuy nhiên, BS Long cho rằng, không được dùng móng tay để nặn loại mụn này vì dễ nhiễm trùng, trầy xước. Thường thì nhân viên y tế sẽ dùng dụng cụ có đầu tròn, nhỏ để ấn vào mụn để làm nhân mụn bật lên.
Để phòng ngừa mụn, nên giữ da thông thoáng bằng cách rửa mặt bằng nước sạch, lau mồ hôi, không tự ý cào xước để tránh bị nhiễm trùng. Trong trường hợp mụn sưng to, kèm theo triệu chứng nóng, đỏ và đau nhức, sốt li bì, người bệnh nên đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời. Không tự ý mua thuốc da liễu điều trị mụn, đây là các loại thuốc cần bác sĩ kê đơn.
Nghiện món vạn người mê, cụ bà bị kén sán ken đặc khắp cơ thể Đi kiểm tra sức khoẻ, cụ bà choáng váng khi trên phim X- quang kén sán như hạt gạo ken đặc khắp cơ thể. Đó là tình cảnh của bệnh nhân N.T.H (sinh năm 1948 tại Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) khi đi kiểm tra sức khoẻ tại Bệnh viện Hữu nghị Lạc Việt (Vĩnh Phúc). Bà cho biết, thi thoảng cảm giác khó...