Ốm liệt giường vì không uống đủ 4 lít nước ngọt mỗi ngày
Cô gái 20 tuổi người Anh nghiện nước ngọt có ga tới mức ngày nào cũng uống ít nhất 4 lít loại nước này nếu không sẽ ốm nặng.
Natasha, 20 tuổi, sống ở Southampton, Anh, hiện đang là một blogger về làm đẹp. Cô gái này trở nên nổi tiếng không chỉ nhờ vẻ ngoài xinh đẹp của mình mà vì một thói quen có phần kỳ lạ, đó là uống tới 4 lít nước có ga mỗi ngày trong suốt 4 năm qua.
Natasha uống 4 lít nước ngọt có ga mỗi ngày.
Ban đầu, Natasha uống các loại nước ngọt có ga theo lời khuyên của bác sĩ để khắc phục tình trạng lượng đường trong máu thấp.
“Việc đầu tiên tôi làm mỗi sáng là uống một ly Pepsi. Tôi được bác sĩ khuyên nên dùng đồ uống có đường, vì vậy tôi uống Pepsi hàng ngày và cuối cùng trở thành thói quen không thể bỏ” – nữ blogger chia sẻ.
Hiện mỗi ngày Natasha uống từ 2 – 4 lít Pepsi. Trung bình mỗi tháng cô gái trẻ tiêu tốn 90 bảng Anh (khoảng 2,7 triệu đồng) cho thứ đồ uống này.
Trên thực tế, tình trạng lượng đường trong máu thấp hay còn gọi là hạ đường huyết, có thể do ăn không đủ carbs. Nếu không được điều trị, tình trạng này khiến con người cảm thấy yếu ớt, thậm chí có thể gây co giật hoặc ngất xỉu.
Natasha cho biết cô “khó ăn” và “không thích ăn” nên thay thế bằng đồ uống. “Một số người thích ăn vặt, trong khi tôi thích uống – mọi đồ uống từ nước đến cà phê, sữa lắc, trà và tất nhiên là Pepsi”, Natasha nói, nhưng cô lo ngại rằng “nỗi ám ảnh” với đồ uống có ga sẽ khiến cô gặp các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Theo đó, nhịp tim của Natasha rất nhanh, chỉ cần đi lên cầu thang là cô gái gần như không thở nổi. Tuy nhiên, vì bản thân vốn đã bị thiếu máu và khó ăn uống nên Natasha không chắc liệu triệu chứng này có liên quan đến thói quen uống nước có ga hay không. Thậm chí, nếu thiếu nước có ga trong một ngày, Natasha sẽ rơi vào tình trạng run rẩy, đổ mồ hôi và bị đau nửa đầu khủng khiếp.
Nước có ga ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?
Có rất nhiều khuyến cáo về ảnh hưởng xấu của việc lạm dụng nước ngọt có ga đối với sức khỏe như béo phì, tiểu đường, bệnh tim mạch.
Ảnh minh họa.
Video đang HOT
Nhiều người cho rằng, việc sử dụng các sản phẩm đồ uống có ga mới không calo, ít đường sẽ là một lựa chọn lành mạnh mà vẫn sảng khoái thay thế cho cái loại nước có ga truyền thống. Tuy nhiên, bất cứ lợi nước có ga nào cũng đều gây hại cho sức khỏe.
Một nghiên cứu gần đây cho thấy chất làm ngọt nhân tạo có trong đồ uống có ga dành cho người ăn kiêng có thể làm tăng nguy cơ trầm cảm.
Các nhà khoa học Pháp nhận thấy những người uống nhiều đồ uống này có thể tăng nguy cơ mắc bệnh tim, như đột quỵ và đau tim.
Trên thực tế, những người nghiện nước ngọt có ga như nữ blogger Natasha không phải hiếm. Từng có trường hợp một người đàn ông Michael Sheridan sinh sống tại Ashbourne, quận Co Meath, Ailen nghiện nước ngọt có ga và liên tục uống tới xấp xỉ 6 lít nước ngọt có ga mỗi ngày.
Điều này khiến răng miệng của anh bị ảnh hưởng không nhỏ. Anh đã sống dựa vào chế độ ăn đặc biệt chỉ bằng sữa chua, súp và ngũ cốc trong chục năm qua vì không thể nhai được các dạng thức ăn cứng hơn. Hàm răng của Michael bị hỏng và anh phải nhổ cả 27 chiếc răng chỉ trong vòng 2 tiếng. Sau đó, các bác sĩ phải lắp 12 chiếc răng giả cho anh.
Làm gì để “cai” nước ngọt có ga?
Nước ngọt có ga thường có chứa calo rỗng (calo không chứa dinh dưỡng). Những chất này tác động đến não gây ra cảm giác “nhớ” khiến người uống “thèm” nước ngọt. Do vậy, việc bỏ thói quen uống nước ngọt có ga là không hề dễ dàng.
Cách tốt nhất để cai nước ngọt có ga là giảm mức tiêu thụ một cách từ từ, không nên cắt giảm đột ngột khiến cơ thể không thể thích nghi. Với những người mới bắt đầu cai uống nước ngọt có ga, có thể sử dụng soda ăn kiêng thay thế cho nước ngọt có ga trong những ngày đầu. Soda ăn kiêng mặc dù cũng không có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng sẽ tốt hơn là nước ngọt có ga thông thường.
6 cách giảm acid uric máu liên quan đến bệnh gout
Acid uric máu tăng cao là mối nguy hiểm cho sức khỏe, liên quan mật thiết những cơn đau dữ dội cho người bị bệnh gout.
Hãy thực hiện 6 cách dưới đây để giảm acid uric máu.
Acid uric là hợp chất được tạo thành trong cơ thể do quá trình thoái giáng các nhân purin và sẽ được cơ thể đào thải ra ngoài chủ yếu thông qua đường nước tiểu.
Acid uric máu có nguồn gốc nội sinh và ngoại sinh. Nguồn gốc nội sinh là khi các tế bào chết đi, nhân của chúng bị phá hủy và chuyển hóa thành acid uric. Nguồn gốc ngoại sinh là khi acid uric được tạo thành từ sự chuyển hóa thức ăn hoặc các con đường chuyển hóa khác.
Acid uric máu tăng cao là mối nguy hiểm cho sức khỏe, liên quan mật thiết của những cơn đau dữ dội cho người bị bệnh gout.
Acid uric thế nào là cao và các triệu chứng
Ở người bình thường, quá trình tổng hợp và đào thải luôn được cân bằng để giữ lượng acid uric trong máu ở mức an toàn cho cơ thể. Khi sự cân bằng này bị mất đi, hàm lượng axit uric trong máu sẽ không còn ở mức cho phép.
Để xác định nồng độ acid uric máu cần tiến hành xét nghiệm máu. Acid uric tăng cao khi nồng độ vượt 420 micromol/lít ở nam và 360 micromol/lít ở nữ.
Nhận biết việc acid uric máu tăng cao thông qua các triệu chứng:
Tăng acid uric máu thường biểu hiện thành các cơn gout cấp trên lâm sàng. Cơn gout cấp gây đau dữ dội ở một khớp, hay gặp nhất là ngón chân cái.Xuất hiện hạt tophi thường gặp ở mỏm khuỷu, vành tai, cạnh các khớp, có thể nhìn thấy màu trắng bên trongSưng đau, biến dạng các khớp.Bên cạnh đó, acid uric máu tăng cao còn dẫn tới các bệnh như: đau tủy xương, thiếu máu, tan máu, bệnh bạch cầu,... Đối với người cao tuổi, khi acid uric lắng đọng ở tim mạch sẽ gây viêm mạch máu, xơ vỡ động mạch, đột quỵ, thiểu năng mạch vành, viêm màng ngoài tim
Ăn gì để kiểm soát acid uric máu?
Dị ứng với thuốc hạ acid uric máu, phải làm gì?
Các cách giảm acid uric máu
Để có thể đưa ra phương pháp thích hợp nhất điều trị acid uric cao cần xác định rõ nguyên nhân gây ra tình trạng này. Cần được thăm khám, chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị kết hợp liệu pháp dự phòng. Đó là:
Hạn chế thực phẩm giàu purin
Purin là hợp chất tự nhiên trong một số loại thực phẩm. Khi cơ thể phân hủy purin, nó tạo ra acid uric. Quá trình chuyển hóa thức ăn giàu purin có thể dẫn đến bệnh gút do cơ thể tạo ra quá nhiều acid uric.
Cần lưu ý những thực phẩm có hàm lượng purin cao bao gồm: thịt thú rừng, cá hồi, cá ngừ, cá tuyết, cá mòi, cá cơm, cá trích, trai, thịt xông khói, các sản phẩm từ sữa và thịt đỏ (kể cả thịt bê), nội tạng, thực phẩm và đồ uống có đường, rượu bia.
Một số thực phẩm có hàm lượng purin vừa phải bao gồm: thịt nguội, giăm bông, thịt bò, thịt gia cầm, hàu, tôm, cua... nên ăn với mức độ có kiểm soát.
Một số thực phẩm có hàm lượng purin thấp bao gồm: các sản phẩm sữa ít béo và không có chất béo; bơ đậu phộng và hầu hết các loại hạt; các loại trái cây và rau quả; cà phê; gạo nguyên hạt, bánh mì và khoai tây.
Tránh các loại thuốc làm tăng acid uric
Một số loại thuốc có thể làm tăng nồng độ acid uric (thuốc lợi tiểu, thuốc ức chế miễn dịch, aspirin liều thấp). Tuy nhiên, thuốc được kê là để điều trị bệnh, nhiều khi lợi ích cao hơn nguy cơ, vì vậy khi phải uống thuốc cần trao đổi với bác sĩ chứ không tự ý thay đổi bất kỳ loại thuốc nào.
Duy trì trọng lượng cơ thể
Béo phì làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout, đặc biệt là ở những người trẻ. Thừa cân cũng làm tăng nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa. Nó có thể làm tăng huyết áp và cholesterol, đồng thời làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.
Nhưng ngược lại, việc giảm cân quá nhanh, đặc biệt là khi nhịn ăn, có thể làm tăng nồng độ acid uric. Vì vậy, nên lập kế hoạch giảm cân bền vững, chẳng hạn như trở nên năng động hơn, chọn chế độ ăn uống cân bằng và thực phẩm giàu dinh dưỡng.
Tránh rượu và đồ uống có đường
Uống nhiều rượu và đồ uống có đường liên quan đến tăng nguy cơ phát triển bệnh gout. Rượu và đồ uống có đường cũng bổ sung lượng calo không cần thiết vào chế độ ăn uống, gây tăng cân và các vấn đề trao đổi chất.
Bổ sung vitamin C
Uống bổ sung vitamin C có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh gút. Một phân tích tổng hợp năm 2011 cho thấy vitamin C làm giảm đáng kể nồng độ acid uric trong máu. Nồng độ acid uric giảm có thể làm giảm nguy cơ bị bệnh gút.
Khám sức khỏe và xét nghiệm máu định kì
Trong bệnh gout, acid uric hình thành các tinh thể trong khớp, thường ở bàn chân và ngón chân cái, gây sưng tấy và đau đớn. Một số người cần điều trị bệnh gout bằng thuốc, nhưng thay đổi chế độ ăn uống và lối sống cũng rất hữu ích, giúp giảm nồng độ acid uric trong máu, giảm nguy cơ bùng phát cơn gout cấp.
Nếu tình trạng các cơn gout cấp xảy ra thường xuyên và nặng nề, nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra và tư vấn cụ thể.
Cho trẻ uống nước như thế nào là đúng cách và tốt cho sức khỏe? Cho trẻ uống nước như thế nào là đúng cách? Thực tế không có nhiều bà mẹ cho con uống nước đúng cách trong khi nước rất cần thiết cho cơ thể. 1. Trẻ cần bao nhiêu nước? Nước rất cần thiết cho cơ thể, nước lọc là lựa chọn đồ uống tốt nhất cho trẻ với lượng calo bằng 0. Nước giữ...