Thầy cô tự tin dạy chương trình mới
Trong bối cảnh dịch bệnh, cán bộ, giáo viên tham gia bồi dưỡng chương trình mới dưới hình thức trực tuyến và tự bồi dưỡng tại nhà.
Ngành giáo dục tỉnh Kon Tum cũng chủ động hỗ trợ SGK cho học sinh khó khăn.
Học sinh vùng khó huyện Tu Mơ Rông làm quen với chương trình SGK lớp 1.
Đảm bảo 100% học sinh có SGK
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, cuộc sống của người dân gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, năm học mới đang đến gần, ngành giáo dục tỉnh Kon Tum đã và đang huy động, hỗ trợ SGK cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, đảm bảo tất cả các em đều có sách đến trường.
Thầy An Văn Sáu, Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum) cho biết, năm học 2021-2022 thực hiện chương trình mới đối với lớp 2 và lớp 6. Do đó, đơn vị đã chỉ đạo các trường lên danh sách những em học sinh có hoàn cảnh khó khăn để lên phương án hỗ trợ kịp thời.
Qua đó, khối lớp 1, lớp 2 và lớp 6 có khoảng 600 em học sinh hoàn cảnh khó khăn, không thuộc diện được hỗ trợ. Sau khi các trường lập danh sách, đơn vị đã tham mưu UBND huyện để xin kinh phí mua SGK cho các em học sinh.
Theo thầy Sáu, hiện tại UBND huyện đang làm tờ trình xin chủ trương của thường trực Huyện uỷ.
“Mặc dù đơn vị đã tham mưu lên UBND huyện để xin kinh phí mua SGK cho các em học sinh. Tuy nhiên, nếu kinh phí không đủ, đơn vị sẽ kêu gọi các mạnh thường quân hỗ trợ. Quan điểm của Phòng là đảm bảo tất cả các em học sinh đều có SGK khi bước vào năm học mới”, thầy Sáu chia sẻ.
Cũng theo thầy Sáu, trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, 100% cán bộ, giáo viên của các trường được tập huấn, bồi dưỡng chương trình mới bằng hình thức trực tuyến.
Video đang HOT
“Sau khi kết thúc hè, nếu tình hình dịch bệnh ổn định sẽ tổ chức tập trung để học chuyên đề, chính trị… Còn nếu dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp thì sẽ mượn điểm cầu của các xã để tổ chức”, thầy Sáu cho biết.
Cán bộ, giáo viên Trường Tiểu học Ngô Quyền tham gia tập huấn, bồi dưỡng chương trình SGK lớp 2.
Kế thừa, rút kinh nghiệm từ chương trình SGK lớp 1
Tương tự, cô Nguyễn Thị Mỹ Huế, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Ngô Quyền cho biết, năm học trước, cán bộ, giáo viên của đơn vị đã được tiếp cận chương trình SGK lớp 1. Do đó, năm học 2021-2022 khi đổi mới chương trình SGK lớp 2 thì cán bộ, giáo viên không còn bỡ ngỡ.
Theo cô Huế, toàn trường có khoảng 899 em học sinh. Năm học sắp tới có khoảng 203 em học sinh bước vào lớp 2. Trong đó có 19 em có hoàn cảnh khó khăn. Như năm học trước, các bậc phụ huynh có con học ở trường chủ động, tự nguyện hỗ trợ SGK mới, đồ dùng học tập cho những em có hoàn cảnh khó khăn. Các cán bộ, giáo viên trong trường cũng sẵn sàng hỗ trợ, chia sẻ với học sinh có hoàn cảnh khốn khó. Chính vì vậy, nhà trường không lo lắng về vấn đề thiếu SGK cho học sinh trong năm học mới.
Trước khi vào năm học mới đơn vị cũng đã tuyên truyền cho phụ huynh về việc thay đổi SGK lớp 2. Do đã tìm hiểu từ trước nên các bậc phụ huynh đồng tình ủng hộ và đăng kí mua bộ SGK phù hợp cho năm học mới.
Cũng theo cô Huế, đối với những bộ SGK cũ, học sinh gửi lại cho trường, đơn vị trao tặng cho một số trường vùng ven. Bên cạnh đó, giữ lại một số bộ SGK để hỗ trợ cho những em khó khăn, mồ côi…
Nữ hiệu trưởng cho hay, do trường ở vùng thuận lợi nên cơ sở vật chất, đường truyền Internet thuận lợi. Chính vì vậy, trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, cán bộ, giáo viên chủ chốt tham gia tập huấn trực tuyến tại trường. Tuy nhiên vẫn đảm bảo đeo khẩu trang, giữ khoảng cách an toàn.
Để bắt nhịp với chương trình mới, nhà trường khuyến khích các cán bộ, giáo viên tự bồi dưỡng tại nhà. Những phần nào chưa rõ, giáo viên có thể trao đổi, hỗ trợ nhau.
Để đáp ứng chương trình mới, Trường Tiểu học Ngô Quyền cũng chủ động sửa chữa cơ sở vật chất cần thiết, mua sắm thêm thiết bị dạy học. Bên cạnh đó, vừa qua Sở GD&ĐT cũng phân bổ thêm thiết bị: tivi, đàn, tủ đựng sách, bộ đồ dùng…
Rút kinh nghiệm từ chương trình SGK lớp 1, cô Huế cho hay, năm học này đơn vị sẽ chủ động xây dựng chương trình ngay từ đầu năm. Bên cạnh đó, tiếp tục kế thừa, phát huy những thành tích đã đạt được trong năm học cũ. Ngoài ra, giáo viên chủ động chia sẻ kinh nghiệm, linh hoạt thay đổi phương pháo giảng dạy để phù hợp với các em học sinh.
“Cán bộ, giáo viên trong trường đã được tập huấn, bồi dưỡng và tự bồi dưỡng. Chính vì vậy, nhà trường sẵn sàng bước vào năm học 2021-2022 với chương trình mới”, cô Huế chia sẻ.
Ngành Giáo dục triển khai thực hiện Nghị quyết 84/NQ- CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ.
Dạy các môn học mới với lớp 6: Nhận diện khó khăn, giải pháp hợp lý
Chương trình giáo dục phổ thông 2018 với lớp 6 có sự xuất hiện môn học mới, nhiều trường xác định đây là thách thức không nhỏ để triển khai hiệu quả, đặc biệt trong bố trí đội ngũ.
Các cơ sở giáo dục cần đặt quyết tâm thực hiện chương trình lên hàng đầu.
Tuy nhiên, tinh thần của các trường là phát huy tối đa thuận lợi, nhận diện rõ khó khăn để có giải pháp triển khai hiệu quả nhất.
Chọn giáo viên tốt nhất dạy lớp 6
Hiện tổng số cán bộ quản lý, giáo viên (GV) THCS toàn huyện Thanh Thủy (Phú Thọ) là 364 người; trong đó 34 cán bộ quản lý, 307 GV trong biên chế; 23 GV hợp đồng. Cơ cấu GV tương đối hợp lý giữa các nhà trường, bộ môn. Theo Trưởng phòng GD&ĐT Nguyễn Anh Tuấn, phòng GD&ĐT đã chỉ đạo các trường rà soát, lên kế hoạch dự kiến phân công GV dạy lớp 6 năm học 2021 - 2022. Qua rà soát, các trường lựa chọn đủ số lượng, cơ cấu GV thực hiện chương trình mới (lớp 6). Trong đó, tất cả GV được lựa chọn đều là GV tốt nhất của các nhà trường. 100% GV dạy lớp 6, cũng như các GV khác đều đang tích cực bồi dưỡng, tập huấn theo chương trình tập huấn của Bộ/sở GD&ĐT; đồng thời với tự nghiên cứu, tự bồi dưỡng.
Chú trọng đặc biệt đến đội ngũ, nhưng khi chia sẻ về khó khăn, điều đầu tiên ông Nguyễn Anh Tuấn đề cập đến cũng là vấn đề này. Theo đó, có cơ sở giáo dục còn thiếu GV theo phân môn. Ví dụ, có trường chỉ có 1 GV Hóa học, việc bảo đảm giảng dạy theo chương trình hiện hành (môn Hóa chỉ có ở lớp 8, lớp 9) đã khó khăn, nay thêm môn Khoa học Tự nhiên ở khối lớp 6, chắc chắn sẽ là thách thức không nhỏ với các cơ sở giáo dục. Hơn nữa, trình độ chuyên môn của GV không đồng đều. Có GV rất tâm huyết, trách nhiệm, năng lực chuyên môn vững vàng; nhưng cũng có bộ phận GV còn tư tưởng ỷ lại, ngại đổi mới, chưa có ý thức phấn đấu...
Tại Trường THCS Nam Từ Liêm (Hà Nội), thông tin từ Hiệu trưởng Hoàng Thị Yến, đội ngũ GV được chọn dạy chương trình, SGK mới đều là người có chuyên môn vững; đa số là GV cốt cán, có khả năng tiếp cận nhanh việc đổi mới chương trình và phương pháp dạy học. Tuy nhiên, khó khăn với trường là GV dạy ngoại ngữ 2 (môn tự chọn) không có trong biên chế, GV hợp đồng cũng không có nguồn để tuyển.
Với môn Lịch sử và Địa lý, Khoa học Tự nhiên, các kiến thức của từng phân môn rất rõ ràng nên bố trí GV đúng chuyên môn để giảng dạy không khó. Nhưng sắp xếp thời khóa biểu cho những GV dạy môn này sẽ gặp khó khăn do thầy cô còn dạy ở các khối lớp đang thực hiện chương trình hiện hành. Với Hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp, nội dung các chủ đề phong phú, đòi hỏi GV có kiến thức về mọi mặt và kỹ năng tổ chức hoạt động. Đây cũng là khó khăn khi phân công GV thực hiện vì thầy cô hầu hết chỉ được đào tạo sâu về một môn khoa học.
Giáo viên là người vận dụng sáng tạo chương trình mới vào tiết học. Ảnh minh họa
Chuẩn bị với quyết tâm cao nhất
Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học - THCS Ea Trol (Sông Hinh, Phú Yên), thầy Lê Xuân Thiều chia sẻ: Triển khai chương trình mới cho lớp 6, nhà trường có thuận lợi là đội ngũ nhiệt tình, có tinh thần học hỏi, tự học cao, yêu nghề... Tuy nhiên, khó khăn của trường là tỷ lệ GV trên lớp đủ theo quy định, nhưng lại thừa thiếu cục bộ. GV chỉ được đào tạo đơn môn nên khi dạy các bài dạy, chủ đề sẽ khó đạt hiệu quả cao. Chất lượng học tập của HS, đặc biệt là các hoạt động khó bảo đảm vì HS là người đồng bào dân tộc thiểu số, các kỹ năng tính toán, hành văn (diễn đạt, nói, viết...) còn yếu...
Nhận diện rõ khó khăn, nhà trường xác định giải pháp kiện toàn và nâng cao chất lượng đội ngũ. Kiến nghị với ngành tổ chức các lớp bồi dưỡng về những nội dung giáo dục mới. Trước mắt, trường sẽ động viên, khuyến khích đội ngũ hiện có triển khai chương trình mới hiệu quả nhất. Việc tổ chức các hoạt động cho HS cũng sẽ được tính toán hợp lý, để các em làm quen dần. "Chúng tôi nhận định, trong quá trình triển khai sẽ còn gặp nhiều khó khăn; tùy vào từng vấn đề để linh động giải quyết, bảo đảm thực hiện tốt Chương trình GDPT mới" - thầy Lê Xuân Thiều chia sẻ.
Đưa giải pháp với khó khăn của Trường THCS Nam Từ Liêm khi triển khai Chương trình, SGK lớp 6 năm học 2021 - 2022, cô Hoàng Thị Yến cho rằng: Do trường tự chủ tài chính, nên với GV dạy ngoại ngữ 2, có thể thực hiện liên kết với trung tâm ngoại ngữ, tiết kiệm kinh phí các hoạt động khác để chi trả lương GV. Với việc thực hiện hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, trường chọn GV có chuyên môn liên quan các kiến thức trong chủ đề, tổ chức soạn giáo án, dạy thử nghiệm, rút kinh nghiệm chung.
Song song với buổi tập huấn chương trình, SGK trực tuyến đang diễn ra, các tổ nhóm Trường THCS Thụy Liên, Thái Thụy, Thái Bình cùng sinh hoạt chuyên môn để thảo luận, góp ý, trao đổi tư liệu về xây dựng kế hoạch giáo dục, soạn giáo án, dự tiết dạy minh họa (mỗi môn tập huấn có 1 - 2 tiết dạy minh họa). Riêng với môn học mới, chia sẻ từ thầy Hiệu trưởng Nguyễn Tiến Dũng, nhà trường xác định trong quá trình thực hiện có vướng mắc nảy sinh sẽ chủ động điều chỉnh. Với môn Lịch sử và Địa lý, sau tập huấn về môn học diễn ra ngày 29/6, nhà trường sẽ thảo luận để có phương án sát thực tế nhất.
Chia sẻ giải pháp của các cơ sở giáo dục trên địa bàn khắc phục khó khăn khi triển khai chương trình mới, ông Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Thanh Thủy thông tin: Phòng cập nhật đầy đủ, kịp thời các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, sở GD&ĐT về việc thực hiện Chương trình, SGK GDPT mới.
Tiếp tục cho đội ngũ GV tập huấn Chương trình GDPT mới theo chương trình do Bộ, sở, phòng GD&ĐT tổ chức, đẩy mạnh việc tự học tự bồi dưỡng của GV. Cùng với đó, xây dựng kế hoạch giáo dục khoa học, phù hợp với tình hình cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ của nhà trường. Xây dựng các phương án bố trí, sắp xếp GV giảng dạy lớp 6, đặc biệt các môn Lịch sử và Địa lý, Khoa học Tự nhiên... Đặc biệt, phòng cần tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị bằng các nguồn ngân sách cấp trên, xã hội hóa, tăng cường đồ dùng tự làm... để có điều kiện tốt nhất thực hiện Chương trình GDPT mới.
Văn bản số 2613/BGDDT-GDTrH của Bộ GD&ĐT tạo điều kiện thuận lợi cho nhà trường, GV triển khai thực hiện chương trình giáo dục trung học năm học 2021 - 2022. Theo văn bản này, kế hoạch dạy học cũng như kiểm tra đánh giá linh hoạt hơn (phụ thuộc vào điều kiện thực tế của đơn vị); từ đó hiệu quả dạy và học sẽ được nâng lên. Các môn học mới như Khoa học Tự nhiên, Lịch sử và Địa lý... cũng được hướng dẫn triển khai khá cụ thể. - Thầy Lê Xuân Thiều
Nỗ lực để 100% học sinh có đủ sách giáo khoa trong khó khăn vì dịch bệnh Trong điều kiện dịch bệnh, HS có hoàn cảnh khó khăn cần hỗ trợ về SGK tăng lên. Các nhà trường, địa phương đang nỗ lực tìm giải pháp để bảo đảm đủ SGK cho HS, trong đó có các HS nghèo, trước năm học mới. Ảnh minh họa/ITN Huy động các nguồn hỗ trợ HS khó khăn Năm học 2021-2022, Trường Tiểu...