Thấy cơ thể có những thay đổi này cẩn thận mắc Parkinson mà không biết
Parkinson là bệnh rối loạn thoái hóa hệ thần kinh trung ương. Hiện người ta vẫn chưa tìm ra cách chữa trị tận gốc căn bệnh nên việc phát hiện sớm là rất quan trọng.
Bệnh Parkinson là một trong những bệnh về thần kinh thường xảy ra khi nhóm tế bào trong não bị thoái hóa, không thể kiểm soát được vận động của cơ bắp, khiến cho người bệnh đi lại khó khăn, cử động chậm chạp, chân tay run cứng. Khi bệnh nghiêm trọng hơn có thể ảnh hưởng đến các tế bào thần kinh, làm thiếu hụt dopamine.
Dù dày công nghiên cứu nhưng các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân mà chỉ có thể đưa ra một số yếu tố gây bệnh như: Do tuổi tác (lớn tuổi), do di truyền, do yếu tố môi trường, thậm chí có thể là do virus… Hiện cũng chưa có phương pháp nào có thể chữa khỏi hoàn toàn căn bệnh này mà chỉ có những biện pháp giúp cải thiện chất lượng cuộc sống, làm giảm tốc độ tiến triển của bệnh.
Vì thế việc phát hiện các triệu chứng của bệnh và điều trị kịp thời là rất quan trọng. Khi bị Parkinson bệnh nhân có thể có một hoặc một số dấu hiệu sau:
Run
Hiện tượng run do mắc Parkinson thường xảy ra ở môi, ngón tay, đôi khi cả bàn tay. (Ảnh minh họa)
Triệu chứng này xuất hiện ở hơn 50% bệnh nhân mắc bệnh Parkinson. Hiện tượng run thường xảy ra ở môi, ngón tay, đôi khi cả bàn tay lúc đang ở trạng thái nghỉ ngơi, nhưng sẽ biến mất khi hoạt động. Bàn tay sẽ lắc nhịp nhàng, thường từ 4-6 lần/giây, hoặc ngón tay bị run như thể lăn viên thuốc giữa ngón tay cái và ngón trỏ.
Giảm cảm giác về mùi
Ở giai đoạn đầu, bệnh Parkinson thường ảnh hưởng đến khứu giác của con người, làm cho bệnh nhân không có khả năng phân biết mùi của thực phẩm. Các chuyên gia của viện Nghiên cứu sức khỏe Thái Bình Dương ở Hawaii (Mỹ) cho biết hiện tượng khứu giác suy yếu có thể xảy ra ít nhất 4 năm trước khi bệnh Parkinson phát triển. Tình trạng mất khả năng nhận dạng mùi sẽ ngày càng nặng nếu không được chữa trị kịp thời.
Chữ viết thay đổi
Những người mắc Parkinson sẽ thấy chữ viết tay trông khác hơn so với trước, các con chữ ngày càng nhỏ đi và khít với nhau, việc cầm bút cũng trở nên khó khăn hơn.
Tính cách thay đổi
Bộ não là nơi điều khiển suy nghĩ, hành động, nhìn nhận và phản ứng với các tình huống thường ngày, nên sự thay đổi đột ngột trong tính cách cũng có thể là dấu hiệu sớm của bệnh Parkinson.
Video đang HOT
Phối hợp các hoạt động chậm chạp
Đây là một trong những dấu hiệu rõ rệt nhất ở giai đoạn đầu của bệnh Parkinson. Lúc này bất kỳ việc thay đổi tư thế hay thực hiện động tác bình thường nào như quay đầu, quay người, buộc dây giày… đều được làm với tốc độ chậm, không rõ ràng.
Nhiều người bệnh còn xuất hiện hiện tượng cứng cơ. Cơ bắp và các khớp có xu hướng cứng và không co giãn được. Khi đi bộ, cánh tay thường không đánh được, không lắc được; bàn chân có cảm giác như mắc kẹt dưới đất.
Khả năng giữ thăng bằng giảm sút
Bệnh nhân Parkinson thường có dáng người co cúi, hai vai gập xuống, đầu nhô ra phía trước. Bên cạnh việc phối hợp các hoạt động chậm chạp thì họ khó giữ được thăng bằng và dễ bị ngã.
Giọng nói yếu
Bệnh nhân Parkinson có thể bị thay đổi giọng nói, đó là giọng nói trở nên nhẹ nhàng, yếu ớt hoặc nói ngọng bất thường.
Khuôn mặt đơ cứng
Bệnh Parkinson xảy ra khi nhóm tế bào trong não bị thoái hóa, không thể kiểm soát, điều khiển được cử động nên những người bị bệnh rất khó biểu lộ cảm xúc, thường nhìn chằm chằm vào một khoảng không nào đó, mắt thì liên tục chớp.
Rối loạn giấc ngủ
Người mắc Parkinson có thể hét lên, nghiến răng trong khi ngủ. (Ảnh minh họa)
Theo các chuyên gia thần kinh học bệnh Parkinson có liên quan đến một dạng rối loạn hành vi trong giấc ngủ. Trong khi ngủ, những người mắc chứng Parkinson có thể hét lên, nghiến răng, đấm đá, thậm chí tấn công người khác. 40% dạng rối loạn này dễ dẫn đến nguy cơ phát bệnh Parkinson.
Vấn đề về đường ruột
Bệnh nhân Parkinson có thể bị táo bón hoặc các vấn đề về tiêu hóa, đặc biệt với người lớn tuổi. Lý do là bởi Parkinson ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh tự chủ, trong đó quy định hoạt động của cơ trơn ở ruột và bàng quang. Lưu ý táo bón liên quan đến Parkinson khác táo bón thông thường ở chỗ người bệnh thường có thêm cảm giác no, ngay cả khi ăn rất ít và tình trạng này thường kéo dài.
Đau cổ, đau vai kéo dài
Đau cổ liên quan đến Parkinson khác với đau cổ thông thường chủ yếu là ở cảm giác dai dẳng, kéo dài, kể cả khi có sự can thiệp của y tế như dùng thuốc mà không thuyên giảm. Một số người có thể ít bị đau nhưng thay vào đó bị tê và ngứa, cũng có người đau nhức và khó chịu từ vùng vai đến cánh tay.
Phòng bệnh bao giờ cũng tốt hơn chữa bệnh, do đó để phòng ngừa bệnh Parkinson chúng ta nên làm những điều sau:
-Thường xuyên tắm nắng để bổ sung vitamin D cho cơ thể. Theo nghiên cứu, hầu hết các bệnh nhân mắc bệnh Parkinson đều có nồng độ Vitamin D thấp.
-Uống trà xanh hàng ngày, sử dụng cà phê hợp lý giúp ngăn ngừa nhiều vấn đề sức khỏe, trong đó giúp hạn chế nguy cơ mắc bệnh.
-Tránh xa môi trường độc hại, đặc biệt thuốc diệt trừ sâu…
- Bổ sung nguồn dinh dưỡng từ những loại hoa quả giàu flavonoid.
- Có chế độ tập thể dục phù hợp với tình trạng sức khỏe và độ tuổi
Hóa giải những lầm tưởng phổ biến về bệnh Parkinson
Tháng 4 hàng năm được coi là "Tháng Nhận thức về Parkinson", mọi người khắp thế giới cùng nhau chia sẻ và nâng cao nhận thức về chứng bệnh thoái hóa não đang ảnh hưởng khoảng 1,6% dân số toàn cầu.
Sự thoái hóa của các tế bào sản xuất dopamine ở vùng liềm đen, một khu vực nhỏ nhưng quan trọng nằm sâu trong não, là nguyên nhân gốc rễ của bệnh Parkinson. Bởi dopamine là hóa chất dẫn truyền tín hiệu trong các mạch vận động của não bộ, nếu hàm lượng suy giảm hoặc thiếu, người bệnh sẽ bị run, vận động chậm chạp và cứng một số bộ phận cơ thể - biểu hiện điển hình của bệnh Parkinson.
Để giúp mọi người hiểu rõ hơn biểu hiện và cách điều trị Parkinson, các nhà nghiên cứu đã làm sáng tỏ những quan niệm sai lầm phổ biến về căn bệnh này:
1. Parkinson làm run tay
Sự thật: Run là biểu hiện phổ biến, nhưng 10-15% bệnh nhân có thể không bị run. Thay vào đó, những bệnh nhân này có thể bị cứng các bộ phận cơ thể, đi lại khó khăn và mất thăng bằng. Mỗi bệnh nhân có các triệu chứng bệnh khác nhau và không ai giống ai.
2. Parkinson chỉ gây ra các vấn đề liên quan đến vận động
Sự thật: Các triệu chứng "phi vận động" như trầm cảm, rối loạn giấc ngủ, táo bón, giảm khứu giác, tiểu không tự chủ và chóng mặt khi đứng đều là những đặc điểm quan trọng cần được quan tâm và điều trị thích hợp giống như các biểu hiện vận động rõ ràng khác.
3. Không có phương pháp điều trị tốt cho bệnh Parkinson
Sự thật: Có một số phương pháp điều trị giúp bệnh nhân sống khỏe, thậm chí sống như bình thường, bao gồm các loại thuốc điều chỉnh dopamine, tập vật lý trị liệu và điều chỉnh lối sống. Ở một số bệnh nhân, khi bệnh tiến triển nặng, phẫu thuật kích thích não sâu (DBS) - một thủ thuật trong đó các điện cực được đặt tại các vùng não chi phối vận động - giúp kiểm soát rất hiệu quả các triệu chứng, cũng như giúp họ có chất lượng sống khá tốt trong thời gian dài.
4. Nếu tôi mắc bệnh Parkinson, tôi sẽ bị tàn tật hoặc chết sớm
Sự thật: Không đúng. Parkinson không phải là căn bệnh chết người giống như đau tim nặng hoặc đột quỵ. Hầu hết bệnh nhân Parkinson, nếu được chăm sóc thần kinh sớm và thích hợp, có thể có cuộc sống và tuổi thọ gần như bình thường và các triệu chứng có thể kiểm soát được.
5. Nếu bị Parkinson, tôi không thể làm được gì ngoài việc uống thuốc suốt đời
Sự thật: Điều chỉnh lối sống như ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên, yoga và thiền định đều giúp duy trì sự độc lập và chất lượng cuộc sống tốt cho người bệnh. Ngoài ra, người mắc bệnh nặng có thể điều trị bằng DBS để giảm run, co cứng và cử động chậm chạp.
6. Bệnh Parkinson chỉ có ở người già
Sự thật: Mặc dù phần lớn người mắc bệnh Parkinson trên 60 tuổi, nhưng việc khởi phát sớm hơn - khi các triệu chứng bắt đầu trước 40 tuổi - cũng ngày càng phổ biến. Đừng ngạc nhiên nếu bạn thấy ai đó mắc bệnh ở độ tuổi 30, thậm chí 20.
7. Parkinson không phải là do di truyền
Sự thật: Điều này có thể đúng trong phần lớn trường hợp (trên 80%), nhưng ít nhất 15-20% trường hợp bị Parkinson được coi là di truyền. Một số gien hiện đã được xác định là nguyên nhân gây ra bệnh và xuất hiện ở nhiều thành viên trong một gia đình.
8. Liệu pháp tế bào gốc có thể chữa Parkinson
Sự thật: Không chính xác. Không có bằng chứng khoa học cho thấy nó có ích, thậm chí còn có thể gây hại. Giới nghiên cứu Parkinson trên toàn thế giới khuyên bệnh nhân nên tránh xa liệu pháp tế bào gốc và các tuyên bố phi khoa học khác về cách chữa này.
9. Kích thích não sâu chỉ là liệu pháp thử nghiệm
Sự thật: Tuy nghe có vẻ đáng sợ và viển vông, nhưng nó đã tồn tại và được sử dụng thành công trong nhiều thập kỷ, với hơn 150.000 bệnh nhân đã trải nghiệm DBS trên toàn thế giới. DBS hoạt động rất giống với máy tạo nhịp tim, với dây dẫn nằm trong vùng kiểm soát vận động của não. Đây là một trong những dạng phẫu thuật não an toàn nhất hiện nay, vì rất ít xâm lấn.
Các bằng chứng khoa học ủng hộ DBS đã tồn tại được 20 năm và đang tăng lên hàng năm. Đây là một quy trình tiêu chuẩn kiểm soát Parkinson trên toàn thế giới trong 2 thập kỷ qua.
Cách bạn đi bộ có thể dự đoán nguy cơ mắc bệnh này Nghiên cứu mới cũng cho thấy rằng cách bạn đi bộ thậm chí có thể giúp các chuyên gia sức khỏe đánh giá xem bạn có mắc bệnh Alzheimer hay không. Cách bạn đi bộ thậm chí có thể giúp các chuyên gia sức khỏe đánh giá xem bạn có mắc bệnh Alzheimer hay không - ẢNH: SHUTTERSTOCK Một nghiên cứu gần đây...