Thầy cô ơi, đừng sợ học sinh mang điện thoại di động vào lớp?
Học sinh sử dụng điện thoại phục vụ học tập trong giờ học khi giáo viên cho phép là một xu thế tất yếu, không thể chối cãi, đã được luật hóa.
Sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định Điều lệ trường trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông nhiều cấp học, đã có rất nhiều dư luận trái chiều về thông tin học sinh được mang điện thoại đi học và sử dụng điện thoại trong giờ học.
Trên các báo trong thời gian gần đây tràn ngập các bài viết về chủ đề điện thoại trong trường học.
Khoản 4 Điều 37 Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT ghi rõ các hành vi học sinh không được làm:
“4. Sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép”.
Như vậy, học sinh muốn sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác khi đang học tập trên lớp phải thỏa mãn hai điều kiện: Phục vụ cho việc học tập và được giáo viên cho phép.
Trong số những người không muốn học sinh mang, sử dụng điện thoại di động đến trường học lại chính là giáo viên và… nhà trường!
Học sinh sử dụng điện thoại di động để tra cứu thông tin trong giờ học. (Ảnh minh họa: Sggp.org.vn)
Tại sao giáo viên sợ học sinh mang điện thoại di động vào lớp?
Video đang HOT
Nói về chuyện học sinh mang điện thoại đến lớp, thầy Bùi Mạnh Dũng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Trường Trưng Vương, tỉnh Quảng Trị chia sẻ:
“Thứ nhất, có điện thoại các em sẽ chụp hình tầm bậy tầm bạ đăng facebook. Có em không chịu học mà ngồi xem phim, lướt mạng, nhắn tin chát chít.
Giáo viên đi xuống lớp bỏ điện thoại ra, thầy cô lên lớp sẽ lấy ra dùng… và như thế đầu óc chẳng thể tiếp thu bài vở gì cả.
Thứ hai, điều nguy hiểm nhất là khi xích mích nhau trong lớp, trong trường, học sinh có thể ngồi nhắn tin ra ngoài lớp và hẹn địa điểm để đánh nhau. Giáo viên sẽ không thể kiểm soát được chuyện này.
Nếu không có công cụ sẽ không liên lạc được ngay khi ấy, dù có bực tức bạn thì về nhà cũng sẽ nguôi cơn giận và chuyện đánh nhau, gây gổ cũng sẽ giảm đi nhiều”.
Phần lớn giáo viên sợ học sinh sử dụng điện thoại trong lớp là vì “không thể kiểm soát được nội dung, thời gian sử dụng điện thoại của học sinh sau khi không cho phép nữa”.
Ngoài ra, nhà trường còn rất sợ học sinh quay clip đánh nhau trong khuôn viên nhà trường, rồi tung lên mạng.
“Chỉ cần một clip học sinh đánh nhau trong trường học tung lên mạng, bao công sức của cả trường đổ sông, đổ biển” là chia sẻ của thầy hiệu trưởng xin giấu tên chia sẻ với người viết.
Chính vì sợ học sinh sử dụng điện thoại nên không ít trường đã ra nội quy “Không được mang điện thoại di động đến trường” hoặc “Tắt máy điện thoại di động trước khi vào trường và chỉ được bật máy khi ra khỏi cổng trường”.
Làm sao để “chữa bệnh” sợ học sinh mang, sử dụng điện thoại di động trong trường?
Học sinh sử dụng điện thoại phục vụ học tập trong giờ học khi giáo viên cho phép là một xu thế tất yếu, không thể chối cãi, đã được luật hóa.
Nhà trường, giáo viên không thể vì sợ không quản được mà ra nội quy cấm đoán học sinh mang điện thoại đến trường, không được sử dụng trong khuôn viên trường học.
Thay vì nội quy “Không được mang điện thoại di động đến trường” hoặc “Tắt máy điện thoại di động trước khi vào trường và chỉ được bật máy khi ra khỏi cổng trường” cần phải giáo dục kỷ luật, văn hóa cho học sinh sử dụng điện thoại đúng quy định.
Bộ Giáo dục và Đào tạo hay Sở Giáo dục và Đào tạo cần có nội quy cụ thể, chi tiết về việc mang, sử dụng điện thoại di động trong khuôn viên trường học; đảm bảo sự thống nhất trên một địa phương hay cả nước, tránh tình trạng “trăm hoa đua nở”.
Về giáo viên, cần chủ động tuyệt đối về nội dung, phương thức sử dụng điện thoại di động trong tiết dạy của mình. Đừng lo lắng thái quá về việc bị quay lén, thật ra học trò bây giờ không thiếu công cụ quay lén ngoài điện thoại di động nếu muốn.
Những việc làm, hành vi không đẹp hay hành vi đẹp lặp đi lặp lại của thầy cô sẽ kích thích học sinh quay lén. Nếu hành vi đẹp lặp đi lặp của thầy cô được ghi lại, dù là quay lén cũng đáng quý biết bao.
Thật ra hành vi của thầy cô không cần ai quay, nó tự vào ký ức của học trò. Muốn hình ảnh mình đẹp, không gì hơn là “tự trang điểm” cho chính mình, mỗi cặp mắt của học sinh là máy quay, bộ lưu trữ, sẵn sàng phát tán tất cả.
Tự thay đổi tốt hơn hôm qua, thầy cô giáo trở thành diễn giả truyền cảm hứng, truyền niềm tin, truyền yêu thương đến học trò, cho dù ngàn vạn điện thoại di động mở sẵn cũng không còn phải lo sợ.
Tài liệu tham khảo:
http://luongthevinh.com.vn/home/?p=1074
https://f2.hcm.edu.vn//data/hcmedu/thcsphamngocthach/noi_quy_hs2021_da_dieu_chinh-da_chuyen_doi_278202013.pdf
https://www.tienphong.vn/giao-duc/quy-dinh-hoc-sinh-duoc-dung-dien-thoai-trong-gio-hoc-nhieu-phu-huynh-giao-vien-phan-doi-1724149.tpo
Học sinh dùng điện thoại trong lớp: Đừng mượn danh đổi mới!
Việc cho phép học sinh sử dụng điện thoại di động trong giờ học khiến nhiều phụ huynh lo ngại và cho rằng vội vàng, thiếu thuyết phục
Bạn đọc Thi Thu nêu ý kiến: "Cho con đem điện thoại đến trường, thầy cô sẽ không thể quản được; bố mẹ thì lo lắng, sẽ không yên tâm làm việc. Suốt ngày ở trong đầu cứ có câu hỏi: "Con có lo học, có quan tâm bài học hay chỉ dùng điện thoại chơi game?". Nếu quyết định này được thực hiện trong nhà trường thì sẽ có nhiều cao thủ game, chất lượng học tập của con em sẽ đi xuống".
Dư luận lo lắng với việc cho phép học sinh được sử dụng điện thoại di động trong giờ học (ảnh chỉ mang tính minh họa)
Cùng quan điểm, bạn đọc Lelong băn khoăn: "Vì sao không khảo sát ý kiến phụ huynh, giáo viên về vấn đề này? Thử nghĩ xem một lớp học có 40 học sinh được phép sử dụng điện thoại sẽ rất phiền phức, bình thường quản không nổi, giờ lại thêm điện thoại, giáo viên nào quản cho xiết? Rồi sẽ có hình ảnh, âm thanh "gì đó" của giáo viên, học sinh được tung lên mạng, rồi sẽ có nhiều học sinh bị nghiện game; gia đình và nhà trường sẽ xào xáo vì chuyện này, cha mẹ và con cái sẽ có cự cãi, mệt thêm".
Nhiều bạn đọc khác cũng cho rằng có bao nhiêu học sinh dùng điện thoại như công cụ học tập, phục vụ cho mục đích học tập hay học thì ít mà để chơi game hoặc lên các mạng xã hội xem "tào lao" thì nhiều.
Bạn đọc Nguyen Viet Nam cho biết hiên ơ cac nươc như My, Canada..., phu huynh co quyên lựa chọn: Nêu chon cho con hoc online, co giao viên online chuyên trach, thi khoi đên lơp. Nêu đên lơp hoc vơi giao viên thì phải tập trung nghe giáo viên giảng bài, không co chuyên ngôi trong lơp ma lại tham khảo thông tin từ điện thoại. Muôn tham khảo trên internet thi làm việc này sau giờ lên lơp.
Bạn đọc Công Thành bổ sung thêm: "Lên lớp là phải tư duy để nghe giảng, tranh luận, phát biểu... Dùng điện thoại sẽ rất dễ sa vào việc chơi game, chát, tìm bài giải sẵn và copy dẫn đến lười tư duy, học như thế sao tiến bộ? Không loại trừ sẽ có học sinh tranh thủ Livetream cô giáo, bạn bè, rồi bình luận khiếm nhã...".
Bạn đọc Phan Tấn Quốc đề xuất: "Bộ Giáo dục- Đào tạo nên triển khai thí điểm trước ở một địa phương có mức sống trung bình và cũng chỉ giới hạn ở một khối lớp nào đó; từ đó tổ chức một số hội thảo khoa học cho vấn đề này rồi mới tính đến việc triển khai trên cả nước. Hiện người dân còn nghèo, ngành giáo dục nhiều nơi còn rất thiếu thốn, bản thân ngành giáo dục cũng còn nhiều chính sách cần tiếp tục hoàn chỉnh. Tôi thấy áp dụng Thông tư 32 lúc này là vội vàng, thiếu thuyết phục".
Bạn đọc Mai Hương cũng thẳng thắn: "Bộ Giáo dục- Đào tạo không nên vội vàng áp dụng Thông tư 32, cần nghiên cứu kỹ trước khi đưa ra những quyết sách về giáo dục. Đừng mượn danh đổi mới rồi đẩy trách nhiệm cho phụ huynh và giáo viên. Nội dung của Thông tư 32 nói thẳng là chưa thật cần thiết và phù hợp trong thời điểm này. Đừng quên rằng hiện nay tỉ lệ học sinh bị cận thị, bị nghiện game do lạm dụng dùng điện thoại đang ngày càng báo động".
Các nước có 'cởi mở' chuyện học sinh sử dụng điện thoại trong lớp học? Không chỉ ở Việt Nam, ngay cả ở những nước có nền giáo dục phát triển, thì vấn đề nên hay không nên cho phép học sinh sử dụng điện thoại trong lớp học vẫn là vấn đề gây tranh cãi. Chuyện học sinh sử dụng điện thoại trong lớp học vẫn là đề tài gây tranh cãi ở nhiều nước. (Nguồn: Vietnamnet)...