Thầy cô kiến nghị cần tăng lương khởi điểm cho đội ngũ nhà giáo
Nhiều ý kiến cho rằng, nghề giáo là nghề cao quý, chịu nhiều vất vả, áp lực, trách nhiệm lại nặng nề.
Do đó, nên xếp lương giáo viên cao nhất trong hệ thống đơn vị sự nghiệp.
Sắp tới, mức lương của giáo viên sẽ có sự điều chỉnh (ảnh minh họa).
Công tác trong nghề gần 20 năm, cô Nguyễn Thị Dung, giáo viên bậc THCS tại Thanh Hóa không khỏi ngậm ngùi khi mức lương quá thấp, không thể đủ trang trải cuộc sống.
Sau khi đã tính các khoản phụ cấp thâm niên, phần trăm đứng lớp,… mức lương cô Dung nhận về chỉ vỏn vẹn trên 8 triệu đồng. Nuôi 2 con ăn học, mức thu nhập này khiến cuộc sống gia đình cô Dung chật vật, gặp nhiều khó khăn.
“Nhiều lúc thấy tủi thân vô cùng. Mình cống hiến gần 20 năm nhưng mức lương không bằng công nhân. Công nhân nếu đi làm tăng ca, lương cũng đã trên 10 triệu đồng mỗi tháng” – cô Dung xót xa.
Video đang HOT
Trải lòng, tâm sự về những khó khăn, áp lực nhà giáo phải đối mặt, cô Đỗ Lệ Quyên – giáo viên Trường THCS Nguyễn Công Trứ (Hà Nội) nói rằng, câu chuyện tiền lương là áp lực nặng nề với mỗi giáo viên.
“Có những hôm, giáo viên chúng tôi đi làm từ 6h30 sáng, về nhà lúc 6h tối. Những công việc gia đình chỉ có thể giải quyết vào buổi tối. Tuy nhiên, còn phải chấm bài, soạn bài, và rất nhiều công việc khác trên lớp.
Rõ ràng, thời gian ở trường nhiều như vậy, nhưng mức lương nhận về thấp hơn rất nhiều so với nhu cầu sinh hoạt cuộc sống. Hiện nay, đã có sự thay đổi bảng lương, nhưng chỉ cải thiện 1 phần nhu cầu sống. Tôi chỉ mong đồng lương được cải thiện hơn nữa để chúng tôi yên tâm công tác” – cô Quyên bày tỏ.
Chị Nguyễn Phương Thảo (Hà Nội) cho rằng, hiện nay, mức lương của giáo viên rất thấp so với những trách nhiệm, yêu cầu của nghề nghiệp.
“Mỗi gia đình chỉ có 1-2 cháu, việc dạy dỗ, giáo dục các con đã vô cùng vất vả. Khi đến lớp, 1 giáo viên phải chịu trách nhiệm với 30-40 em. Không chỉ dạy về kiến thức, mà còn dạy về đạo đức, rèn về tính cách, kĩ năng sống. Yêu cầu cao, trách nhiệm lớn, nhưng mức lương giáo viên hiện nay lại rất thấp, khó có thể đáp ứng nhu cầu cuộc sống” – chị Hạnh nói và đưa ra đề xuất nên xếp lương giáo viên cao nhất trong hệ thống đơn vị sự nghiệp.
Lương khởi điểm của giáo viên quốc gia nào cao nhất châu Âu?
Lương giáo viên tại các quốc gia châu Âu trong thập kỷ qua nhìn chung có tăng nhưng không đồng đều.
Trong thập kỷ qua, lương khởi điểm của giáo viên châu Âu tăng không đồng đều.
Năm 2020 - 2021, Luxembourg là quốc gia châu Âu có mức lương giáo viên khởi điểm hàng năm cao nhất.
Theo dữ liệu của Cơ quan Điều hành Giáo dục, Nghe nhìn và Văn hóa châu Âu (EACED) và Eurydice, mức lương khởi điểm hàng năm chính thức của giáo viên các trường công lập THCS tại châu Âu dao động từ 4.233 đến 69.076 euro trong năm học 2020 - 2021. Mức lương trung bình của các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU) là 25.055 euro.
Giáo viên Luxembourg có mức lương khởi điểm cao nhất là 69.076 euro/năm. Hai quốc gia theo sau là Thụy Sĩ (66.972 euro) và Đức (54.129 euro). Trong khi đó, Albania là quốc gia có mức lương khởi điểm thấp nhất ở mức 4.233 euro.
Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat) dùng "sức mua tiêu chuẩn" (PPS) để so sánh mức lương giáo viên giữa các quốc gia châu Âu. PPS là "một đơn vị tiền tệ nhân tạo", trong đó một đơn vị PPS về mặt lý thuyết có thể mua cùng một lượng hàng hóa và dịch vụ ở mỗi quốc gia. Thông qua mức lương PPS cho thấy một số chênh lệch lớn về chi phí sinh hoạt giữa các quốc gia.
Theo đó, lương giáo viên nhìn qua PPS dao động từ 7.824 PPS ở Albania đến 50.357 PPS ở Đức. Trong khi tổng mức lương khởi điểm hàng năm của giáo viên dao động từ 20 nghìn đến 30 nghìn PPS. Một số quốc gia có mức lương giáo viên dưới 20 nghìn PPS có thể kể đến như Estonia, Malta, Séc, Romania, Hy Lạp, Bulgaria, Ba Lan, Hungary, Latvia và Slovakia.
Đáng chú ý, một số quốc gia nằm ngoài EU như Montenegro và Bắc Macedonia có mức lương giáo viên theo PPS cao hơn một số quốc gia EU. Đơn cử, Thổ Nhĩ Kỳ xếp hạng tốt hơn về PPS (đứng thứ 11 với 28.455 PPS) trong khi mức lương danh nghĩa chỉ đạt 8.330 euro, xếp thứ 28/36 quốc gia.
Nhìn chung, ở hầu hết các nước châu Âu, thu nhập của giáo viên bắt đầu làm việc tại các trường công lập thấp hơn đáng kể so với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trên đầu người. Chỉ 7 trong 36 quốc gia có tổng mức lương khởi điểm theo luật định hàng năm cao hơn GDP bình quân đầu người. Con số cao nhất được ghi nhận ở Bắc Macedonia đạt 1,28, trong khi tỷ lệ này thấp nhất ở Ireland với 0,45.
Cuộc khảo sát cũng tiến hành nghiên cứu, so sánh mức lương khởi điểm của giáo viên trong năm học 2009 - 2010 so với 2020 - 2021. Nhìn chung, mức lương của giáo viên các quốc gia châu Âu trong giai đoạn này có tăng nhưng không đồng đều.
Mức thay đổi cao nhất ở Lithuania, nơi tiền lương đã tăng 269%. Một số quốc gia cũng chứng kiến mức tăng đáng kể là Romania và Bulgaria với mức tăng lần lượt là 193 và 180%.
6 quốc gia có mức lương giáo viên thay đổi dưới 10% gồm Cyprus, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Italy, Slovenia và Luxembourg.
Đáng chú ý, Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia duy nhất trong danh sách có mức lương giáo viên giảm trong thập kỷ vừa qua. Ước tính, mức giảm là 876 euro, tương đương 10%. Theo các chuyên gia, nguyên nhân do sự sụp đổ của đồng lira trong những năm gần đây.
Một vấn đề khác là tình trạng thiếu giáo viên ở châu Âu. Ước tính đầu năm học 2022 - 2023, Đức thiếu hơn 30 nghìn giáo viên, Ba Lan thiếu 20 nghìn giáo viên. Còn ở Hungary và Pháp con số lần lượt là 16 nghìn và 4 nghìn.
Quy định mới nhất về xếp lương giáo viên tiểu học hạng II Nhiều nhà giáo băn khoăn, việc xếp lương giáo viên tiểu học hạng II có cần căn cứ mức lương trước đó hay không. Một giáo viên có trình độ cử nhân tiểu học, có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp hạng II, hưởng hệ số lương 3,33. Khi chuyển sang chức danh giáo viên tiểu học hạng II, hệ số lương của...