Thầy cô hái măng, bắt cá cải thiện bữa ăn
Giáo viên cắm bản thường xuyên đối diện với việc thiếu thực phẩm. Để cải thiện, thầy cô lên rừng hái măng, lá sắn, hay quăng chài bắt cá.
Giáo viên dạy học ở Pá Mỳ (Mường Nhé, Điện Biên) người lâu nhất 15 năm, người ít nhất gần 5 năm. Điểm trường xa nhất cách trường chính hơn 20 km, đi lại khó khăn nên thầy cô ở tại điểm trường. Lương thực, thực phẩm chuẩn bị từ đầu tuần, chủ yếu là đồ khô, còn rau lên rừng hái.
Lá sắn, rau rừng, hoa chuối rừng luôn được giáo viên sử dụng làm rau xanh trong các bữa ăn. “Cuối năm 2014 giáo viên ở Pá Mỳ không còn được hưởng phụ cấp biên giới khi chia tách địa giới hành chính. Công việc không thay đổi nhưng phụ cấp và thu nhập giảm từ 6,9 triệu xuống còn 6,3 triệu đồng. Xã Pá Mì cách trung tâm thành phố gần 300 km, đường đi lại khó khăn, lương thực, thực phẩm đắt gấp rưỡi ở trung tâm”, thầy Lò Văn Việt chia sẻ.
Cuối năm, khi mưa xuống, măng rừng mọc nhiều. Những củ măng nặng cả cân được chặt lấy phần non nhất mang về.
Măng chứa glycocid gây độc cho cơ thể nên khi hái về phải bóc vỏ, bỏ vào nồi nước luộc 2-3 lần, sau đó ngâm nước gạo 2 ngày mới ăn được.
Cuối tuần, thầy giáo có sức khỏe tìm đến khúc sông gần trường quăng chài bắt cá. “Trước khi lên dạy tại trường Dân tộc nội trú Pá Mỳ, tôi đã biết quăng chài bởi gia đình gần sông suối, là người dân tộc Thái nên thạo sông nước”, thầy Vi Văn Mạnh, quê huyện Sông Mã (Sơn La) nói.
Thông thường các thầy sử dụng chài nặng 6,5 kg, dài 2,5 m. Mùa lũ nước đục, chảy xiết, cá bé bơi sát bờ nên dùng chài lưới mắt bé. Mùa khô nước lặng có thể bơi được ra vũng sâu, họ sử dụng chài mắt lưới to.
Video đang HOT
Thầy Lò Văn Lai là người sát cá nhất trường. Những cuộc đánh bắt cá cải thiện bữa ăn không thể vắng mặt thầy.
Đồ ăn tươi hiếm hoi trong tuần của thầy cô làm nhiệm vụ ở Pá Mỳ.
Theo VNE
Ca sĩ "Teen vọng cổ": Hoài Linh, Ngọc Sơn... cũng đi diễn hội chợ như tôi
Sau hit "Teen vọng cổ", Vĩnh Thuyên Kim trở thành hiện tượng âm nhạc, đắt show tỉnh và hải ngoại. Cô tiết lộ không buồn khi hát hội chợ vì đứng chung với nhiều tên tuổi nổi tiếng.
Bố mẹ ly hôn, trở thành trụ cột gia đình
- Năm 2010 bản hit "Teen vọng cổ" nổi đình đám trên mạng, ca khúc này làm thay đổi sự nghiệp của chị ra sao?
- Sau 3 năm đi hát, may mắn Teen vọng cổ tạo được hiệu ứng trên mạng và các diễn đàn âm nhạc. Khán giả từ tỉnh thành đến thành phố lớn đều biết đến ca khúc này. Tôi bắt đầu đắt show diễn hơn. Thời điểm đó cát-xê của tôi lên đến đến 30 triệu đồng, hát từ 3 đến 4 ca khúc trong một show.
Lịch diễn mỗi tháng của tôi khi đó dày đặc. Tôi đi hát khắp trong nước và nước ngoài như Hàn Quốc, Đài Loan, Canada... Thậm chí do chạy show liên tục, di chuyển nhiều địa điểm khiến tôi bị kiệt sức, phải truyền nước biển vài lần.
- Gia đình, người thân có khuyên chị nên tạm ngưng chạy show, quan tâm đến sức khoẻ bản thân nhiều hơn?
- Bố mẹ tôi đã lớn tuổi nên không còn sức để quan tâm đến công việc con cái ra sao. Tôi sinh ra trong một gia đình ở vùng quê nghèo Cà Mau. Cách đây 10 năm bố mẹ ly hôn, tôi sống cùng mẹ. Tôi trở thành trụ cột, nuôi mẹ già, hai em nhỏ sinh đôi học lớp 9 và một người chị bệnh tâm thần. Vì vậy, khi may mắn đến với mình, tôi có gắng làm việc vừa thoả đam mê lại có thu nhập trang trải cuộc sống.
Vả lại, tôi nghĩ khi đó còn trẻ, truyền nước biển thôi cũng không có gì đáng lo ngại. Giờ nhìn lại mới thấy bản thân thật liều lĩnh.
Cá tính, mạnh mẽ và có phần hơi... ngông là những gì có thể nói về giọng ca "Teen vọng cổ".
- Bao lâu "Teen vọng cổ" dần hạ nhiệt, công việc của chị có nhiều thay đổi?
- Được hơn 2 năm, Teen vọng cổ bắt đầu lắng xuống. Gần đây, tên tuổi tôi được đánh bóng trở lại khi trở thành Quán quân Người nghệ sĩ đa tài và Á quân Tuyệt đỉnh song ca. Dù không rầm rộ như thời kỳ đỉnh cao nhưng cát-xê của tôi tăng đáng kể sau tham gia các chương trình truyền hình thực tế, trung bình 10 triệu đồng trở lại.
Tôi bắt đầu thử sức với dòng nhạc bolero, nhưng đi diễn vẫn hát nhạc trẻ là chính. Đối với tôi, bolero chỉ là nơi dừng chân ghé chơi, bản thân không bị cuốn theo trào lưu ai cũng đi hát nhạc xưa. Trong sự nghiệp, tôi vẫn còn máu với nhạc trẻ lắm.
Các ca khúc như Em cần có anh; Đến phút cuối; Hạnh phúc trôi xa... được khán giả đón nhận. Song không thể bằng lúc trước, Teen vọng cổ đã trở thành hiện tượng, những ca khúc về sau chỉ ăn theo, tôi không thể tìm được bản nhạc nào thành công như Teen vọng cổ.
Tôi thừa nhận bản thân khá may mắn. Khi tôi đi hát, cùng thời điểm với Đông Nhi, Khổng Tú Quỳnh, Bảo Thy... Thị trường nhạc trẻ sôi động và cạnh tranh gay gắt với các bản hit dành cho tuổi teen. Tôi chen chân tạo được một ca khúc ghi dấu ấn là quá thành công.
- Bên cạnh sự thành công vang dội, "Teen vọng cổ" gặp không ít phản ứng trái chiều từ người nghe, thậm chí dư luận thời bấy giờ còn cho rằng đây là ca khúc thảm hoạ của Vpop. Chị nghĩ sao?
- Anh không đòi quà, Vợ người ta,... có thảm hoạ không? Cẩm Ly hát vẫn cho cải lương vào sao các bạn không tranh cãi? Tôi chỉ nêu ra rõ các dẫn chứng để khán giả có hiểu, bản thân không cố tình khơi lại quá khứ, đâm chọc ai cả. Tính tôi khá thẳng và thật.
Vài năm nay, khi đi hát, quản lý không Teen vọng cổ nữa. Bởi, có bài hát đi hát lại thành ra nhàm và chán. Tôi từng nghe khán giả nhận xét: "Tối ngày có bài mang ra hát hoài không có gì mới vậy?". Bản thân lắng nghe, tiếp thu và ngộ ra rằng chẳng lẽ 10 năm nữa hay về sau mình cứ hát mỗi một bài?
Thú thật, 7 năm đã qua, bây giờ khán giả cũng không còn nhớ đến Teen vọng cổ nữa. Đi diễn, tôi chỉ được 2 đến 3 khán giả yêu cầu hát lại. Tôi thầm cảm ơn bản hit này nhưng cũng nên cất giữ nó vào quá khứ để sáng tạo và sống cho nghệ thuật hiện tại.
Gần đây, Vĩnh Thuyên Kim gây chú ý khi đoạt giải thưởng cao khi tham gia gameshow truyền hình.
Không thích chiêu trò, kịch bản PR cá nhân
- Nếu như các ca sĩ đồng trang lứa đã bước lên tầm cao mới, được trình diễn trên sấu lớn thì chị vẫn đi hát hội chợ, tụ điểm giải trí nhỏ... Chị có bao giờ đắn đo về điều này?
- Tôi thấy bình thường. Từ khi đi hát tôi đã trở thành phân khúc thị trường này. Tuy nhiên, trong thời gian 2 tháng gần đây, tôi tạm ngưng nhận lời biểu diễn ở các tụ điểm hội chợ để nâng cấp bản thân lên một phân khúc khác, hình ảnh đẹp đẽ hơn.
Thời điểm hát hội chợ tôi khá đắt show. Tuy nhiên bản thân không hề buồn hay mặc cảm. Nhiều chương trình hội chợ tôi tham gia còn diễn chung với các nghệ sĩ Hoài Linh, Ngọc Sơn, Trấn Thành, Kiều Oanh... Chẳng lẽ các tên tuổi lớn như vậy họ lại đồng ý biểu diễn các chương trình khán giả cho là "chuồng gà" nhỏ bé. Trừ khi nào hội chợ đó để poster chỉ có tôi và vài tên tuổi lạ thì lúc đó tôi có thể buồn hay nản chí.
- Nhiều ca sĩ đi hát hội chợ bị bầu show xúc phạm, quỵt cát-xê, hay gặp những khán giả quá khích. Chị có gặp những trường hợp tương tự?
- Tôi có quản lý và người của công ty đồng hành nên khá an tâm và may mắn chưa từng xảy ra bất cứ sự cố không hay. Nhiều lúc gặp bầu show tự bớt tiền thì bản thân phải xem lại tại sao như vậy. Nếu khán giả đông mà họ giảm cát-xê thì tôi có cách giải quyết. Đôi lúc gặp trở ngại về thời tiết, mưa, gió..., tôi cũng thông cảm cho bầu show.
- Trong suốt quá trình đi hát, chị có gặp trở ngại hay biến cố gì lớn?
- Có chứ. Đôi lúc xảy ra nhiều trở ngại nhưng tôi nghĩ không đến mức phải ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự nghiệp. Quy tắc của tôi không thích các chiêu trò, kịch bản để PR cá nhân. Thậm chí đi diễn tôi bị đụng xe, lật xe là chuyện thường, bản thân không muốn đưa lên mặt báo vì đó là chuyện xui rủi. Tôi từng chứng kiến đồng nghiệp tạo chiêu trò đụng xe, mắc bệnh trầm cảm, giật vợ giật chồng... Với tôi những chuyện như vậy không bao giờ xảy ra, chuyện cá nhân tự tìm cách giải quyết, làm nghệ thuật chứ đâu phải đi viết kịch bản, diễn như trong phim.
Nữ ca sĩ quê Cà Mau khẳng định không bao giờ bất chấp tạo chiêu trò để nổi tiếng.
- Hoạt động nghệ thuật khá lâu, tài sản chị tích góp được những gì?
- Cách đây mấy năm tôi sắm một căn nhà phố 4 tỷ đồng. Tôi không may mắn sinh ra trong gia đình có đầy đủ điều kiện. Sau lưng cũng không có đại gia hậu thuẫn. Ông trời lấy tôi cái này thì ban cho tôi sự nghiệp ổn định, cố gắng kiếm tiền lo cho mẹ, hai em nhỏ và chị bị bệnh.
Về phương tiện đi lại, tôi di chuyển bằng xe công ty. Thú thật tôi không mê xe, tôi mê nhà. Dự định năm tới tôi sẽ mua thêm căn hộ chung cư để cho thuê.
- Sắp tới, chị có kế hoạch làm mới hình ảnh bản thân?
- Tôi đang xây dựng bản thân sang bước mới. Sắp tới tôi sẽ tham gia đóng vai chính trong một phim điện ảnh, tổng kinh phí 7 tỷ đồng. Tôi đóng chung với Minh Luân, Hứa Minh Đạt, Hoàng Sơn, Phi Phụng... Chủ đề phim về nội dung hài, tâm lý và hành động. Cơ duyên tôi lấn sân sang diễn viên vì kịch bản trước đây dự định quay MV ca nhạc phát YouTube. Song do nội dung quá hấp dẫn, ê-kíp chuyển sang làm phim, chiếu trên màn ảnh rộng.
Trước đây tôi từng tham gia vào bộ phim hài Tết 2013 Bay vào cõi mộng nhưng vẫn chưa tạo được nhiều dấu ấn trong lòng khán giả. Với sự nỗ lực và cống gắng không ngừng nghỉ trên con đường hoạt động nghệ thuật, tôi hy vọng thành công sẽ mỉm cười với mình.
Vĩnh Thuyên Kim (Tên thật Nguyễn Thị Bích Trâm, SN 1986, Cà Mau) được biết đến với vai trò ca sĩ thành công sau ca khúc "Sao lại nhắn nhầm máy anh", song ca cùng Lâm Chấn Huy.Tuy nhiên, thời điểm này danh tiếng của cô chỉ giới hạn ở khu vực Tây Nam Bộ. Cuối 2009 - đầu 2010 Vĩnh Thuyên Kim bắt đầu được khán giả chú ý nhiều hơn khi tung ca khúc "Teen vọng cổ".
Theo Phan Trai Úc (Dân Việt)
46 thầy ở trường chưa từng có GV nữ: Các em không để thầy đói, lạnh 46 thầy giáo ở trường Tiểu học Tri lễ 4 (xã Tri Lễ, Quế Phong, Nghệ An) vừa nhận cờ thi đua của Bộ GD&ĐT. Họ đã vượt qua nhiều khó khăn để bám lớp, gieo chữ cho học sinh vùng cao. Bộ GD&ĐT vừa trao tặng cờ thi đua cho tập thể thầy giáo trường Tiểu học Tri lễ 4 với thành...