Thầy cô góp tiền mua gạo vẫn không giữ chân được học trò vùng biên

Theo dõi VGT trên

Hoàn cảnh khó khăn, cộng với việc không có cơ chế chính sách khiến cho hơn một nửa số học sinh của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên huyện Mường Lát (Thanh Hóa) phải bỏ học.

Trung tâm giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên ( GDNN-GDTX) huyện Mường Lát, cách TP Thanh Hóa hơn 250km, đang phải đối mặt với cảnh không có học sinh tới trường. Đó cũng là thực trạng nhiều năm nay ở trung tâm này.

Ông Trần Văn Hòa, Phó Giám đốc Trung tâm GDNN-GDTX huyện Mường Lát, cho biết Trung tâm có 3 dãy nhà, gồm dãy nhà dạy học, nhà thực hành và nhà bán trú cho học sinh.

Thầy cô góp tiền mua gạo vẫn không giữ chân được học trò vùng biên - Hình 1

Trung tâm GDNN-GDTX huyện Mường Lát khang trang nhưng vắng bóng học sinh

Từ khi xây dựng đến nay, Trung tâm cũng chỉ có cái “xác” nhà. Ngoài bàn ghế, bên trong không có thiết bị dạy học, sách giáo khoa, máy vi tính và các thiết bị dạy nghề.

Theo ông Hòa, việc Trung tâm không có cơ sở vật chất về giáo dục dẫn đến việc học sinh không mấy mặn mà học ở đây. Bên cạnh đó, 100% học sinh là người dân tộc thiểu số, cuộc sống khó khăn, lại không có chính sách hỗ trợ khiến các em không muốn đến trường.

Thầy cô góp tiền mua gạo vẫn không giữ chân được học trò vùng biên - Hình 2

Lớp 11 tuyển sinh được 22 học sinh, đến nay chỉ còn 8 em theo học

Năm học 2019-2020 là năm đầu tiên Trung tâm liên kết với Trường Trung cấp nghề Bỉm Sơn (Thanh Hóa) để đào tạo 3 ngành nghề may thời trang, hàn, điện công nghiệp. Thời điểm đó, Trung tâm tuyển sinh được 88 học sinh, nhưng chỉ sau nửa năm học các em bỏ hết, chỉ còn 35 em.

“Theo quyết định 53 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư 29, học sinh học nghề hộ nghèo, cận nghèo sẽ được hỗ trợ một tháng lương cơ bản. Tuy nhiên, nhà nước chỉ hỗ trợ cho học sinh theo học trường trung cấp nghề, còn chương trình liên kết thì không được. Hơn nữa, học sinh ở Trung tâm GDNN-GDTX cũng không được hưởng khoản này nên các em bỏ học hết”, ông Hòa chia sẻ.

Thầy cô góp tiền mua gạo vẫn không giữ chân được học trò vùng biên - Hình 3

Phòng học trống hơ trống hoắc

Cũng theo ông Hòa, thời điểm học sinh lần lượt bỏ học, các thầy cô đã phải góp tiền lương của mình để hỗ trợ tiền ăn, mua gạo cho các em, nhưng cũng không thể duy trì được lâu.

Năm học mới chỉ tuyển sinh được 10 em

Để có học sinh tới trường, các thầy cô ở đây đã rất nỗ lực. Cứ vào đầu năm học, giáo viên lại đến tận từng thôn, bản vào từng nhà dân để vận động phụ huynh cho con em đi học.

Nhưng năm học 2021-2022, nhà trường chỉ tuyển sinh vỏn vẹn được 22 em. Năm nay lên lớp 11 các em cũng đã nghỉ gần hết, chỉ còn lại 8 em.

Thầy cô góp tiền mua gạo vẫn không giữ chân được học trò vùng biên - Hình 4

Video đang HOT

Bữa ăn của các em học sinh nơi đây chủ yếu là rau rừng và mắm muối

Còn năm học 2022-2023 này, theo ông Hòa, dù Trung tâm đã cố gắng hết sức, nhưng cũng chỉ tuyển được 10 em vào lớp 10.

“Vận động được các em tới trường đã khó, giữ chân được các em học hết 3 năm càng khó hơn.

Hoàn cảnh của các em rất nghèo, có em đi học xa nhà 30-40km, cả tháng may ra mới về nhà được một lần. Bữa cơm của các em chủ yếu là muối trắng và rau rừng, nhìn mà xót xa.

Với đà này, nếu không có cơ chế chính sách cho các em, sợ rằng thời gian tới chẳng còn học sinh nào đủ khả năng theo học ở đây nữa”, ông Hòa buồn bã chia sẻ.

Thầy cô góp tiền mua gạo vẫn không giữ chân được học trò vùng biên - Hình 5

Một tháng các em mới về nhà một lần để lấy lương thực là những bó rau, quả bầu để cải thiện bữa ăn

Em Thao Minh Pó ở bản Nhi Sơn, xã Pù Nhi đang học lớp 12 và học nghề may thời trang, cho biết gần như cả tháng em mới về nhà một lần. Ở nhà, bố mẹ cũng chỉ làm nương rẫy không có tiền, nên mỗi lần về quê Pó cũng chỉ mang được ít gạo và ít rau, bầu và mắm muối lên trường.

“Thường thì một tuần bọn em chỉ được ăn cá khô 1-2 lần, thịt thì năm thì mười họa mới dám mua ít thịt mỡ bạc nhạc (thịt vụn) về băm rang với muối mặn để ăn, còn lại đa phần bữa cơm chỉ có rau với muối và nước mắm”, Pó cho biết.

Thầy cô góp tiền mua gạo vẫn không giữ chân được học trò vùng biên - Hình 6

Các phòng thực hành không có thiết bị giảng dạy

Cũng theo Pó chia sẻ, vì chót theo học được hai năm rồi nên cố gắng học thêm một năm nữa cho xong, hy vọng sau này xuống các công ty may xin được việc kiếm tiền phụ giúp gia đình.

Trung bình, mỗi người theo học như Pó một tháng ít nhất phải chi tiêu cho sinh hoạt khoảng 300 nghìn đồng. Vậy mà nhiều bạn cũng không đủ tiền đã phải bỏ học giữa chừng để đi xin việc, hoặc đi làm thuê. Còn những bạn không đi làm thuê ở đâu thì ở nhà lên nương rẫy phụ giúp gia đình.

“Do nhà nước hiện chưa có chính sách hỗ trợ học sinh nghèo, cận nghèo học nghề theo chương trình liên kết với các trường nghề tại trường nên Trung tâm dù được xây dựng rất khang trang, kiên cố nhưng vẫn không thu hút được học sinh.

Trung tâm hiện chỉ có bảy thầy cô giáo giảng dạy, quản lý nhưng sẽ cố gắng góp mỗi người một ít để hỗ trợ, động viên học sinh nghèo vươn lên trong học tập, để các em không bỏ học giữa chừng vì thiếu ăn”, thầy Hòa cho biết.

Lê Dương

Thầy cô ở Mường Nhé còn thiếu thốn nhiều, mức lương chưa đảm bảo cuộc sống

Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên tại các nhà trường còn thiếu nhiều, nhiều điểm trường một thầy phải dạy 2 đến 3 trình độ.

Huyện biên giới cực Tây - Mường Nhé là địa phương khó khăn bậc nhất cả nước. Do vậy, cơ sở vật chất phục vụ cho công tác giáo dục ở địa phương này cũng đang hết sức khó khăn, ảnh hưởng không nhỏ đến việc dạy và học của thầy, trò nơi đây...

Trao đổi với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, ông Phạm Thiết Chùy - Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Mường Nhé đã có những chia sẻ về khó khăn của ngành giáo dục huyện nhà sau 20 năm thành lập (20/10/2002- 20/10/2022).

Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Mường Nhé cho biết, sau 20 năm thành lập, đường xá ở Mường Nhé vẫn còn những địa phương đi lại rất khó khăn đặc biệt vào mùa mưa lũ, nhiều tuyến đường liên bản tới trung tâm xã còn là đường đất. Vì vậy, việc di chuyển vào mùa mưa chủ yếu là đi bộ.

Hệ thống cơ sở hạ tầng tại các xã chưa đầy đủ, chưa đáp ứng được nhu cầu thiết yếu của nhân dân: chưa có điện lưới, trường học chỉ làm bằng tranh, tre, nứa, lá do thầy cô và phụ huynh lấy về dựng tạm thành lớp học.

Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên tại các nhà trường còn thiếu nhiều, nhiều điểm trường một thầy phải dạy 2 đến 3 trình độ (lớp ghép) dẫn đến chất lượng giáo dục bị ảnh hưởng rất nhiều.

Đời sống của thầy cô còn thiếu thốn, mức lương chưa đảm bảo cuộc sống. Do địa hình đi lại khó khăn nhiều thầy cô ở lại cắm bản hàng tháng mới về trung tâm mua đồ khô dự trữ cho cả tháng.

Thầy cô ở Mường Nhé còn thiếu thốn nhiều, mức lương chưa đảm bảo cuộc sống - Hình 1

Ông Phạm Thiết Chùy - Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo Mường Nhé. Ảnh: LC

Trước khi chia tách huyện Nậm Pồ và huyện Mường Nhé, địa bàn huyện rộng gây nhiều khó khăn cho công tác quản lý. Đời sống của đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện còn nhiều khó khăn nên việc học tập của học sinh chưa được phụ huynh quan tâm đúng mức. Đa số phụ huynh còn giao phó hoàn toàn cho nhà trường và thầy cô.

Nói về khó khăn của ngành giáo dục Mường Nhé, ông Phạm Thiết Chùy cho biết, hiện nay, vấn đề khó khăn lớn nhất đối với ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Mường Nhé là cơ sở vật chất phục vụ cho công tác giáo dục, đang là một trong những bài toán khó cần lời giải của huyện.

Cho đến năm 2022, tổng số phòng học hiện có 783 phòng, chia ra; số phòng kiên cố 456, số phòng bán kiên cố 300 (trong đó có 114 phòng là nhà lắp ghép), số phòng tạm 27, số phòng mượn 0; trong đó có: 783 phòng học thông thường; 77 phòng học theo chức năng. Số phòng học xây mới 25, (trong đó có 13 phòng học được đầu tư bằng nguồn xã hội hóa).

Thầy cô ở Mường Nhé còn thiếu thốn nhiều, mức lương chưa đảm bảo cuộc sống - Hình 2

Nhiều cơ sở vật chất không thể sử dụng được vì xuống cấp. Trong ảnh: Dãy nhà tại trường liên cấp Tiểu học và Trung học cơ sở Sín Thầu. Ảnh: LC

Phòng công vụ hiện có 311, chia ra; số phòng kiên cố 143, số phòng bán kiên cố 152 (trong đó có 18 phòng lắp ghép), số phòng tạm 16, số phòng mượn 0, đáp ứng được 80% nhu cầu của cán bộ, giáo viên, nhân viên.

Phòng nội trú hiện có 479, chia ra; số phòng kiên cố 164, số phòng bán kiên cố 272 (trong đó có 82 phòng lắp ghép), số phòng tạm 43, số phòng mượn 0 , đáp ứng 80% nhu cầu của học sinh.

Cả huyện chưa có trường nào đạt chuẩn về công trình nước, số trường có nước sử dụng hợp vệ sinh 35/35; số trường có nhà vệ sinh đạt chuẩn 10/35, số trường chưa có nhà tiêu hợp vệ sinh 25/35 (đa số là nhà vệ sinh ở các điểm trường lẻ).

Do là huyện nghèo, tỷ lệ hộ đói nghèo còn cao nên công tác xã hội hóa giáo dục để xây dựng cơ sở vật chất gặp rất nhiều khó khăn. Nguồn kinh phí chi thường xuyên được cấp để cải tạo, sửa chữa, nâng cấp, xây dựng cơ sở vật chất cho các nhà trường còn hạn chế.

Tại một số nhà trường vẫn còn tình trạng thiếu phòng học nên phải tiến hành ghép lớp dẫn đến số lượng học sinh/lớp đông. Giáo viên giảng dạy số lượng học sinh lớn dẫn đến không thể nâng cao chất lượng dạy học, đặc biệt đối với trẻ cấp học mầm non và học sinh lớp 1, 2, bậc tiểu học vì đây là những khối lớp nền móng cho công tác giáo dục.

Việc phải ghép lớp dẫn đến chật chội và nóng bức đặc biệt là vào dịp nắng nóng gây ảnh hưởng đến việc chăm sóc học sinh của các nhà trường.

Việc thiếu thốn về cơ sở vật chất còn ảnh hưởng không nhỏ đến công tác đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên, không đủ không gian để học sinh tiến hành các hoạt động như thảo luận, trao đổi theo nhóm...

Thầy cô ở Mường Nhé còn thiếu thốn nhiều, mức lương chưa đảm bảo cuộc sống - Hình 3

Toàn huyện vẫn còn thiếu đến 258 giáo viên theo định mức. Ảnh minh họa: LC

Bên cạnh tình trạng thiếu cơ sở vật chất, việc thiếu giáo viên cũng đang là vấn đề nan giải với ngành Giáo dục và Đào tạo Mường Nhé.

Ông Phạm Thiết Chùy cho biết, tính đến tháng 10/2022, tổng số cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trên toàn huyện là 1.131 người, trong đó: cán bộ quản lý 89; giáo viên 878; nhân viên 164 (bao gồm 63 theo hợp đồng 68).

Toàn huyện còn thiếu 285 giáo viên (150 mầm non, 82 tiểu học, 53 trung học cơ sở) so với quy định và số lớp đang thực hiện.

Để khắc phục khó khăn, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện nhà đang hết sức cố gắng thực hiện theo sự chỉ đạo và thực hiện tốt công tác tham mưu cho lãnh đạo huyện tích cực làm công tác xã hội hóa.

Trong đó, năm học 2019-2020, 25 trường được hưởng lợi từ chương trình xã hội hóa gồm 22 phòng học, 11 phòng công vụ và các công trình phụ trợ kèm theo; năm học 2021-2022: 22 trường được hưởng lợi từ chương trình xã hội hóa gồm 16 phòng học, một công trình nhà hiệu bộ 5 phòng công vụ và các công trình phu trợ kèm theo.

Sự quan tâm của các tổ chức, đơn vị và các nhà hảo tâm trong tỉnh và cả nước đã góp phần quan trọng trong việc kiên cố hóa trường lớp học, nâng cao chất lượng giáo dục và chăm sóc trẻ em, học sinh tại các trường học trên địa bàn huyện, tạo thêm niềm tin của đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện Mường Nhé với ngành Giáo dục và Đào tạo huyện.

Đây cũng là nguồn tạo thêm động lực cho đội ngũ giáo viên, đặc biệt là các thầy cô giảng dạy tại các điểm bản yên tâm, bám trường, bám lớp.

Dẫu còn khó khăn, nhưng sau 20 năm trước, từ những ngày đầu thành lập ngành giáo dục ở Mường Nhé đã có những chuyển biến hết sức tích cực.

Tất cả nhờ sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, các ngành đặc biệt là sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp của Sở Giáo dục và Đào tạo Điện Biên, Huyện ủy, Ủy ban nhân dân và các cơ quan ban, ngành huyện Mường Nhé.

Cùng với đó là sự cố gắng, đoàn kết của các thế hệ tập thể lãnh đạo ngành Giáo dục và Đào tạo, các thế hệ nhà giáo đã cống hiến tuổi trẻ cho mảnh đất biên cương của Tổ quốc, không ngại khó khăn, gian khổ yêu trẻ, mến nghề, bám trường bám lớp, thậm chí có thầy cô còn "yên nghỉ" khi đang thực hiện công tác giáo dục trên mảnh đất cực Tây của Tổ quốc.

Những tấm gương của các thầy cô giáo giúp phụ huynh, học sinh cũng nhận thức rõ tầm quan trọng của việc học để cùng sát cánh với công tác giáo dục của huyện nhà.

Huyện Mường Nhé là một huyện vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, được thành lập từ tháng 10 năm 2002 với 06 đơn vị hành chính cấp xã, trên cơ sở điều chỉnh địa giới hành chính của hai huyện Mường Tè và huyện Mường Lay (cũ) để thành lập huyện Mường Nhé.

Thực hiện Nghị quyết 45/NQ-CP ngày 25/8/2012 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập đơn vị hành chính cấp xã, cấp huyện thuộc tỉnh Điện Biên, đã tách một phần từ huyện Mường Nhé và huyện Mường Chà thành lập huyện Nậm Pồ.

Hiện nay, huyện Mường Nhé có 11 đơn vị xã, đa phần các xã đều thuộc khu vực kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn với 112 bản và 03 tổ dân cư. Phía Đông và Đông Bắc giáp huyện Mường Tè tỉnh Lai Châu, phía Tây Nam giáp huyện Nậm Pồ, phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Phongsaly (Lào), phía Tây Bắc giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), với tổng diện tích tự nhiên là 157.372,94 ha. Thành phần dân tộc chung sống trên địa bàn huyện chủ yếu là dân tộc Thái, Mông, Khơ Mú, Hà Nhì, Kháng, Dao, Lào, Si La, Hoa, Cống, Kinh;

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Bán kết Miss Universe 2024: Kỳ Duyên liên tục "tung chiêu" diễn bikini nhưng gây thất vọng
13:56:44 15/11/2024
Người phụ nữ bị chồng cũ đâm, bò ra khỏi nhà kêu cứu
12:38:10 15/11/2024
Bán kết Miss Universe 2024: Kỳ Duyên lộ diện, "hóa bướm" cực đã mắt gây bùng nổ sân khấu!
12:30:32 15/11/2024
Bán kết Miss Universe 2024: Kỳ Duyên diễn dạ hội gây ngỡ ngàng, netizen chê sến sẩm chìm nghỉm giữa sân khấu
14:15:26 15/11/2024
Chăm chồng liệt giường vẫn chịu đựng đắng cay, tôi quyết chia tay nhưng chết lặng khi nghe cuộc trò chuyện của anh với mẹ
11:43:24 15/11/2024
Mối quan hệ của Chi Dân và An Tây trước khi bị bắt
14:21:25 15/11/2024
Hôm ấy, khi gia đình chuẩn bị đốt đi những di vật của mẹ chồng vừa mất, không ai ngờ lại xảy ra một sự việc gây chấn động
11:38:23 15/11/2024
Hát ở Mỹ khi đang bị 'cấm sóng', Đàm Vĩnh Hưng không bị xử phạt
11:45:39 15/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Quang Hùng bị Only C nhắc khéo, liền đề cập chuyện sống chết, fan hoang mang?

Sao việt

17:26:02 15/11/2024
Sau khi tiết lộ từng nhiều lần khuyên bảo Chi Dân về lối sống buông thả, Only C bất ngờ réo tên Quang Hùng MasterD. Anh còn được cho nhắc khéo đàn em về việc từng giúp đỡ.

Châu Âu bị bủa vây bởi dịch bệnh sởi

Thế giới

17:19:54 15/11/2024
Tiến sĩ Natasha Crowcroft, cố vấn cấp cao về bệnh sởi và rubella tại WHO, cho biết: "Sự gia tăng đáng kể số ca bệnh là hệ quả của việc trẻ em trên toàn cầu không được tiêm vaccine đầy đủ. Trong khi đó, loại vaccine sởi có sẵn ở mọi quốc...

Hôm nay nấu gì: Gợi ý mâm cơm 4 món vừa ngon lại dễ làm cho bữa tối

Ẩm thực

16:37:33 15/11/2024
Gợi ý mâm cơm 4 món vừa ngon lại dễ làm cho bữa tối. Món ăn đều gần gũi, dân dã nhưng vô cùng trôi cơm, khiến ai thưởng thức cũng thích.

Vé "chợ đen" concert Anh Trai bị đẩy giá cao gấp 8 lần

Nhạc việt

16:32:39 15/11/2024
Một bài đăng với nội dung bán lại 2 vé VIP của concert Anh Trai Say Hi với mức giá 5 triệu đồng/vé (giá gốc là 2,2 triệu/vé) ngay lập tức nhận được nhiều bình luận hỏi mua.

Bức ảnh khiến Lisa bị chỉ trích "hư hỏng", cổ xuý phong cách phản cảm

Nhạc quốc tế

16:27:43 15/11/2024
Tối 13/11, Lisa đã tổ chức fan meeting tại quê nhà Thái Lan. Sự kiện nằm trong khuôn khổ fan meeting tour châu Á đầu tiên trong sự nghiệp solo của em út BLACKPINK.

Sau ngày 17/11: 3 tuổi Tiền Tài tăng đột biến, không thành tỷ phú cũng là đại gia

Trắc nghiệm

16:02:30 15/11/2024
Dậu là con giáp sẽ gặp rất nhiều may mắn sau ngày 17/11. Họ hứa hẹn sẽ có một sự thay đổi ngoạn mục trong công việc, nhất là về mặt tài chính. Dậu rất có sức ảnh hưởng trong tập thể, dễ được nâng đỡ trong công việc.

1 người phơi quần áo, cả nhà mắc bệnh: Hóa ra đây là cách làm rất sai

Sáng tạo

15:46:23 15/11/2024
Nhiều người nghĩ rằng, chỉ cần giặt xong rồi treo quần áo lên phơi là xong. Nhưng ít ai biết, phơi quần áo không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, lâu dài sẽ dễ sinh bệnh.

Bức ảnh chụp bóng lưng của 3 nữ sinh khiến hàng triệu người dừng chân

Netizen

15:37:09 15/11/2024
Có một tình bạn đẹp quả thực là điều vô cùng đáng quý. Tuy không phức tạp, lãng mạn như tình yêu, nhưng tình bạn thực sự là một điều rất đáng được chúng ta chăm chút và trân trọng.

Sự nghiệp Messi chao đảo

Sao thể thao

15:02:48 15/11/2024
Lionel Messi, cái tên đồng nghĩa với sự phi thường trong thế giới bóng đá, đang trải qua những ngày tháng 11 đầy sóng gió.

Hé lộ về người bạn trai độc hại của Rosé (BLACKPINK): "Ghen tuông, chiếm hữu, giỏi thao túng"

Sao châu á

14:44:55 15/11/2024
Ca khúc Toxic Till The End được cư dân mạng quan tâm đặc biệt vì lời bài hát được cho là hé lộ về mối quan hệ độc hại mà Rosé từng trải qua.

Xe cứu thương bốc cháy dữ dội tại sảnh phòng cấp cứu bệnh viện

Tin nổi bật

14:27:49 15/11/2024
Nhận được tin báo, lực lượng cảnh sát PCCC Công an tỉnh Nghệ An đã huy động 2 xe chữa cháy đến hiện trường dập lửa. Sau khoảng 10 phút, ngọn lửa được dập tắt.