Thầy cô giáo tâm tư… về các giáo sinh thực tập
Sự nhiệt tình, giúp đỡ, chỉ bảo tận tâm của nhà trường, thầy cô giáo hướng dẫn là hết sức cần thiết để giúp các em giáo sinh hoàn thành nhiệm vụ.
Bài viết “ Thầy cô giáo hướng dẫn thực tập, người nhiệt tình, người hời hợt” của tác giả Sông Trà đăng trên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam ngày 31/01/2020 phản ánh về việc, có giáo viên nhiệt tình, chu đáo, cũng có giáo viên hời hợt, sơ sài trong hướng dẫn thực tập sư phạm dành cho các giáo sinh năm cuối trường sư phạm.
Thực tế đúng như vậy. Song về phần thầy cô giáo hướng dẫn cũng có không ít tâm tư, ý kiến về các giáo sinh thực tập.
Thầy H., dạy môn Vật lý, có nhiều năm hướng dẫn thực tập ở một trường Trung học cơ sở thuộc thành phố Đà Nẵng nhận xét:
“ Bây giờ nhiều em giáo sinh sử dụng phương pháp, kỹ thuật mới, công nghệ thông tin khá tốt, nhuần nhuyễn trong dạy học.
Có em rất dạn dĩ, tự tin khi dạy tiết đầu tiên ở trên lớp, có người dự ở bên dưới.
Thế hệ giáo viên già như chúng tôi phải học hỏi độ nhạy bén, tự tin ở các em giáo sinh trẻ tuổi.
Tất nhiên về kinh nghiệm xử lý tình huống giáo dục của các em chưa thể bằng giáo viên chúng tôi.”
Sinh viên thực tập rất cần sự hướng dẫn tận tình từ các giáo viên. (Ảnh minh hoạ: Giaoducthoidai.vn)
Cô Y., dạy môn Ngữ văn ở một trường Trung học phổ thông ở thành phố Quảng Ngãi thì cho rằng:
“ Giáo sinh thực tập bây giờ có nhiều điều kiện thuận hơn hẳn thời của chúng tôi rất nhiều. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đầy đủ và hiện đại.
Video đang HOT
Có thể tự trang bị, có thể mượn nhà trường trong thời gian tập sự.
Ngay cả soạn giáo án, các em được phép soạn trên máy tính, việc sửa chữa, điều chỉnh trước khi lên giảng cũng tiện lợi.
Không như thời chúng tôi phải soạn tay, sửa chữa, soạn lại năm, bảy lần mới hoàn thành.
Bên cạnh, những giáo sinh có chất lượng, vẫn còn một số giáo sinh còn hạn chế, non yếu nhiều từ phương pháp dạy học đến kiến thức chuyên môn.
Mặc dù được hướng dẫn, chỉ bày rất kỹ lưỡng nhưng mức độ tiến bộ của một số em khá chậm, khó đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục nếu được tuyển dụng vào nghề.
Đó có thể là do bản thân các em chưa chịu phấn đấu, rèn luyện. Đó có thể là do, một số trường sư phạm công tác đào tạo, siết chặt ở đầu ra chưa thật tốt.”
Một số thầy cô giáo còn phản ánh, không mấy hứng thú khi được phân công hướng dẫn thực tập chủ nhiệm và giảng dạy.
Vì ý thức tổ chức kỷ luật, giờ giấc, thái độ làm việc theo yêu cầu của nhà trường, giáo viên hướng dẫn của một bộ giáo sinh còn hạn chế, trì trệ.
Đến thời hạn nộp sáng kiến, giáo án để đánh giá, tổng kết mà vẫn không thấy có.
Thiết kế giáo án, giáo án được giáo viên góp ý, chỉnh sửa nhưng khi thực hành trên lớp lại “râu ông nọ cắn cằm bà kia” hoặc sai lạc về nội dung, kiến thức.
Có giáo sinh còn tự ý tổ chức tập thể lớp, các nhóm học sinh đi liên hoan, có sử dụng bia, rượu; đi tắm biển, tắm sông – nơi nguy hiểm (có trường hợp học sinh bị tử vong do đuối nước), ảnh hưởng không tốt đến uy tín của nhà trường, thầy cô giáo.
Giáo sinh là những thầy cô giáo trẻ đến trường phổ thông để trải nghiệm, học hỏi, tập tành làm nghề dạy học trước khi tốt nghiệp ra trường sư phạm.
Tất nhiên, không thể trông mong họ già dặn kinh nghiệm, vững vàng mọi thứ như các thầy cô giáo đã đi dạy được.
Chính vì vậy, sự nhiệt tình, giúp đỡ, chỉ bảo tận tâm của nhà trường, thầy cô giáo hướng dẫn là hết sức cần thiết để giúp các em giáo sinh hoàn thành nhiệm vụ của đợt thực tập sư phạm và có thêm kỹ năng, kiến thức, sự tự tin, vững vàng khi bước vào nghề “trồng người”, kế tục sự nghiệp nặng nề mà vẻ vang của các thế hệ thầy cô giáo đi trước.
THIÊN ẤN
Theo giaoduc.net
Điều chưa biết về cậu bé giành Huy chương vàng Olympic Toán và Khoa học quốc tế
Giành Huy chương Vàng danh giá tại Bảng A (bảng Quốc tế) Kỳ thi IMSO 2019 là một quá trình nỗ lực rất lớn của nam sinh Nguyễn Vĩ Thanh Quang - Lớp 5G0 Trường Tiểu học I - sắc Niu - tơn.
Kỳ thi IMSO 2019 gồm 2 bảng: Bảng A (quốc tế) là cuộc tranh tài của 369 thí sinh đến từ 24 quốc gia, vùng lãnh thổ như: Mỹ, Bungari, Singapore, Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Việt Nam... Bảng B (trong nước), toàn thành phố Hà Nội có 367 thí sinh dự thi và 96 cán bộ, giáo viên thuộc 22 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Hà Nội.
Học sinh thi Khoa học dự thi 2 phần: Lý thuyết và Thực hành với 3 môn Vật lý, Sinh học và Hóa học. Có thể thấy, qua việc giành Huy chương Vàng môn Khoa học Tiếng Anh Bảng A (quốc tế), Thanh Quang đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho cuộc thi này với nền tảng kiến thức tốt cùng lối tư duy tích cực và sáng tạo. Bên cạnh những sáng tạo, thông minh trong việc thực hiện các phần thi, con đã rất năng động và nhanh nhẹn trong các hoạt động giao lưu về Toán học, Khoa học và văn hóa.
Chia sẻ từ phía gia đình của Thanh Quang thì được biết: Con là cậu bé rất yêu thích đọc sách, ham tìm tòi và khám phá những điều mới lạ, đặc biệt con luôn hứng thú với những vấn đề khoa học. Có lẽ chính bởi vậy mà qua mỗi vòng thi của Kỳ thi IMSO, con luôn khẳng định được những thế mạnh của mình để mang về tấm Huy chương Vàng tại Bảng A - Bảng quốc tế với những đối thủ mạnh đến từ nhiều quốc gia.
Nguyễn Vĩ Thanh Quang - cậu bé hồn nhiên và tràn đầy năng lượng
5 Huy chương Vàng, 9 Huy chương Bạc và 9 Huy chương Đồng - là những con số ấn tượng ghi dấu thành tích xuất sắc của học sinh Hệ thống Trường liên cấp Newton tại Kỳ thi Olympic Toán và Khoa học quốc tế 2019 - lần thứ 16 (IMSO 2019). Trong đó, khối Trường Tiểu học I - sắc Niu tơn vinh dự đóng góp 4 Huy chương với 1 Huy chương Vàng danh giá ở Bảng A (Bảng quốc tế) của Nguyễn Vĩ Thanh Quang.
"Khi biết tin mình giành được huy chương vàng con rất vui. Trước kỳ thi này, bố mẹ và thầy cô đã giúp con củng cố kiến thức rất nhiều. Đặc biệt là bố, bố luôn dành thời gian học cùng con vào buổi tối.
Bố thường tìm những bài tập quốc tế trên mạng cho con làm thử, dạy con cách tiếp cận và xử lý từng bước mỗi khi gặp bài hóc búa. Thầy giáo ở trường còn dạy cho con miễn phí vào một số buổi tối. Con cũng không bị áp lực khi tham gia kỳ thi này vì trước đó con đã được cọ xát với rất nhiều kỳ thi khác nữa".
Thành quả đáng tự hào hôm nay của Thanh Quang là nhờ vào sự dạy dỗ của bố mẹ, sự tận tâm của thầy cô và đặc biệt là tinh thần tự học đáng ngưỡng mộ của con.Chắc chắn trong thời gian tới đây con sẽ còn gặt hái thêm nhiều thành tích vẻ vang hơn nữa.
Thanh Quang nhận Huy chương Vàng tại Lễ bế mạc và trao giải
Cô Đặng Huyền Phong - Hiệu trưởng Trường Tiểu học I - sắc Niu - tơn chia sẻ: "Trước mỗi thành tích mà các con đạt được, tôi luôn thầm cảm ơn các học sinh đã luôn nỗ lực để mang về vẻ vang cho nhà trường, cảm ơn thầy cô đã luôn cố gắng tận tâm dạy dỗ chuẩn bị cho các con để mỗi khi có cơ hội là tỏa sáng. Đến với Newton, các con sẽ được thắp sáng ngọn lửa đam mê và từng bước chinh phục những đỉnh cao tri thức. Nhà trường sẽ luôn cố gắng hơn nữa để tạo điều kiện tốt nhất để mỗi tài năng đều được bay cao, bay xa".
IMSO (International Mathematics and Science Olympiad for Primary School) là cuộc thi Toán và Khoa học bằng tiếng Anh thường niên dành cho học sinh tiểu học trên thế giới với mục tiêu giúp học sinh phát triển khả năng cao nhất về Toán và Khoa học.
Cuộc thi được tổ chức nhằm thiết lập môi trường học thuật và phát huy sự sáng tạo, phát triển nghiên cứu và tiến bộ học thuật, thiết lập mạng lưới hợp tác với các tổ chức giáo dục quốc tế để phát triển việc giảng dạy và học tập môn Toán và Khoa học, tăng cường cơ hội trao đổi văn hóa giữa học sinh và giáo viên trên toàn thế giới.
Những thành tích nổi bật của Thanh Quang
Huy chương Vàng Bảng A Kỳ thi IMSO 2019
Huy chương Vàng Kỳ thi Toán Quốc tế Hoa Kỳ - AMO 2019
Huy chương Bạc Kỳ thi Toán SEAMO 2019 - Vòng 1
Giải Hight Distinction Kỳ thi Toán Úc - AMC 2019
Theo infonet
Đam mê, cống hiến và những "quả ngọt" Nhiều năm qua, ngành giáo dục Thanh Hóa luôn "gặt hái" được những "quả ngọt" từ phong trào phát hiện và bồi dưỡng học sinh (HS) giỏi. Đặc biệt, trong năm 2019, ngành giáo dục tỉnh nhà đã "bội thu" tại các kỳ thi Olympic quốc tế và khu vực, với 3 HCV, 1 HCB quốc tế và 1 HCĐ khu vực Châu...