Thầy cô giáo cần tích cực đổi mới tư duy, nhận thức, sáng tạo dạy học
Sáng 29/10, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ cùng đoàn công tác Bộ GD&ĐT đã làm việc với Sở GD&ĐT Nghệ An cùng lãnh đạo của một số Phòng GD&ĐT, Trường THPT, THCS trên địa bàn tỉnh.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ thăm và trò chuyện với học sinh Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (TP Vinh, Nghệ An)
Qua đây, lắng nghe các ý kiến từ thực tiễn, chuẩn bị cho triển khai chương trình giáo dục phổ thông tổng thể bắt đầu từ năm học 2020 – 2021.
Tại buổi làm việc, ông Thái Văn Thành – Giám đốc Sở GD&ĐT Nghệ An đã báo cáo với Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ và đoàn công tác Bộ GD&ĐT một số kết quả của giáo dục Nghệ An trong những năm vừa qua.
Dù địa phương còn gặp nhiều khó khăn nhưng những năm qua với truyền thống hiếu học, tỉnh Nghệ An luôn xem là nhiệm vụ quốc sách hàng đầu và dành nhiều ưu tiên cho công tác giáo dục.
Đoàn công tác Bộ GD&ĐT làm việc với Sở GD&ĐT Nghệ An cùng đại diện một số Phòng GD&ĐT, trường phổ thông trên địa bàn tỉnh
Thực hiện Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, những năm qua ngành giáo dục Nghệ An đã chỉ đạo, hướng dẫn Phòng GD&ĐT, các trường trên địa bàn bám sát các văn bản của Bộ áp dụng vào thực tiễn.
Thúc đẩy giáo dục toàn diện như khuyến khích giáo viên chủ động phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá, đưa giáo dục STEM vào trường học…Trong đó, thực hiện công văn 4612 vào trong chương trình hiện hành để các nhà trường, giáo viên sẵn sàng tinh thần, chủ động khi thực hiện chương trình mới.
Tuy nhiên, thực tế giáo dục Nghệ An vẫn còn những bất cập, khó khăn khi áp dụng chương trình phổ thông mới, thay sách giáo khoa như: chưa đồng bộ về cơ sở vật chất, chất lượng giáo dục chênh lệch giữa các vùng miền…
Tại buổi làm việc, đại diện các Phòng Giáo dục và đào tạo, các trường phổ thông trên địa bàn tỉnh cũng có những đề xuất, ý kiến thẳng thắn với đoàn công tác của Bộ GD&ĐT.
Video đang HOT
Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ trực tiếp trao đổi, lắng nghe ý kiến học sinh về hoạt động dạy – học trong nhà trường
Nổi cộm nhất vẫn là chưa bố trí đủ giáo viên để tổ chức dạy học theo chương trình mới.
Đơn cử tại TP. Vinh, để đảm bảo dạy 2 buổi/ngày ở tiểu học, các trường hợp đồng giáo viên thỉnh giảng, hoặc dạy tăng tiết và thu tiền phụ huynh để trả tiền thừa giờ trên cơ sở thỏa thuận, tự nguyện. Nhưng nếu thực hiện chương trình phổ thông mới thì không được thu tiền phụ huynh.
Với tỷ lệ 1,35 giáo viên/lớp hiện nay thì việc triển khai dạy chương trình mới rất khó khăn.
Bên cạnh đó, còn có các vấn đề bồi dưỡng đội ngũ giáo viên; xác định sớm chương trình để có lộ trình chuẩn bị về giáo viên, trang thiết bị, cơ sở vật chất; sớm công bố đề án đổi mới thi cử để các trường chủ động dạy – học; khó khăn về quản trị, tài chính nhà trường; về công tác thi đua khen thưởng còn một số bất cập ảnh hưởng đến động lực phấn đấu của nhà giáo, người lao động…
Dạy học theo chương trình mới chú trọng phát huy năng lực người học, giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn và đưa ra các nhiệm vụ cho học sinh
Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ tiếp thu, trả lời ý kiến từ các đơn vị cơ sở giáo dục tại Nghệ An. Thứ trưởng cho biết trong thời gian tới, Bộ sẽ có một số điều chỉnh, bổ sung trong các văn bản, thông tư để đáp ứng thực tiễn giáo dục.
Bộ cũng có trách nhiệm bồi dưỡng năng lực giáo viên chuẩn bị cho chương trình mới; tham mưu với trung ương, các bộ ngành liên quan có chính sách phù hợp, khuyến khích giáo dục phát triển, tháo gỡ khó khăn cho các địa phương.
Thứ trưởng cũng yêu cầu Sở, Phòng GD&ĐT phát huy vai trò, năng lực quản lý và trong tham mưu với chính quyền địa phương để chuẩn bị các điều kiện triển khai chương trình phổ thông mới.
Giáo dục hiện nay đang chuyển từ chú trọng truyền thụ kiến thức sang phát triển năng lực toàn diện người học thì toàn ngành phải xem đây là một cuộc cách mạng nhằm thay đổi mục tiêu, nội dung, phương pháp. Chính vì thế, ngành giáo dục phải thay đổi toàn bộ và không được coi nhẹ trong quá trình thực hiện.
Đối với các nhà trường, các thầy cô giáo cần tích cực đổi mới tư duy, nhận thức, sáng tạo dạy học. Đồng thời việc sử dụng cơ sở vật chất trong các cơ sở giáo dục cũng cần được phát huy hiệu quả hơn nữa, tránh lãng phí đầu tư.
Trước đó, sáng cùng ngày, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ đã thăm Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng. Tại đây, Thứ trưởng cũng đã lắng nghe những chia sẻ của học sinh về học tập, rèn luyện tại trường và dặn dò các em chủ động, tích cực, trách nhiệm trong học tập. Bởi kiến thức là cái chung, và người khác có thể trao cho các em, nhưng năng lực là của bản thân từng người có được.
Hồ Lài
Theo giaoducthoidai
Nghệ An tìm giải pháp nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ
Dạy học ngoại ngữ trong trường phổ thông được ngành giáo dục Nghệ An quan tâm đầu tư song hiệu quả chưa được như kỳ vọng. Chất lượng môn Ngoại ngữ (cụ thể là tiếng Anh) vẫn là "vùng trũng" so với các môn học khác và thấp hơn so với mặt bằng chung cả nước.
Hội nghị bàn giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ trong trưởng phổ thông tỉnh Nghệ An.
Sáng 28/10, Sở GD&ĐT Nghệ An tổ chức Hội nghị bàn về giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ trong các trường phổ thông tỉnh Nghệ An.
Hiệu quả dạy học ngoại ngữ chưa cao
Theo báo cáo của Sở Giáo dục và Đào tạo, sau gần 10 năm thực hiện Kế hoạch "Dạy và học ngoại ngữ trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2010 - 2020" hiện toàn tỉnh đã có 394 /558 trường có học sinh tiểu học tổ chức dạy ngoại ngữ theo chương trình ngoại ngữ 10 năm từ lớp 3, chiếm tỷ lệ 70,6%.
Ở bậc THCS có 329/405 trường và ở bậc THPT có 4 trường triển khai chương trình 10 năm. Số còn lại, đều đang học chương trình ngoại ngữ 7 năm.
Ông Thái Văn Thành - Giám đốc Sở GD&ĐT Nghệ An phát biểu tại hội nghị
Những năm qua dạy và học Tiếng Anh trên địa bàn tỉnh đã có chuyển biến tích cực nhưng kết quả đạt được vẫn còn thấp so với mặt bằng chung cả nước. Toàn tỉnh đang có 7 địa phương chưa dạy Tiếng Anh cho học sinh lớp 1,2. Kỳ thi THPT quốc gia năm 2019, Tiếng Anh là môn học có kết quả thi thấp nhất với điểm trung bình mới đạt 3,75 điểm/em.
Các huyện miền núi cao như Kỳ Sơn, Tương Dương, Quế Phong đang thiếu nhiều giáo viên tiếng Anh. Cơ sở vật chất không đáp ứng yêu cầu do nhiều trường đóng ở vùng sâu vùng xa, đặc biệt bậc tiểu học có nhiều điểm trường lẻ. Tỷ lệ trường thực hiện kế hoạch dạy học tiếng Anh 10 năm còn thấp (77/137 trường, tỷ lệ 56,2%).
Trường THPT chuyên Phan Bội Châu là trường được đầu tư cơ sở vật chất song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Nhà trường cũng thí điểm liên kết dạy Tiếng Anh với các trung tâm nhưng hiệu quả không như mong đợi nên đã dừng triển khai.
Phát huy tính tự chủ ở mỗi nhà trường, mỗi giáo viên
Phát biểu tại hội nghị, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thái Văn Thành khẳng định: Nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ là động lực để phát triển GD toàn diện. Tại Nghệ An, chất lượng dạy học ngoại ngữ còn hạn chế, đòi hỏi toàn ngành phải nỗ lực cố gắng.
Muốn vậy, nhiệm vụ trước mắt là cần phải có mô hình dạy ngoại ngữ mới. Trong đó, giáo viên phải là những người đứng đầu để xây dựng môi trường học ngoại ngữ tốt, tạo ra môi trường giao tiếp từ trong nhà trường đến gia đình và toàn xã hội.
Học sinh trường THPT Anh Sơn 2 (Nghệ An) trong giờ học tiếng Anh
Hiện nay, công tác phát triển đội ngũ giáo viên chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới dạy học ngoại ngữ. Trong đó, về năng lực nghề nghiệp, bậc THPT mới có 31% giáo viên đạt bậc chứng chỉ NLNN bậc 5 (C1), THCS có 90,9% giáo viên đạt bậc 4 (B2) và
Nguồn lực từ ngân sách và xã hội hóa đầu tư cho thực hiện kế hoạch chưa đáp ứng theo tiến độ thực hiện Kế hoạch, mới đạt gần 55%.
Hiện, ngành giáo dục Nghệ An cũng đang đẩy mạnh việc mở rộng, liên kết với các tổ chức để đẩy mạnh việc dạy và học ngoại ngữ tăng cường trong các nhà trường theo các tiêu chuẩn quốc tế. Tuy nhiên, để triển khai hiệu quả thì cần phải lựa chọn chương trình phù hợp, có kế hoạch tổ chức quản lý phù hợp đảm bảo tính tự nguyện, tự chủ, đáp ứng nhu cầu người học và có cam kết về đầu ra.
Lãnh đạo Sở GD&ĐT Nghệ An cũng đề nghị trường cần tự chủ trong xây dựng chương trình dạy học, kiểm tra, đánh giá học sinh, tạo môi trường học tập sử dụng tiếng Anh, sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất... . Vì đây là những vấn đề thuộc trách nhiệm mỗi nhà trường, mỗi giáo viên mà không ai làm thay được.
Từ nay đến năm 2025, Nghệ An cũng sẽ tiếp tục triển khai mở rộng chương trình ngoại ngữ 10 năm ở các trường tiểu học, THCS và THPT, đảm bảo 100% học sinh đã học chương trình mới ở lớp dưới đủ năng lực được tiếp tục học ở lớp trên.
Tuy nhiên, trong triển khai chương trình 10 năm, các địa phương cần đảo bảo điều kiện liên thông giữa các bậc học, với nguyên tắc học sinh được học và có năng lực học ngoại 10 năm thì các em được quyền học tiếp ở bậc học tiếp theo.
Hồ Lài
Theo giaoducthoidai
Nghệ An bồi dưỡng năng lực cho hơn 2.300 giáo viên dạy lớp 1 Sáng ngày 19/10, Trường Đại học Vinh phối hợp với Sở GD&ĐT Nghệ An tổ chức khai mạc bồi dưỡng cho giáo viên dạy lớp 1 của toàn tỉnh. Hơn 2.300 giáo viên dạy lớp 1 toàn tỉnh Nghệ An được bồi dưỡng năng lực Dự lễ khai mạc có lãnh đạo Sở GD&ĐT Nghệ An, Trường Đại học Vinh cùng gần 230...