Thầy cô còn phải soạn giáo án theo mẫu của Bộ, học trò làm sao thoát Văn mẫu?

Theo dõi VGT trên

Không chỉ có chuyện Văn mẫu, mà “mẫu” có trong tất cả các môn học ở nền giáo dục hiện nay.

Dạy thêm, học thêm tràn lan, có thể nói đã và đang tác động tiêu cực lên giáo dục nói riêng và xã hội nói chung.

Chính nguồn thu từ dạy thêm, học thêm tràn lan, đã khiến người ta sẵn sàng bỏ ra hàng trăm triệu để “chạy biên chế”, giáo viên “chạy” vào nghề không vì đam mê nghề nghiệp, mà chỉ vì vào để… dạy thêm.

Mất “vốn” mới vào được biên chế, vào rồi, giáo viên tìm mọi cách để “ép” học sinh đến lớp học thêm nhằm “gỡ vốn đầu tư”; dạy thêm càng phát triển, hình ảnh người thầy trong mắt học sinh, phụ huynh càng đi xuống, bức tranh giáo dục càng trở nên “tối”.

Thực tế, cuộc sống của những giáo viên dạy thêm được thường cao hơn nhiều lần giáo viên không dạy thêm; vào bất cứ cơ sở giáo dục nào, chỉ cần nhìn phương tiện đến trường là biết giáo viên nào dạy thêm, giáo viên nào không. Tuy nhiên, cũng có trường hợp ngoại lệ, cũng có giáo viên “nhờ ông ngoại” mà có xe đẹp, nhưng rất ít.

Lương giáo viên thấp, khó xin việc, nên học sinh giỏi không muốn vào sư phạm; thế nhưng ngay cả bộ môn dạy thêm được, nếu bạn hỏi, chắc chắn học sinh sẽ nói thật, không muốn làm giàu bằng cách… dạy thêm. Nói cách khác, học sinh không muốn học thêm, dù học thêm làm cho mình được coi là “giỏi”.

Dạy thêm, học thêm, đang khắc sâu “văn mẫu” vào học trò

Không chỉ có chuyện Văn mẫu, mà “mẫu” có trong tất cả các môn học ở nền giáo dục hiện nay.

Nào là Văn mẫu, Toán mẫu, Lý mẫu, … quả thật “mẫu” đã triệt tiêu cảm xúc, sáng tạo của người học, của nguồn nhân lực tương lai, chủ nhân tương lai của đất nước.

Một người bạn chia sẻ chuyện nhà “Cháu mình tự học ở nhà, mình kèm được, không đi học thêm, khi bài giải toán, cháu ghi “Khối lượng gạo bà bán được trong ngày là: …” bị cô giáo gạch, mà phải ghi là “Tổng số gạo bà bán được trong ngày là: …”, dù đáp số y như nhau, nhưng cháu chỉ được nửa số điểm, cháu thắc mắc, cô bảo giải bài không đúng … mẫu; cháu buồn lắm, về đòi bố mẹ cho đi học thêm, để làm đúng “mẫu”.

Giáo viên dạy thêm “mớm” đề kiểm tra, học sinh nào làm bài không giống “mẫu” mình đã dạy thì không thể đạt điểm tối đa, dù bài làm đúng; “Văn mẫu” trở thành cái roi lùa học sinh đến lớp học thêm, gây bất bình xã hội.

Chính học thêm, dạy thêm tràn lan đang khắc sâu “Văn mẫu, Toán mẫu, Lý mẫu, …” vào học sinh, làm thui chột phẩm chất, năng lực sáng tạo của học trò, đồng phục giáo dục.

Giáo viên dạy thêm cũng theo văn mẫu, giáo án mẫu

Chân thành mà nói, cũng có giáo viên dạy thêm bằng phẩm chất, năng lực của mình; qua dạy thêm, họ truyền tải, kích thích được sự sáng tạo của học trò.

Giáo viên dạy thêm bằng phẩm chất, năng lực của mình, tuyệt đối không cần “giáo án”, dạy từ trí tuệ, từ trái tim của mình, không bao giờ nhắc học sinh đóng tiền; giáo viên này có, nhưng con số này không nhiều; đại đa số đều dạy thêm theo “mẫu”.

Giáo viên dạy theo “mẫu”, bắt học sinh học theo “mẫu”, làm theo “mẫu”, chỉ cần thấy học sinh khác “mẫu” là biết không đi học thêm mình, không được đúng điểm theo đáp án, thật không còn xấu xí nào hơn.

Video đang HOT

Năm học chưa bắt đầu, thế nhưng không ít lời chào mời bán “bia kèm lạc”, bán Kế hoạch bài dạy theo Công văn 5512 kèm… giáo án dạy thêm.

Thầy cô còn phải soạn giáo án theo mẫu của Bộ, học trò làm sao thoát Văn mẫu? - Hình 1

Rao bán giáo án dạy thêm, dạy chính khóa trên mạng Facebook. (Ảnh chụp màn hình)

Điều đáng buồn, chính Công văn 5512 đã và đang hình thành “thị trường” giáo án “mẫu”, bao gồm cả dạy học chính khóa và cả dạy thêm… chính khóa.

Vô hình trung, chính Công văn 5512 đã và đang khuyến khích “mẫu”, đi ngược lại chỉ đạo, mong muốn của Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn về chấm dứt “văn mẫu” trong giáo dục.

Như vậy, để chấm dứt “văn mẫu” trong giáo dục như mong muốn của Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, ngoài bỏ “mẫu” trong ra đề khảo thí, chúng ta còn phải triệt tiêu “văn mẫu” trong giáo án (kế hoạch bài dạy), kế hoạch giáo dục…

Thầy cô còn phải soạn giáo án theo mẫu của Bộ, học trò làm sao thoát Văn mẫu? - Hình 2

Rao bán giáo án dạy thêm, dạy chính khóa lớp 6 năm học 2021-2022 trên mạng Facebook dù năm học mới chưa khai giảng. (Ảnh chụp màn hình)

Chương trình lớp 6 năm nay mới thực hiện; năm học mới chưa khai giảng, vậy mà thị trường giáo án dạy thêm lớp 6 đã được hình thành và phát triển rầm rộ trên… mạng.

Những người bán giáo án dạy thêm lớp 6 đã “đi tắt, đón đầu” dự đoán chương trình lớp 6 mới, thị trường dạy thêm vẫn sẽ nhộn nhịp, bán giáo án dạy thêm lớp 6 sẽ… sống được.

Chương trình mới hướng đến phát triển phẩm chất, năng lực cho người học, thế nhưng nếu học sinh phải đi học thêm; nếu dạy thêm theo giáo án ‘mẫu”; mục tiêu phát triển phẩm chất, năng lực cho người học chỉ… nằm trên giấy; chống “văn mẫu” chỉ nằm trên… “khẩu hiệu”.

Vì thế, chống “văn mẫu” thì trước hết phải chống giáo án mẫu đi đôi với chống dạy thêm, học thêm tràn lan như hiện nay. Hay nói cách khác, thầy cô còn phải theo 1 mẫu giáo án chung của Bộ và còn dạy thêm, học thêm tràn lan như hiện nay, chống “văn mẫu” sẽ thất bại; mục tiêu phát triển phẩm chất, năng lực cho người học sẽ không thể trở thành hiện thực.

Ngoài dạy thêm theo giáo án mẫu, giáo viên dạy thêm còn khai thác nguồn học liệu “vô tận” từ hệ thống sách tham khảo, sách để học tốt, tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi,….

So với giáo án dạy thêm “mẫu”, hệ thống sách tham khảo, sách để học tốt, tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi,…. “hoành tráng” và “quy mô” hơn nhiều về số lượng và phương thức đi vào “giỏ hàng” của học sinh.

Những “học liệu mẫu” để giáo viên dạy thêm khai thác, dạy thêm, học thêm tràn lan đó là sản phẩm của một số tác giả viết sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên biên soạn, nên rất “uy tín”.

Giáo viên đi dạy trên lớp nhưng “giấu bài” để dạy thêm, các tác giả viết sách lại “giấu bài” để viết “sách dạy thêm”; một bên dạy thêm, một bên viết sách dạy thêm, mối quan hệ tuy hai nhưng là một.

Nếu chương trình mới vẫn còn đó hệ thống sách tham khảo, sách để học tốt, tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi,…. thì dạy thêm, học thêm tràn lan khó mà mất được, kiểm soát được. Giấc mơ trả lại tuổi thơ cho học sinh khi thực hiện chương trình mới… vẫn rất xa vời.

Ba chữ “yên” không chỉ dành cho bậc học Mầm non, ba chữ “yên” cũng cần thiết với bậc học phổ thông, khi học sinh luôn là những “đứa trẻ”, là “mầm non” trong mắt của bất cứ bậc làm cha làm mẹ nào.

Học sinh đến lớp được yên vui, không bị những “cái roi” vô hình dồn ép; cha mẹ yên lòng khi con cái mình không mất hết tuổi thơ, mất hết ký ức trẻ con; suốt ngày hết học thêm chính khóa, tối lại đến học lớp học thêm nhà thầy.

Thầy cô công tác yên tâm, sống được bằng lương của mình, không phải đánh đổi nhân cách để nâng cao chất lượng cuộc sống bằng những hành vi thiếu chuẩn mực, dồn ép học sinh đi học thêm.

Cần lắm những chính sách, văn bản chỉ đạo của Bộ, bám sát cuộc sống; ngôn ngữ tường minh, không đa nghĩa, có tác dụng nâng cao chất lượng giáo dục, chất lượng cuộc sống nhà giáo, ai đọc cũng hiểu, không gây hiểu nhầm, không bị các cơ sở giáo dục “vận dụng” để làm khổ thầy cô.

Cùng với đó, chính sách, văn bản chỉ đạo của Bộ không tạo khuôn mẫu, hình thức; đảm bảo sự tự do sáng tạo cho nhà giáo.

Thầy cô tự do sáng tạo, mới có thể kích thích sáng tạo, hứng thú từ người học, biến chỉ đạo, mong ước của Bộ trưởng về loại trừ văn mẫu ra khỏi nền giáo dục thành sự thật.

(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.

Văn mẫu đang làm chai lỳ cảm xúc và triệt tiêu sáng tạo của trẻ

Văn mẫu là những bài văn không bị ép viết theo khuôn mẫu của bao thế hệ học trò lớp trước, của các nhà văn, giáo viên... họ viết bằng chính cảm xúc thật của mình.

Trao đổi với phóng viên Tạp chí Điện tử Giáo dục Việt Nam về vấn đề dạy và học theo Văn mẫu hiện nay, cô Nguyễn Hiền Lương - Giáo viên môn Ngữ văn của Trường Trung học cơ sở Thăng Long (Ba Đình, Hà Nội), cô Lương chia sẻ : "Thực tế nhiều năm nay, những bài Văn mẫu đã ăn sâu từ bậc tiểu học đến trung học khiến việc dạy Văn, học Văn trở nên nhàm chán, kéo theo chất lượng giáo dục chưa được định lượng chính xác.

Là một giáo viên dạy cấp II, tôi nhận thấy có khá nhiều học sinh lớp 6 đầu cấp nhưng không biết viết Văn, các em cho biết ở các lớp dưới thường được giáo viên cho các đề Văn mẫu, học sinh làm những bài tương tự, sau đó lại học thuộc lòng những bài cô đã sửa. Khi thi, giáo viên sẽ kiểm tra trong số những bài các con đã học thuộc lòng đó. Chính vì vậy, khi lên cấp II các con không thể viết được những bài văn dài có cảm xúc thật.

Theo tôi, kiểu dạy Văn "dập khuôn" máy móc ở bậc tiểu học cũng đã làm mất đi tính sáng tạo của học sinh, một bài Văn tả về mẹ thì đều giống nhau, đều có mắt "bồ câu", rồi mái tóc dài... Điều này xuất phát từ mong muốn của giáo viên để các con được điểm cao trong kì thi, đó cũng là bệnh thành tích. Nhưng bên cạnh đó cũng có những bạn rất biết cách học Văn bởi đây là môn năng khiếu".

Văn mẫu đang làm chai lỳ cảm xúc và triệt tiêu sáng tạo của trẻ - Hình 1

Theo cô giáo Lương: "Hãy coi Văn mẫu là một kênh tham khảo chứ không nên đưa vào giảng dạy trong trường học, bởi văn mẫu thực chất là một kênh tham khảo rất tốt". Ảnh: NVCC.

Theo cô Lương: "Hiện nay, việc thay sách giáo khoa mới cũng góp phần hạn chế việc dạy theo Văn mẫu, cũng sẽ có không ít giáo viên vẫn dạy theo "cách cũ" bởi tư tưởng ngại thay đổi. Tuy nhiên, một nguyên nhân nữa ở môn Văn ở cấp II vẫn còn những bài Văn dài, một bài ở trong sách giáo khoa vẫn có 2-3 đề, dựa vào đó giáo viên dặn học sinh về học thuộc 2-3 đề này bởi bài kiểm tra sẽ rơi vào 1 trong 2 đề đó, như vậy học sinh vẫn phải là học thuộc.

Phần đọc hiểu vẫn là kiến thức của 1 văn bản sách giáo khoa chiếm trên 50% tổng số điểm. Phần này học sinh vẫn phải học thuộc. Phần II là nghị luận xã hội lấy ngữ liệu bên ngoài yêu cầu học sinh vận dụng kỹ năng và sự hiểu biết của mình.

Phổ biến cách dạy môn Văn ở chương trình cấp II hiện nay vẫn là cô đọc, trò chép, học ý để được điểm cao (học theo phom đề thi) nhiều học sinh lớp 9 cho biết rằng con không thể học nổi bởi chỉ hơi khác ý của cô dạy một chút là đã bị điểm kém. Với môn Văn mỗi người có một quan điểm khác nhau, vậy nên thực trạng giáo viên "bắt" các con học thuộc lòng là khá phổ biến. Hơn nữa, chương trình trong sách giáo khoa có quá nhiều nội dung phải học thuộc lòng, điều này cũng khiến cho học sinh sợ học Văn.

Có khá nhiều đề bài, dạng bài nêu cảm nhận những suy nghĩ của con, nhưng theo phản ảnh của học sinh thì đó toàn là suy nghĩ của cô thôi, đâu phải của các con. Như vậy là hoàn toàn theo Văn mẫu và theo ý của giáo viên. Thông thường, học sinh đã có một "lối mòn" quá lâu là học thuộc lòng nên đã triệt tiêu toàn bộ cảm xúc cũng như ý kiến của các con, chính vì vậy các con hầu như không biết viết gì.

Với những trường hợp như vậy, lẽ ra giáo viên chỉ được gợi ý một phần nhỏ nào đó để học sinh có hướng triển khai. Nhưng cũng có giáo viên áp đặt quá nhiều vào Văn mẫu, bắt các con học thuộc khiến học trò rất nản, sợ học. Với tôi, thường chỉ dạy cách và hướng, còn ý triển khai bài thế nào là việc của các con, tôi không áp đặt.

Văn mẫu đang làm chai lỳ cảm xúc và triệt tiêu sáng tạo của trẻ - Hình 2

Cô giáo Lương và các em học sinh Trường Trung học cơ sở Thăng Long (Ba Đình, Hà Nội). Ảnh: NVCC.

Cần thay đổi cách kiểm tra đánh giá

Cô Lương cho biết: "Tôi được tham dự khá nhiều lớp tập huấn, thấy rằng nếu như giáo viên và học sinh thực hiện được theo đúng chủ trương của bộ sách giáo khoa thì thật tuyệt vời.

Hơn nữa, việc thay đổi cần đồng bộ từ nội dung, từ người dạy, từ phụ huynh và học sinh, cũng như cần đổi mới cả cách kiểm tra đánh giá, có như vậy thì việc học mới có thực chất. Còn nếu chỉ thay đổi sách giáo khoa, người dạy không có ý thay đổi, cách kiểm tra đánh giá vẫn như cũ thì việc học theo "lối mòn", học theo bài Văn mẫu vẫn xảy ra.

Cần thay đổi cách kiểm tra đánh giá ở đây phải từ cấp trên, bởi từ lâu đã có quan niệm không có học sinh kém, chỉ có giáo viên không biết cách dạy. Cần có những biện pháp khuyến khích giáo viên đổi mới, sáng tạo trong hoạt động dạy và học. Bởi nếu đánh giá giáo viên dựa vào điểm số của học sinh thì nhiều giáo viên tìm cách cho học sinh học Văn mẫu để được điểm cao. Cần thay đổi cách ra đề thi, chấm thi, và nếu đề mở, đáp án mở thì sẽ khuyến khích được sự sáng tạo của học sinh. Bên cạnh điểm số thì cũng cần đánh giá theo sự hài lòng của học sinh cũng như cha mẹ các em.

Thay đổi ngay việc dạy và học môn Ngữ văn từ bậc tiểu học, tôi thấy hiện nay áp dụng rất nhiều các bài văn mẫu để giảng dạy, học sinh chép miệt mài theo ý cô, các bài thi đều giống nhau đến từng dấu chấm, dấu phẩy...và tất nhiên điểm bài thi đều rất cao, nhưng đó không phải là học thật, thi thật.

Giáo viên nên tôn trọng những suy nghĩ, cảm xúc riêng của học sinh, chấp nhận những phản biện đi ngược lại "lối mòn" của thầy cô, nếu đó là phản biện đúng thì thầy cô phải chấp nhận, không được áp đặt. Nếu phản biện sai, thầy cô phải chỉ ra cho học sinh thấy những điểm này con hiểu chưa đúng, hoặc con có thể tìm thêm những thông tin khác".

Cô Lương nhấn mạnh: "Tôi quan niệm giáo viên nên chỉ dạy cách tham khảo tài liệu, cách thu thập và xử lý thông tin, dạy kĩ năng đọc - hiểu - viết chứ không phải áp đặt ý của mình, bài văn phải là cảm xúc, suy nghĩ của học sinh, còn nếu chỉ học thuộc lòng theo Văn mẫu sẽ quên ngay. Quan trọng hơn, nếu nhà trường, giáo viên khuyến khích học sinh học Văn một cách hào hứng, các em sáng tạo đưa những suy nghĩ và cảm xúc thật của mình vào bài viết, đó mới là học thật.

Hãy coi Văn mẫu là một kênh tham khảo chứ không nên đưa vào giảng dạy trong trường học, bởi văn mẫu thực chất là một kênh tham khảo rất tốt, có tác dụng rèn về kĩ năng, khơi gợi cảm xúc. Đó là những bài văn không viết theo khuôn mẫu của bao thế hệ học trò lớp trước, của các nhà văn, giáo viên...Họ viết bằng chính cảm xúc thật của mình. Điều quan trọng là giáo viên và học sinh phải xác định đúng mục đích sử dụng bài văn mẫu".

Trong 2 ngày (12- 13/8), Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội nghị Tổng kết năm học 2020-2021 và triển khai nhiệm vụ năm học 2021-2022 đối với giáo dục Trung học. Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn yêu cầu năm học mới các trường Trung học phổ thông phải học thật, thi thật. Riêng với môn Ngữ văn, Bộ trưởng lưu ý, cần chấm dứt học theo văn mẫu, bài mẫu, dẫn tới triệt tiêu sự sáng tạo của thầy và trò.

Lưu ý với giáo dục Trung học trong năm học mới, Bộ trưởng nhấn mạnh tới tinh thần học thật, thi thật. Theo đó, các Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo, nhà trường cần triển khai việc học, kiểm tra đánh giá sao cho đúng và thực chất. Quá trình dạy học cũng cần quan tâm tới thực tiễn, trải nghiệm; chú ý đến việc tự học; chú trọng nội dung giáo dục đạo đức, nhân cách, củng cố dạy tiếng Việt và phát triển toàn diện cho học sinh.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

NSƯT Kim Tiểu Long đau buồn báo tin con gái qua đời
13:14:49 18/11/2024
Sao nam hạng A có hơn 18000 tỷ đồng bỏ mặc chị gái sống như ăn mày?
10:24:29 18/11/2024
Cặp đôi Vbiz để lộ bằng chứng hẹn hò bí mật, bị phát hiện "đánh lẻ" du lịch nước ngoài
09:44:27 18/11/2024
Hoa hậu Quốc tế Thanh Thủy về nước: Visual xinh bất bại qua cam thường, ghi điểm cực lớn bởi 1 chi tiết
13:24:49 18/11/2024
Hoạt động của Thanh Thủy sau khi đăng quang Miss International
12:46:03 18/11/2024
Hi hữu nhưng đã xảy ra: Cô gái gặp được chú mèo có vết bớt trên mặt giống hệt mình, đem về nuôi và nhận được điều kì diệu
12:09:52 18/11/2024
Hoài Linh: "Anh không vừa lòng thì xé hợp đồng, mẹ tôi tôi không bỏ được"
13:16:57 18/11/2024
Tình trạng của Hòa Minzy giữa nghi vấn mang thai lần 2
10:27:08 18/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Trợ lý Vũ Linh bại lộ giữ giấy tờ quan trọng, Hồng Phượng không kịp trở tay

Sao việt

14:34:43 18/11/2024
Sau phiên hòa giải vụ tranh chấp tài sản thừa kế vào sáng 14/11, phía con gái và cháu gái Vũ Linh tiếp tục đối đầu với nhau trên mạng xã hội. Giữa lúc này, trợ lý của cố nghệ sĩ để lộ 1 thông tin cực quan trọng.

Các nước Bắc Âu ban hành hướng dẫn mới về sinh tồn trong chiến tranh

Thế giới

14:29:03 18/11/2024
Tờ rơi của Thụy Điển có tiêu đề "Nếu khủng hoảng hoặc chiến tranh xảy ra" được cập nhật so với tài liệu tương tự phát hành 6 năm trước và cũng có kích thước gấp đôi.

Nữ sinh 19 tuổi tử vong sau khi ăn 2 miếng bánh

Sức khỏe

14:08:05 18/11/2024
Khi vào viện, các bác sĩ đã cho nữ bệnh nhân thở máy ngay để tim hoạt động trở lại khi các xét nghiệm cho thấy não của cô sưng nghiêm trọng.

Bản nhật ký đang viral khắp Trung Quốc

Sao châu á

14:04:40 18/11/2024
Không chỉ được yêu mến nhờ những diễn xuất cực kỳ dễ thương trong Vĩnh dạ tinh hà , tính cách thật ngoài đời của mỹ nhân sinh năm 1995 cũng được netizen khen ngợi rất nhiều.

Sao nam bị 150 đoàn phim từ chối vì quá xấu, giờ là bậc thầy diễn xuất đóng phim nào cũng hot điên đảo

Hậu trường phim

14:01:29 18/11/2024
Nam diễn viên từng trải qua thời kỳ khó khăn trong sự nghiệp, nhưng giờ đây anh đã đạt được những thành công không tưởng.

Màn giả gái viral khắp cõi mạng vì đẹp không kém gì hội mỹ nhân

Phim châu á

13:58:47 18/11/2024
Thâm Tiềm (tên khác: Giấu Kín ) - một bộ phim truyền hình được quay cách đây 5 năm của Thành Nghị đột nhiên nhảy dù phát sóng dù không có bất cứ hoạt động quảng bá nào.

Phim Việt giờ vàng lộ hạt sạn ngớ ngẩn, netizen than trời "phép tính cơ bản mà cũng làm sai"

Phim việt

13:56:12 18/11/2024
Vốn là bộ phim được kỳ vọng sẽ thành công khi nối sóng giờ vàng của Đi Giữa Trời Rực Rỡ, nhưng Tuổi Trẻ Giá Bao Nhiêu trải qua gần 20 tập lại vẫn chưa thể tạo được dấu ấn đối với khán giả.

Về đầm Chuồn ngắm cảnh đẹp, thưởng thức đặc sản trứ danh

Du lịch

13:34:45 18/11/2024
Có dịp về đầm Chuồn, du khách được chiêm ngưỡng vẻ đẹp vùng sông nước với nhiều màu sắc khác nhau khi huyền ảo, khi trong trẻo cũng như được thưởng thức món đặc sản nổi danh Cố đô Huế...

'Chị đẹp' Minh Tuyết bật khóc: Tôi sợ khán giả Việt Nam không đón nhận mình

Tv show

13:11:22 18/11/2024
Trên sân khấu Chị đẹp đạp gió , ca sĩ Minh Tuyết bật khóc tâm sự từng không dám nhận lời tham gia chương trình vì sợ khán giả quê nhà không đón nhận.

Bão số 9 giật cấp 14 tiến vào vùng biển miền Trung

Tin nổi bật

13:02:04 18/11/2024
Đến 10h ngày 19/11, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc với tốc độ 15-20km/h, tiếp tục suy yếu thêm trên khu vực Bắc Biển Đông; cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 330km về phía Đông Bắc với sức gió cấp 10, giật cấp 12.

Con số may mắn theo 12 con giáp hôm nay 19/11/2024

Trắc nghiệm

12:44:21 18/11/2024
Con số may mắn hôm nay 19/11 theo 12 con giáp Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ... là số nào? Đâu là cặp số may mắn hôm nay của 12 con giáp chuẩn nhất? Tử vi may mắn theo 12 con giáp ngày 19/11 là con số nào?