Thầy cô có lạc lối vì dạy thêm?
Một lần nữa, vấn đề dạy thêm, học thêm nhận được sự quan tâm của nhiều đại biểu quốc hội trong phiên chất vấn Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn vào ngày 11.11.
Trả lời các đại biểu Quốc hội xoay quanh vấn đề dạy thêm, học thêm, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn giải thích, trước đây, Bộ có thông tư quy định việc dạy thêm và học thêm nhưng nếu đây là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, thì mới điều tiết được. Năm 2016, luật Đầu tư bỏ dạy thêm ra khỏi danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện nên nhiều điều trong thông tư không còn hiệu lực.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, Bộ này đang đề nghị bổ sung dạy thêm vào danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
Học sinh học thêm tại một trung tâm dạy thêm học thêm Q.1, TP.HCM trước đợt 4 dịch Covid-19 – V.X
Dạy thêm để trang trải cuộc sống
Tầm sư học đạo đã có từ thời xa xưa, cha mẹ lều chõng dắt con đến xin thầy dạy thêm. Từ đó có biết bao bậc lương sư dạy dỗ những hiền tài của đất nước.
Thế sự vần xoay cũng khiến không ít thầy cô lạc lối vì dạy thêm, thiếu giữ đạo để đánh mất mình, làm ảnh hưởng đến vị thế người thầy. Đâu đó trong xã hội vẫn còn hiện tượng “đì học sinh”, “o ép học thêm”, thầy cô cư xử quá khó chỉ khi gửi con học thêm thì hết… Phụ huynh chỉ biết than và thương cho con mình.
Cũng phải nói rõ trong xã hội có rất nhiều thầy cô dạy rất hay, rất có tâm được học sinh yêu quý, phụ huynh kính trọng và đồng nghiệp xem là hình mẫu của “lương sư”. Chính những thầy cô này đã đào tạo biết bao học sinh đậu cao vào các trường đại học danh giá, hàng ngàn học sinh đi du học.
Video đang HOT
Giống như kỹ sư xây dựng nhận xây nhà cho dân, bác sĩ mở phòng mạch tư chữa bệnh cho dân, ca sĩ hát ở các phòng trà, sự kiện… để mưu sinh. Thầy cô dạy thêm để kiếm tiền trang trải cho cuộc sống thì quý vô cùng. Sống bằng nghề được đào tạo chính danh còn gì hạnh phúc hơn. Nhất là khi tiền lương khó mà đủ lo cho cái ăn, cái mặt… Không thực sao vực được đạo?
Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT vào tháng 7 vừa qua – K.H
Học thêm có là nhu cầu?
Vào năm 2012, Thông tư 17 của Bộ GD-ĐT ra đời, có quy định ngừng dạy thêm thì phát sinh dạy buổi 2 trong nhà trường. Có thể thấy đây là trường hợp lách luật để hợp thức hóa dạy thêm trong nhà trường.
Đến năm 2019, Bộ GD-ĐT yêu cầu dạy thêm phải đến trung tâm, mà trung tâm thì mời số thầy cô có “hạng”, nghĩa là không phải thầy cô nào cũng được trung tâm mời dạy. Một loạt nhà giáo buộc phải mưu sinh bằng nghề khác như bán hàng trực tuyến, chạy xe ôm công nghệ, đi làm phục vụ quán… thậm chí bỏ dạy. Và thế là công tác tuyển dụng giáo viên cấp tiểu học và THCS vài năm trở lại đây giống như “mò kim đáy biển”.
Bất cứ ngành nghề nào cũng phải thỏa mãn quy luật “cung – cầu” mới tồn tại và phát triển, giáo dục cũng không ngoại lệ.
Vấn đề đặt ra là góc nhìn của mỗi người và hầu hết phụ huynh cho rằng họ rất cần cho con đi học thêm vì đề thi quá khó, nếu học nghiêm túc và học chỉ trong sách giáo khoa thì bao giờ mới có cơ hội đậu đại học trường mình mong muốn.
Ngoài ra, bên ngoài xã hội có nhiều cám dỗ nếu cha mẹ bận đi làm ở nhà không ai quản lý, ắt các trẻ sẽ có nguy cơ tiếp xúc cái không hay. Do đó, khoảng thời gian học thêm là một lợi thế kép.
Còn những phụ huynh có điều kiện cho con học trường quốc tế thì rất khó chấp nhận việc dạy thêm học thêm vì cho rằng trẻ bị nhồi nhét kiến thức, dạy thêm có nhiều biến tướng…
Ngành nghề nào cũng có hạt sạn. Vì thế nếu thầy giáo thù ghét học sinh, dùng điểm số như một chiêu thức moi tiền phụ huynh…. thì chỉ là “một con sâu trong nồi canh” mà thôi.
Giáo viên dạy trực tuyến – B.T
Để giáo viên không còn “trốn chạy” khi dạy thêm
Từ khi Nghị định 151 của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều của luật Quản lý, sử dụng tài sản công, ra đời năm 2017, các trường học đóng cửa bỏ trống sau 17 giờ. Nếu nhìn về mặt kinh tế thì rõ ràng điều này không hiệu quả.
Nên chăng cho phép nhà trường sử dụng cơ sở vật chất để cho trung tâm ngoại ngữ thuê hay tổ chức dạy thêm. Việc làm này mang đến nhiều mối lợi như: giáo viên có cơ sở vật chất tốt, có môi trường đúng sư phạm, quản lý nhà trường giám sát dạy thêm học thêm. Khi đó, giáo viên có thể dạy học một cách đường hoàng không phải “trốn dạy” tăng thu nhập lo cho gia đình. Nhà trường tăng phúc lợi cho giáo viên, chính quyền thì thu được thuế, phụ huynh an tâm.
Còn hiện tại, nhiều giáo viên đang ứng dụng công nghệ để dạy thêm cho học sinh. Nhiều người dùng mạng xã hội như Facebook để bán hàng kiếm sống. Các trường ĐH tổ chức dạy thêm nhiều loại chứng chỉ bằng hình thức trực tuyến, vậy có cấm giáo viên dạy thêm bằng hình thức trực tuyến được không?
Trong tình hình hiện nay, vật giá tăng nên đời sống của giáo viên gặp nhiều khó khăn, nếu thầy cô có con nhỏ thì khó khăn bội phần hơn. Nên chăng để họ sống được bằng nghề chân chính của mình, trong đó có dạy thêm theo pháp luật.
Phụ huynh đồng tình với quan điểm và giải pháp của Bộ Giáo dục và Đào tạo về dạy học trực tuyến
Với các nội dung trả lời chất vấn Quốc hội của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn, phụ huynh học sinh quan tâm, đồng tình quan điểm và các giải pháp mà Bộ trưởng đưa ra quanh vấn đề dạy học trực tuyến.
Nhiều phụ huynh bày tỏ ủng hộ quan điểm và phần trả lời chất vấn trước Quốc hội của Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn quanh vấn đề dạy học trực tuyến.
Anh Nguyễn Đức Nghiệp (huyện Hóc Môn, TP HCM): Tôi đồng tình với ý kiến của Bộ trưởng về việc không thể đòi hỏi chất lượng dạy học trực tuyến ngang bằng với dạy học trực tiếp. Đây là thực tế, là khó khăn chung mang tính thời cuộc. Chúng ta buộc phải thích ứng hoàn cảnh, giữ nhịp học tập và cảm giác đón nhận tri thức cho các em.
Chúng tôi, phụ huynh học sinh rất cảm thông với ngành giáo dục. Trong dịch bệnh, mọi người đều phải nỗ lực hết sức để thích ứng hoàn cảnh.
Đối với vấn đề về dạy thêm, học thêm trực tuyến. Trong khi ngành giáo dục đang chú trọng giảm tải để phù hợp với dạy học online thì tình trạng này đâu đó vẫn còn. Chúng tôi rất mong Bộ GD&ĐT có những động thái quyết liệt hơn để chấn chỉnh tình trạng này.
Chúng tôi cũng mong, như Bộ trưởng nói, khi học trực tiếp cũng không bỏ các bài học trực tuyến - như công cụ hỗ trợ quá trình học tập của học sinh. Đồng thời, hoàn toàn nhất trí quan điểm: Điều kiện thiết bị không đồng đều, sự quan tâm của gia đình không giống nhau nên sau khi đi học trực tiếp, nhà trường rất cần dạy học theo hướng cá nhân hoá, cho các em làm quen, bắt nhịp lại, hỗ trợ về tâm lý, kiến thức, kỹ năng,...
Chị Trần Thu Hằng (quận Thanh Xuân, Hà Nội): Về chương trình học: Lược bớt để phù hợp với học trực tuyến nên các con thích ứng tốt và vui vẻ học, yêu thích hoạt động các môn học.
Thông cảm với các thầy cô vì họ khá vất vả trong việc soạn bài và tương tác bao quát lớp học. Các con ý thức không đồng đều nên ngoài bài học thì cô phải nhắc nhở nhiều về nề nếp.
Biết rằng học trực tuyến sẽ ảnh hưởng nhỏ đến sức khoẻ, tinh thần và cả tâm lý, tính cách và cho kết quả học tập không ổn định. Tuy nhiên, giải pháp là phụ huynh phối hợp với giáo viên thông tin thường xuyên để nhắc nhở và giám sát học sinh sẽ cải thiện tình hình.
Tôi nhất trí quan điểm của Bộ trưởng: Trong thời điểm dịch chưa kiểm soát được, học trực tuyến là giải pháp tất yêu và cần thiết. Và cần nhất là phụ huynh tích cực phối hợp với nhà trường cũng như đồng hành cùng con. Ưu tiên số 1 là đảm bảo sức khoẻ, tinh thần và tâm lý các con, tiếp sau mới là kết quả học tập.
Thầy cô còn phải soạn giáo án theo mẫu của Bộ, học trò làm sao thoát Văn mẫu? Không chỉ có chuyện Văn mẫu, mà "mẫu" có trong tất cả các môn học ở nền giáo dục hiện nay. Dạy thêm, học thêm tràn lan, có thể nói đã và đang tác động tiêu cực lên giáo dục nói riêng và xã hội nói chung. Chính nguồn thu từ dạy thêm, học thêm tràn lan, đã khiến người ta sẵn sàng...