Thầy cô băng đường vượt núi dạy trò vùng cao
Thiếu thốn cơ sở vật chất, đồng lương eo hẹp khi bị cắt phụ cấp thu hút, công tác xa nhà vài chục km đường rừng…
là những khó khăn mà thầy, cô giáo ở vùng núi khó khăn của tỉnh Quảng Ninh đang gặp phải. Nhưng vượt lên trên những gian khó ấy, bằng tình yêu nghề, mến trẻ, thầy cô nỗ lực từng ngày để ‘gieo chữ’ cho học trò.
Trường Tiểu học và THCS Đại Rực 2, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh được đầu tư cơ sở vật chất khang trang. Ảnh: TG
Muôn vàn khó khăn
Trường PTDT Bán trú Tiểu học và THCS Hà Lâu (xã Hà Lâu, huyện Tiên Yên) có 445 học sinh, trong đó có 139 học sinh THCS, còn lại tiểu học. Cô Nguyễn Thị Kim Xuyên – Hiệu trưởng nhà trường – chia sẻ: Trường miền núi, 97% học sinh là người đồng bào dân tộc, còn lại là người Kinh, các em theo bố mẹ lên làm kinh tế.
Trường có 3 điểm lẻ và một điểm trung tâm. Nhiều năm gần đây, nhà trường được quan tâm, đầu tư cơ sở vật chất phục vụ dạy và học. Đặc biệt, những điểm trường lẻ cách trung tâm xã 9 km cũng được tu sửa phòng học, cải tạo khuôn viên đáp ứng nhu cầu dạy và học.
Theo cô Xuyên, Hà Lâu là xã thuần nông của huyện Tiên Yên. Điều kiện dân cư còn nhiều khó khăn, người dân không thể quan tâm chu đáo đến việc học hành của con em. Vì vậy, ngoài việc dạy học, các thầy, cô giáo thường xuyên vận động, kêu gọi các nhà hảo tâm ủng hộ quần áo, sách vở cho trò.
Thầy trò Trường Tiểu học và THCS Đại Rực 2, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh. Ảnh: TG
Thực hiện Chương trình GDPT 2018, dù thời gian đầu thiết bị dạy học về muộn nhưng thuận lợi của chương trình là có nhiều học liệu điện tử. Vì thế, thầy cô linh động ứng dụng công nghệ thông tin giảng dạy, bảo đảm chất lượng đề ra. Tuy nhiên, nhà trường đang thiếu khu vui chơi, bãi tập cho trẻ nên thực hiện các hoạt động giáo dục trong chương trình còn hạn chế. Vì thế, qua rà soát, nhà trường đã lập tờ trình báo cáo phòng GD&ĐT kêu gọi các đơn vị hỗ trợ.
Dù còn nhiều khó khăn nhưng nhiều năm gần đây, Trường PTDT Bán trú Tiểu học và THCS Hà Lâu đều có học sinh giỏi cấp huyện, tỉnh. Năm học vừa qua, dù ảnh hưởng lớn bởi dịch bệnh Covid-19 nhưng nhà trường cũng có 2 học sinh giỏi cấp tỉnh môn Lịch sử và Địa lý.
Video đang HOT
Tương tự, Trường Tiểu học và THCS Đại Rực 2, huyện Tiên Yên trú trên địa bàn xã còn nhiều khó khăn, mới thoát khỏi diện đặc biệt khó khăn từ năm 2017. Đa phần học sinh đều là con em đồng bào, phụ huynh làm nông lâm nghiệp nên không dễ đáp ứng các điều kiện học tập của con em mình.
Dù được các cấp quan tâm đầu tư cơ sở vật chất cho hoạt động giáo dục, đặc biệt ưu tiên cho các lớp 1, 2 và lớp 6 thực hiện Chương trình GDPT 2018 nhưng so với các trường khu vực trung tâm, nhà trường còn nhiều thiếu thốn. Theo thầy Hiệu trưởng Nguyễn Thanh Minh, trường còn thiếu phòng Nghệ thuật, sân chơi bãi tập chưa bảo đảm, bếp ăn bán trú xuống cấp cần được đầu tư sửa chữa.
Học sinh Trường Tiểu học và THCS Bản Sen, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh. Ảnh: TG
Trường Tiểu học và THCS Bản Sen, huyện Vân Đồn tuy là trường xã đảo khó khăn nhưng cơ sở vật chất được quan tâm, đầu tư nên khá khang trang, sạch đẹp.
Tuy nhiên, từ khi xã Bản Sen thoát khỏi xã đặc biệt khó khăn cũng là lúc bếp ăn bán trú vắng học trò. Theo cô Nguyễn Thị Giang Hậu – Hiệu trưởng nhà trường, bếp ăn khang trang nhưng phải để trống. Bởi sau khi thoát khỏi xã đặc biệt khó khăn, học sinh không được trợ cấp tiền ăn, phụ huynh làm ngư nghiệp thu nhập không ổn định nên không đăng ký cho con ăn bán trú.
Ngoài ra, dù cơ sở vật chất phục vụ cho các lớp học được đầu tư nhưng nhiều lớp bàn ghế học sinh đã xuống cấp chưa được thay. Nhà trường đã báo cáo phòng ban xin sớm được đầu tư phục vụ cho năm học mới.
Một tiết học của học sinh Trường Tiểu học và THCS Đại Rực 2, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh.
Tất cả vì trò
Cô Trần Thị Thu Hường – giáo viên Trường Tiểu học và THCS Đại Rực có 7 năm dạy lớp 1, trong đó 2 năm dạy chương trình mới. Theo chia sẻ của cô Hường, Chương trình GDPT 2018 có nhiều cái hay, đặc biệt là học liệu điện tử. Các cô dùng phần mềm và các học liệu điện tử nên một số khó khăn về phương tiện được khắc phục.
Tuy nhiên, học sinh vùng cao còn dè dặt. Có phụ huynh không biết chữ nên việc phối hợp cùng thầy cô kèm cặp trẻ vô cùng khó khăn. Vì thế, cô Hường luôn tranh thủ mọi thời gian trống để quan tâm, giúp các em tiến bộ từng ngày.
Để trò hào hứng đến lớp và chăm chú học, cô Hường tự tay làm các bảng phụ kẻ ô ly, làm các thẻ chữ, hình ảnh con vật có viết phần vần cho học sinh tương tác hiệu quả.
Khó khăn nhất với thầy, cô giáo ở Trường PTDT Bán trú Tiểu học và THCS Hà Lâu là quãng đường di chuyển từ nhà tới trường. Đa phần thầy cô không phải người địa phương, để đến trường họ phải băng qua đường đồi núi đến 30 km, thậm chí 50 km khi dạy ở điểm trường lẻ. Ngày nắng còn đỡ vất vả. Trời mưa, nhiều thầy cô đến trường trong bộ đồ lấm lem bùn đất. Ngã xe, trầy xước chân tay là chuyện thường ngày với giáo viên nơi đây.
Cô Vương Thị Thanh Nhung – giáo viên nhà trường – chia sẻ: Vì tình yêu thương trẻ và yêu nghề dù phải đi dạy học “nghĩa vụ” xa nhà đến vài chục cây số cô và các đồng nghiệp vẫn sẵn sàng. Công tác tại trường từ năm 2017, năm nào cô Nhung cũng có học sinh giỏi cấp huyện, tỉnh. Ngoài giờ dạy, cô tranh thủ ôn đội tuyển. Thậm chí cuối tuần còn xin phép phụ huynh chở trò về nhà để vừa chăm sóc con cái, vừa ôn tập cho trò.
Cống hiến cho sự nghiệp giáo dục đã 17 năm, điều mà cô Nhung và nhiều giáo viên khác trăn trở đó là đồng lương giáo viên miền núi còn eo hẹp, đời sống gặp nhiều khó khăn. “Ngày trước chưa cắt phụ cấp thu hút, lương giáo viên dạy Địa lý THCS như tôi cũng tạm ổn. Nhưng từ ngày thay đổi chính sách, xã Hà Lâu không thuộc diện đặc biệt khó khăn thì trợ cấp thu hút của giáo viên bị cắt”, cô Nhung băn khoăn.
Đề Ngữ văn không dùng ngữ liệu trong sách giáo khoa: Cái khó vẫn ló cái hay
Hướng dẫn về đổi mới phương pháp dạy và kiểm tra, đánh giá môn Ngữ văn trong trường phổ thông áp dụng từ năm học 2022 - 2023 của Bộ GD&ĐT đã thu hút sự quan tâm của nhiều giáo viên, học sinh.
Nhiều ý kiến cho rằng, văn bản trên sẽ thúc đẩy đổi mới việc dạy và học từ hai phía.
Cô Bùi Thị Lệ Hằng và học trò tại Trường THPT Phạm Văn Nghị - Nam Định.
Triệt tiêu dạy học theo văn mẫu
Có nhiều năm giảng dạy môn Ngữ văn tại Trường THPT Chu Văn An (Tây Hồ, Hà Nội), TS Trịnh Thu Tuyết bày tỏ sự ủng hộ chủ trương đổi mới hình thức kiểm tra, đánh giá, thi cử môn Ngữ văn của Bộ GD&ĐT, trong đó có việc không dùng ngữ liệu trong sách giáo khoa (SGK) để ra đề. Điều này giúp học sinh nâng cao năng lực đọc hiểu, phân tích một tác phẩm văn chương bất kỳ; không biến bài thi thành hoạt động "trả bài" - trả lại những lời, ý của thầy cô càng đủ bao nhiêu thì càng tốt bấy nhiêu.
Vì vậy, chủ trương đưa các tác phẩm văn học ngoài SGK vào câu nghị luận văn học trong các bài thi, bài kiểm tra là con đường đúng đắn, phát huy năng lực, phẩm chất của trò, vừa triệt tiêu nạn dạy và học theo văn mẫu. Sự thay đổi là không thể trì hoãn nếu chúng ta không muốn tạo ra những thế hệ của những cái bóng, phản chiếu tư tưởng, lời lẽ của người khác thay vì thể hiện chính cái tôi của mình.
Theo TS Trịnh Thu Tuyết, sự thay đổi nào cũng phải có lộ trình, không thể đầu năm học đưa ra chủ trương và cả năm đó, đặc biệt trong bài thi cuối cấp đã thực hiện. Cần có thời gian chuẩn bị tâm thế, phương pháp và cả cấu trúc chương trình, bài dạy, bài học của thầy và trò. Ví dụ, học trò "2K7" năm nay vào lớp 10 theo Chương trình GDPT 2018, các em sẽ được chuẩn bị, rèn luyện kỹ năng cần thiết, hệ thống trong cả ba năm THPT, khả dĩ thuần thục trong kỳ thi cuối cấp vào năm 2025.
Theo đó, mỗi bài học đều được cấu trúc theo khung 4 hoạt động đọc - viết - nói - nghe, học sinh được luyện kỹ năng, mở rộng vốn kiến thức với các tác phẩm ngoài SGK; được thực hành đọc - viết - nói - nghe từ những văn bản mang tính phương tiện dạy và học (thay vì là đối tượng phân tích đánh giá như hiện nay); được viết theo nhiều cấp độ, từ đoạn văn tới bài văn, từ đánh giá một yếu tố thuộc nội dung hoặc nghệ thuật của tác phẩm tới luận bàn về một vấn đề lớn của cả tác phẩm.
Giáo dục phổ thông mang tính hệ thống với các yếu tố đồng bộ từ chương trình, SGK, hoạt động dạy và học, công tác kiểm tra, đánh giá... Nếu thực hiện duy nhất khâu kiểm tra, đánh giá theo tinh thần Chương trình GDPT 2018 cho lứa học sinh (sinh năm 2005, 2006) được đào tạo theo tinh thần của chương trình giáo dục cũ dễ dẫn tới tâm thế hoang mang, tiêu cực, kết quả không được như mong đợi.
"Ngoài ra, số lượng các tác phẩm, dù rất lớn, vẫn là hữu hạn so với cách nhìn nhận, đánh giá về nó - nên đổi mới thi cử với việc sử dụng những tác phẩm ngoài SGK chỉ là một phương án dù khá cơ học. Bản chất sự đổi mới phải là ở cách đặt vấn đề, nhìn nhận, đánh giá vấn đề, thậm chí với chính những tác phẩm trong SGK. Tôi cho rằng, các thông tin về việc thay đổi ngữ liệu nghị luận là dành cho học trò sinh năm 2007. Còn với học trò "2K5 và 2K6" nên đổi mới cách đặt vấn đề và yêu cầu giải quyết vấn đề trong câu lệnh, tạo ra những góc nhìn mới, khuyến khích năng lực tư duy độc lập, sáng tạo của học trò" - TS Trịnh Thu Tuyết nhấn mạnh.
Cô Nguyễn Nguyệt Nga cho rằng, đề Văn không dùng ngữ liệu trong SGK sẽ tăng khả năng sáng tạo của học sinh.
Tăng khả năng tư duy, sáng tạo của học trò
Cùng quan điểm trên, cô Nguyễn Nguyệt Nga - giáo viên Ngữ văn Trường THPT Việt Đức (Hoàn Kiếm, Hà Nội) - cho rằng, việc không sử dụng ngữ liệu trong SGK để ra đề thi là cần thiết vì sẽ giảm tình trạng học sinh chỉ học thuộc lòng, nói theo "điệu sáo", chỉ rèn tư duy tái hiện, không phát triển được trí sáng tạo, tự chủ trong suy nghĩ cũng như bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc của bản thân. Việc này cũng góp phần khắc phục lối dạy học truyền thụ một chiều, áp đặt, đọc chép trong môn Ngữ văn; kích hoạt việc đổi mới dạy học theo hướng phát triển năng lực, giúp các em vận dụng kiến thức, kỹ năng vào thực tế học tập và cuộc sống; tạo tiền đề để triển khai Chương trình SGK Ngữ văn mới.
Cũng theo cô Nguyệt Nga, triển khai nội dung Công văn số 3175 của Bộ GD&ĐT được tiến hành từ năm học 2022 - 2023, tức là sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT năm 2023. Hiện tại, đề thi tốt nghiệp chỉ còn phần nghị luận văn học gắn với các văn bản trong SGK, còn đọc hiểu và nghị luận xã hội đã nằm ngoài SGK. Điều này được triển khai nhiều năm qua, học sinh đã quen với cách đọc và viết những vấn đề không có trong sách. Đến năm học này, thí sinh sẽ tiếp tục làm quen với việc làm câu nghị luận văn học với ngữ liệu không có trong sách.
Ủng hộ chủ trương của Bộ GD&ĐT, cô Bùi Thị Lệ Hằng - giáo viên Ngữ văn Trường THPT Phạm Văn Nghị (Ý Yên, Nam Định) hiểu rằng trước mỗi sự đổi mới sẽ có những khó khăn nhất định. Nhưng dù khó đến đâu thầy cô sẽ tìm cách khắc phục, nghiên cứu phương pháp dạy để rèn cho học sinh kỹ năng vừa học được văn bản trong SGK mà vẫn có thể cảm nhận được văn bản ngoài SGK.
Về phía học sinh, em nào chăm chỉ chịu khó, khả năng tư duy tốt sẽ hứng thú với hình thức ra đề này. Các em có nhiều "đất diễn" chứ không bó hẹp như trước đây. Hơn nữa, từ trước nay vẫn có tình trạng đoán đề Văn, tuy nhiên, "trúng tủ" nhưng vẫn có thể "lệch ngăn" bởi mỗi tác phẩm sẽ có nhiều khía cạnh, đề thi lại chỉ cho vào một trong các khía cạnh đó.
"Theo nội dung chúng tôi được tập huấn, Bộ GD&ĐT sẽ ra đề Ngữ văn phần nghị luận văn học bằng một văn bản ngoài SGK nhưng có cùng chủ đề, thể loại với văn bản trong SGK. Như vậy, chúng ta cần tiếp tục nghiên cứu cách ra đề như thế nào, hướng dẫn chấm ra sao để có thể áp dụng một cách linh hoạt, phù hợp với thực tế", cô Hằng cho biết thêm.
Em Nguyễn Hải Thủy - cựu học sinh Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (TP Nam Định) - nhìn nhận, đây là cách hiệu quả để học sinh ý thức hơn về việc học tập, học bằng tư duy chứ không phải học thuộc lòng. Ví dụ, đề ra một tác phẩm trong giai đoạn văn học kháng chiến 1945 - 1975 thì học sinh phải hiểu về những đặc điểm của giai đoạn này là gì, so sánh với giai đoạn văn học khác, đọc thêm nhiều tác phẩm để có thể so sánh, mở rộng.
'Cởi trói' áp lực cho giáo viên Trường học nào, nếu Ban giám hiệu nhận phần khó về cho mình, không áp đặt cho giáo viên chính là cách hiệu quả nhất để thuyết phục được giáo viên dạy học với sự yêu thương, tâm huyết, nhẫn nại với học sinh. Hoạt động ngoại khóa của cô và trò Trường Tiểu học Võ Thị Sáu (quận Hải Châu, TP Đà...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Tai nạn hy hữu, người đàn ông tử vong do lốp ô tô văng trúng
Tin nổi bật
00:25:59 22/02/2025
Georgia từng được đề nghị trở thành "mặt trận thứ 2" chống Nga
Thế giới
00:19:40 22/02/2025
Sáp thơm gây ô nhiễm không khí ngang với động cơ ô tô
Lạ vui
00:13:14 22/02/2025
Hơn 20 năm qua, vợ biết tôi không yêu nhưng vẫn không chấp nhận ly hôn
Góc tâm tình
00:10:12 22/02/2025
HLV Mai Đức Chung trở lại ĐT nữ Việt Nam ở tuổi 75, đứng số 1 thế giới
Sao thể thao
23:58:31 21/02/2025
Với 10 năm nội trợ, xin khẳng định: 5 mẹo này sẽ giúp bạn tiết kiệm cả sức lẫn tiền
Netizen
23:57:01 21/02/2025
6 thói xấu khiến ngôi nhà giống "bãi rác", giàu đến mấy cũng vẫn có cảm giác "rẻ tiền"
Sáng tạo
23:54:57 21/02/2025
Tội ác của kẻ tạt axit 4 cấp trên vì bị nhắc nhở
Pháp luật
23:42:13 21/02/2025
Phim của Song Hye Kyo bùng nổ MXH Việt, gây tranh cãi gay gắt vẫn càn quét phòng vé
Hậu trường phim
23:38:49 21/02/2025
Phim Trung Quốc nhồi nhét cảnh quấy rối phụ nữ, bị chỉ trích khắp MXH: Nữ chính 6 lần gặp biến thái gây phẫn nộ
Phim châu á
23:34:06 21/02/2025