Thay chứng chỉ bằng thi ngoại ngữ, tin học khi tuyển dụng, thăng hạng cũng lo
Nhà nước cần có tổ chức độc lập trong việc thi tuyển, đánh giá viên chức, công chức.
Thông tin Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học trong thời gian sắp tới khiến nhiều giáo viên vui mừng.
Thế nhưng vẫn còn đó rào cản bắt buộc giáo viên phải có trình độ ngoại ngữ, tin học. Cụ thể, trong thời gian hiện nay và sắp tới việc thi tuyển viên chức ngành giáo dục hoặc thi thăng hạng viên chức vẫn phải cần có trình độ hiểu biết về ngoại ngữ, tin học.
Điều 9. Nghị định 115/2020/NĐ-CP ghi rõ: Hình thức, nội dung và thời gian thi.
Thi tuyển viên chức được thực hiện theo 2 vòng thi như sau:
1. Vòng 1: Thi kiểm tra kiến thức chung
a) Hình thức thi: Thi trắc nghiệm trên máy vi tính.Trường hợp tổ chức thi trên máy vi tính thì nội dung thi trắc nghiệm không có phần thi tin học. Trường hợp cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng chưa có điều kiện tổ chức thi trên máy vi tính thì thi trắc nghiệm trên giấy.
b) Nội dung thi gồm 3 phần, thời gian thi như sau:
Phần I: Kiến thức chung, 60 câu hỏi hiểu biết về pháp luật viên chức, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật về ngành, lĩnh vực tuyển dụng. Thời gian thi 60 phút.
Phần II: Ngoại ngữ, 30 câu hỏi theo yêu cầu của vị trí việc làm về một trong năm thứ tiếng Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc hoặc ngoại ngữ khác do người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng quyết định. Thời gian thi 30 phút.
Phần III: Tin học, 30 câu hỏi theo yêu cầu của vị trí việc làm. Thời gian thi 30 phút.
Như vậy “chạy trời không khỏi nắng”, muốn làm giáo viên vẫn phải có trình độ ngoại ngữ, tin học, thay vì chứng chỉ nay lại thi.
Muốn làm giáo viên vẫn phải có trình độ ngoại ngữ, tin học. (Ảnh: Lã Tiến)
Hội đồng thi ngoại ngữ, tin học địa phương liệu có hết tiêu cực?
Việc bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học có thể nói là bước đột phá giảm gánh nặng, thủ tục hành giáo viên, đặc biệt là bớt đi nạn bằng thật học giả, mua bán bằng cấp.
Thế nhưng rất nhiều người băn khoăn, lo lắng khi Khoản 3 Điều 8 Nghị định 115/2020/NĐ-CP ghi rõ: “3. Hội đồng tuyển dụng làm việc theo nguyên tắc tập thể, quyết định theo đa số; trường hợp biểu quyết ngang nhau thì thực hiện theo ý kiến mà Chủ tịch Hội đồng tuyển dụng đã biểu quyết.”
Video đang HOT
Như vậy, kỳ thi tuyển viên chức phụ thuộc rất lớn vào Chủ tịch Hội đồng tuyển dụng.
Nếu Chủ tịch Hội đồng tuyển dụng không khách quan, vô tư trong tuyển dụng, kỳ thi tuyển viên chức sẽ hoàn toàn bị thất bại.
Để ngăn chặn tiêu cực, Khoản 4 Điều 8 Nghị định 115/2020/NĐ-CP quy định:
“4. Không bố trí những người có quan hệ là cha, mẹ, anh, chị, em ruột của người dự tuyển hoặc của bên vợ (chồng) của người dự tuyển; vợ hoặc chồng, con đẻ hoặc con nuôi của người dự tuyển hoặc những người đang trong thời hạn xử lý kỷ luật hoặc đang thi hành quyết định kỷ luật làm thành viên Hội đồng tuyển dụng, thành viên các bộ phận giúp việc của Hội đồng tuyển dụng”.
Liệu những tiêu chí trên có đủ sức ngăn chặn tiêu cực trong tuyển giáo viên?
Để đảm bảo tính khách quan, công bằng, cần đưa kiến thức ngoại ngữ, tin học vào trong chương trình đào tạo, không cần thi đầu vào ngoại ngữ, tin học nữa.
Với vị trí công việc cụ thể cần kiến thức ngoại ngữ, tin học cao hơn (Cán bộ quản lý) thì tổ chức thi.
Nhà nước cần có tổ chức độc lập trong việc thi tuyển, đánh giá viên chức, công chức. Có như vậy mới đảm bảo tính khách quan, minh bạch và chọn được người có năng lực.
Tài liệu tham khảo:
https://luatvietnam.vn/can-bo/nghi-dinh-115-2020-nd-cp-tuyen-dung-su-dung-va-quan-ly-vien-chuc-191500-d1.html
Bộ Giáo dục có bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học, thầy cô càng phải học nghiêm túc
Trong thời gian hiện nay và sắp tới việc thi tuyển viên chức ngành giáo dục hoặc thi thăng hạng viên chức vẫn phải cần có trình độ hiểu biết về ngoại ngữ, tin học
Gần đây thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học trong thời gian sắp tới khiến nhiều giáo viên vui mừng.
Tuy nhiên, mọi giáo viên nên hiểu rõ việc không cần chứng chỉ ngoại ngữ, tin học không có nghĩa là bỏ hẳn không sử dụng tin học, ngoại ngữ mà giáo viên phải tự rèn luyện, cố gắng học tập chuyển từ việc có chứng chỉ sang kiểu biết sử dụng ngoại ngữ, tin học phù hợp đặc điểm môn học, vị trí việc làm, công việc đảm nhận.
Hiên nay, việc áp dụng tin học, ngoại ngữ vẫn rất cần thiết trong thời gian tới.
Cụ thể, trong thời gian hiện nay và sắp tới việc thi tuyển viên chức ngành giáo dục hoặc thi thăng hạng viên chức vẫn phải cần có trình độ hiểu biết về ngoại ngữ, tin học.
Sắp tới thi tuyển giáo viên, xét thăng hạng giáo viên vẫn cần ngoại ngữ, tin học. (Ảnh minh họa: Lã Tiến)
Ngày 25/9/2020, Chính phủ ban hành Nghị định 115/2020/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức trong đó có rất nhiều quy định về việc tuyển dụng, sử dụng viên chức trong đó có giáo viên.
Nghị định có hiệu lực từ 29/9/2020.
Thi tuyển giáo viên có môn ngoại ngữ, tin học
Tại Điều 9 . Hình thức, nội dung và thời gian thi của Mục 2. thi tuyển viên chức
Việc thi tuyển viên chức trong đó có giáo viên được thực hiện theo 2 vòng thi như sau:
Vòng 1: Thi kiểm tra kiến thức chung
Nội dung thi gồm 3 phần, thời gian thi như sau:
Phần I: Kiến thức chung, 60 câu hỏi hiểu biết về pháp luật viên chức, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật về ngành, lĩnh vực tuyển dụng. Thời gian thi 60 phút.
Phần II: Ngoại ngữ, 30 câu hỏi theo yêu cầu của vị trí việc làm về một trong năm thứ tiếng Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc hoặc ngoại ngữ khác do người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng quyết định. Thời gian thi 30 phút.
Phần III: Tin học, 30 câu hỏi theo yêu cầu của vị trí việc làm. Thời gian thi 30 phút.
Quy định miễn thi ngoại ngữ, tin học đối với người tốt nghiệp chuyên ngành ngoại ngữ, tin học.
Vòng 2: Thi môn nghiệp vụ chuyên ngành
Nội dung thi: Kiểm tra kiến thức, kỹ năng hoạt động nghề nghiệp người dự tuyển theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển.
Nội dung thi môn nghiệp vụ chuyên ngành phải căn cứ vào nhiệm vụ, tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của chức danh nghề nghiệp viên chức và phải phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển.
Trong cùng một kỳ thi tuyển, nếu có các vị trí việc làm yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ khác nhau thì cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức phải tổ chức xây dựng các đề thi môn nghiệp vụ chuyên ngành khác nhau tương ứng với yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển.
Thời gian thi: Thi phỏng vấn 30 phút (trước khi thi phỏng vấn, thí sinh dự thi có không quá 15 phút chuẩn bị); thi viết 180 phút (không kể thời gian chép đề); thời gian thi thực hành do người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng quyết định căn cứ vào tính chất, đặc điểm hoạt động nghề nghiệp của vị trí việc làm cần tuyển.
Thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên cũng có môn ngoại ngữ, tin học
Tại Điều 39 . Hình thức, nội dung và thời gian thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp gồm 4 môn
Môn kiến thức chung: 60 câu hỏi về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật về ngành, lĩnh vực sự nghiệp, pháp luật về viên chức theo yêu cầu của chức danh nghề nghiệp dự thi; thời gian thi: 60 phút.
Môn ngoại ngữ: 30 câu hỏi về một trong năm thứ tiếng Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc theo yêu cầu của chức danh nghề nghiệp dự thi do người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tổ chức thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp quyết định; thời gian thi: 30 phút.
Môn tin học: 30 câu hỏi theo yêu cầu của chức danh nghề nghiệp dự thi; thời gian thi: 30 phút.
Môn nghiệp vụ chuyên ngành:
Đối với thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp hạng I: Thi viết đề án, thời gian 08 tiếng và thi bảo vệ đề án, thời gian tối đa 30 phút theo yêu cầu của chức danh nghề nghiệp dự thi. Thi viết đề án và thi bảo vệ đề án được chấm với thang điểm 100 cho mỗi bài thi;
Đối với thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp hạng II: Thi viết, thời gian 180 phút theo yêu cầu của chức danh nghề nghiệp dự thi, thang điểm 100;
Đối với thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp hạng III và hạng IV: Thi viết, thời gian 120 phút theo yêu cầu của chức danh nghề nghiệp dự thi, thang điểm 100.
Việc miễn thi môn ngoại ngữ đối với các trường hợp sau:
Viên chức tính đến tháng đủ tuổi nghỉ hưu còn dưới 05 năm công tác;
Viên chức có chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số hoặc là người dân tộc thiểu số đang công tác ở vùng dân tộc thiểu số;
Viên chức có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học chuyên ngành ngoại ngữ hoặc có bằng tốt nghiệp chuyên ngành ngoại ngữ cùng trình độ đào tạo so với trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ quy định trong tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp dự thi;
Viên chức có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học hoặc có bằng tốt nghiệp theo yêu cầu trình độ đào tạo so với trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ quy định trong tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp dự thi học tập ở nước ngoài hoặc học bằng tiếng nước ngoài ở Việt Nam, được cơ quan có thẩm quyền công nhận;
Miễn thi môn tin học đối với các trường hợp có bằng tốt nghiệp từ trung cấp trở lên các chuyên ngành liên quan đến tin học, công nghệ thông tin.
Như vậy trong việc thi tuyển, thăng hạng giáo viên thì mọi giáo viên vẫn phải có trình độ hiểu biết cơ bản về ngoại ngữ, tin học.
Có thể hiểu rằng sắp tới trong các quy định về ngoại ngữ, tin học không cần chứng chỉ nhưng giáo viên phải biết sử dụng để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Tài liệu tham khảo: Nghị định 115/2020/NĐCP http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id=1&_page=1&mode=detail&document_id=201085
Bỏ yêu cầu chứng chỉ tin học, ngoại ngữ: Giảm "gánh nặng" văn bằng Chủ trương bỏ yêu cầu phải có chứng chỉ tin học, ngoại ngữ đối với công chức, viên chức ngành Giáo dục - Đào tạo là thông tin nhận được sự đồng thuận của hầu hết cán bộ, giáo viên. Việc giảm "gánh nặng" văn bằng, chứng chỉ là cần thiết để giảm thủ tục hành chính, "cởi trói" cho giáo viên, đồng...