Thấy bánh chưng là thấy đoàn viên, tết đến rồi!
Từ xưa đến nay, mỗi dịp tết đến xuân về, người người nhà nhà lại chuẩn bị những nồi bánh chưng rất to để đón tết.
Trong tâm thức của mỗi người dân Việt Nam, bánh chưng là món ăn mang ý nghĩa sum vầy, ý nghĩa đoàn viên bình dị. Do vậy, dù là ở miền Bắc, Trung hay Nam thì bánh chưng luôn được xem là món ăn không thể thiếu trong những ngày tết.
Để làm ra một chiếc bánh chưng, nguyên liệu bao gồm: gạo nếp, đỗ xanh, thịt lợn, lá dong…, bên cạnh những nguyên liệu truyền thống thì phải trải qua rất nhiều công đoạn tỉ mỉ và khéo léo để gói được một chiếc bánh chưng.
Tết là dịp những người con xa quê trở về bên gia đình
Bác Phan Thị Hồng có kinh nghiệm làm bánh chưng hơn 50 năm cho biết, để có được một chiếc bánh chưng ngon, khâu chọn nguyên liệu là rất quan trọng. Đầu tiên là lá dong, lá phải tươi, phải xanh thì khi luộc mới có mùi thơm và màu sắc mới ngấm vào bánh. Nếp và đậu xanh được ngâm cho mềm khoảng 10 tiếng. Nhân muốn ngon thì thịt phải tẩm ướp thêm gia vị.
Khâu gói bánh và luộc bánh cũng đòi hỏi sự khéo léo, kinh nghiệm của các thành viên trong gia đình để cho ra lò những chiếc bánh thơm ngon, đẹp mắt. Bánh phải được gói vuông vắn và thường được luộc bằng bếp củi trong vòng 12 tiếng thì mới đủ độ chín. Luộc xong, vớt bánh ra và để ráo rồi mới đặt lên bàn thờ gia tiên.
Trong những ngày tết se lạnh ở miền Bắc, cả nhà cùng quây quần gói bánh chưng. Đêm thức canh nồi bánh sôi sùng sục trên bếp lửa hồng và chia sẻ những câu chuyện trong một năm qua, mong chờ một năm mới hạnh phúc, bình an, quả là một điều đáng quý. Với những người con xa quê, chỉ cần ngồi bên gia đình trong giờ phút ấm áp này là đã trọn vẹn ý nghĩa đoàn viên.
Còn với kiều bào là những người Việt Nam ở nước ngoài, cứ đến gần tết, dù ở bất kỳ đâu, họ cũng kết nối với nhau, trở về gia đình hoặc các hội nhóm để được gặp gỡ, chia sẻ và chung vui không khí ấm áp của ngày tết cổ truyền.
Dù ở bất cứ đâu, mọi người vẫn luôn gắn kết, đoàn viên để cùng gợi nhớ hương vị tết quê hương
Chị Nguyễn Ngọc Huyền, một kiều bào ở Nga xa quê gần 20 năm cho biết, những người con xa quê đều mong ngóng đến ngày gói bánh chưng để có thể tụ họp và nhớ về nét văn hoá quê hương.
Chị Huyền chia sẻ: “Tết đến là lúc những người con xa quê như chúng tôi lại nhớ nhà, nhớ quê hương. Nhóm chúng tôi hơn 20 người Việt sống cùng khu luôn cố gắng cùng nhau tụ họp mỗi dịp Tết Nguyên đán đến, chúng tôi gói bánh chưng cùng nhau. Điều này mang một ý nghĩa rất lớn, là một hành trang văn hoá mà bất kỳ người con xa quê nào cũng muốn mang theo. Nó không chỉ giúp chúng tôi được sống bên gia đình mà còn tạo ra một nét văn hoá riêng cho con cháu lưu giữ lại sau này”.
Video đang HOT
Dạo quanh các trang mạng xã hội như Facebook những ngày giáp tết, hình ảnh nhà nhà gói bánh chưng, người người học gói bánh chưng tràn ngập đủ để thấy rằng đây là một giá trị truyền thống, nét đẹp văn hoá không thể mai một. Bởi từ sâu trong tâm thức những người con đất Việt, tết đâu thể thiếu bánh chưng, không có bánh chưng không thể gọi là tết.
Bánh chưng không chỉ đơn giản là một chiếc bánh chưng, nó mang đậm những giá trị văn hóa truyền thống. Rồi cứ thế, bao nhiêu cái tết qua đi, thế nhưng cứ thấy bánh chưng là thấy đoàn viên, là tết đến rồi!
Món bánh chưng gấc đỏ cho ngày Tết
Món bánh chưng gấc đỏ rất độc đáo và mới lạ, với màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn, chắc chắn gia đình bạn sẽ rất vui khi thấy món bánh bắt mắt này trên mâm cơm ngày cuối năm.
Nào các bạn hãy nhanh tay cùng Thế Giới Ẩm Thực vào bếp và cùng học cách làm món bánh chưng gấc đỏ này để trổ tài khi có dịp nhé!
Món bánh chưng gấc đỏ cho ngày Tết
Nguyên liệu làm món bánh Chưng gấc đỏ:
2kg gạo nếp ngon.
600g đỗ xanh.
1 quả gấc chín đỏ.
500g thịt ba chỉ.
Hạt tiêu, hành khô, muối, đường, rượu trắng.
Lá rong, lạt buộc.
Cách làm món bánh Chưng gấc đỏ:
Bước 1:
Gạo vo sạch, ngâm khoảng 8 tiếng, vớt ra để ráo nước.Đỗ xanh vo sạch, ngâm khoảng 8 tiếng, vớt ra để ráo nước.Thịt ba chỉ rửa sạch, thái miếng vừa phải.Gấc bổ đôi, dùng thìa lấy phần ruột gấc ra.Lá rong rửa sạch để ráo nước.Hành khô bóc vỏ, băm nhỏ.
Bước 2:
Đậu xanh bạn đem đồ chín.Trộn tất cả ruột gấc với gạo nếp.
Trộn tất cả ruột gấc với gạo nếp
Thêm một chút đường, rượu trắng vào gạo, dùng tay nhào đều hỗn hợp lên để gạo có màu đỏ đều, bạn nhớ loại bỏ hạt gấc nhé.Thịt bạn đem ướp với một chút muối, hạt tiêu và hành băm nhỏ khoảng 1 giờ.
Dùng tay nhào đều hỗn hợp lên để gạo có màu đỏ đều
Bước 3:
Bắt đầu gói bánh. Bạn trải 4 chiếc lá rong ra, bạn xếp lá vuông góc xen kẽ nhau. 2 lá dưới bạn để mặt phải ra ngoài, 2 lá bên trên thì để mặt phải vào trong.
Bắt đầu cho nhân bánh vào. Bạn cho phần gạo nếp trộn gấc vào trước dàn đều ra, cho đậu xanh lên trên, rồi tới thịt.Sau đó lớp trên cùng là gạo nếp.
Thêm một lớp gạo nếp lên trên cùng
Bước 4:
Bạn gấp lần lượt hai mép phải rồi trái của 2 lá bên trên lại, nhớ gấp thật vuông vức và chắc tay nhé. Rồi làm như vậy với 2 lá ngoài cùngDùng 4 chiếc lạt cột bánh cho chắc và vuông vức. bạn nhớ để 2 lạt song song nhau, 2 lạt còn lại thì để vuông góc với 2 lạt đầu.
Xếp bánh vào nồi, đổ ngập nước, luộc bánh khoảng 8-10 tiếng là bánh chín.
Xếp bánh vào nồi đổ ngập nước và luộc chín
Lưu ý khi làm món bánh Chưng gấc đỏ:
Lá rong trước khi gói bạn dùng dao tước bỏ sống lá như vậy sẽ dễ gói hơn. Sống lá tước bỏ đó bạn đem lót xuống đáy nồi trước khi xếp bánh vào như vậy khi luộc bánh bánh sẽ không bị cháy.Gia vị nêm ướp bạn có thể thay đổi theo khẩu vị của gia đình bạn nhe.Bạn có thể thay nhân thịt mặn bằng nhân ngọt với đỗ xanh và mứt táo hoặc nho.Khi luộc bánh bạn nhớ lưu ý xem lượng nước trong nồi thường xuyên để đảm bảo nước luôn ngập bánh.
Chúc bạn thành công và ăn ngon miệng nhé!
Độc đáo bánh chưng đen của người Thái ở Nghệ An Bánh chưng của người Thái Tày Thanh (Thái đen) ở Nghệ An được nhuộm đen bằng nước tro rơm có vị bùi bùi, thơm mát, không gây nóng cổ, nóng bụng. Bánh chưng đen được ưa chuộng không chỉ vì hương vị tinh tế, mà còn vì bánh để được rất lâu, đến hết tháng Giêng vẫn thơm ngon. Cứ đến ngày 29...