Thấy Apple tuyên bố ‘bỏ củ sạc vì môi trường’, CEO BKAV Nguyễn Tử Quảng gửi lời nhắn nhủ tới đồng nghiệp Tim Cook
Ông Quảng cho rằng nếu Apple muốn bảo vệ môi trường, hãng nên bỏ cổng Lightning trên iPhone để thay thế bằng USB-C.
Sau nhiều năm “im hơi lặng tiếng”, kể từ cuối năm 2019 khi lần đầu công khai tài khoản Facebook, CEO BKAV Nguyễn Tử Quảng rất năng nổ trên mạng xã hội. Bên cạnh chia sẻ những thông tin liên quan tới Bphone và BKAV, ông Quảng còn thường đưa ra nhận xét về những vấn đề khác đang nổi cộm của giới công nghệ.
Gần đây, iPhone 12 ra mắt dễ dàng là sự kiện công nghệ thu hút được nhiều sự quan tâm nhất. Thay đổi gây tranh cãi nhất của thế hệ iPhone mới có lẽ là việc Apple đã loại bỏ củ sạc và tai nghe khỏi hộp của máy. Lý giải về điều này, Apple cho biết đây là biện pháp nhằm “bảo vệ môi trường”, khi hãng cho rằng đa số người dùng đều đã có những phụ kiện trên, và việc tích hợp chúng vào những chiếc iPhone mới là dư thừa.
Apple loại bỏ củ sạc và tai nghe, chỉ bán kèm cáp sạc trên những chiếc iPhone mới
Với tư cách là một nhà sản xuất smartphone, ông Quảng đã đưa ra những nhận định riêng của mình về vấn đề này. Ông cho biết việc Apple bỏ sạc và tai nghe là “không phải là không có lý”. Tuy nhiên, theo ông Quảng, cách tốt nhất mà “người đồng nghiệp” Tim Cook nên làm là chuyển sang sử dụng cổng kết nối USB-C.
“Với tư cách một nhà sản xuất smartphone, tôi cho rằng ý tưởng này không phải là không có lý. Tuy nhiên, để bảo vệ môi trường ở mức cao hơn, tôi nghĩ đồng nghiệp Tim Cook nên chọn thêm giải pháp đơn giản là THAY CỔNG KẾT NỐI Lightning bằng USB-C.
Hiện có hàng tỷ bộ sạc điện thoại đang được sử dụng hàng ngày trên thị trường. Và một phần rất lớn trong số này thuộc về các hãng điện thoại Android và chúng sử dụng cổng kết nối USB-C.
Apple chỉ cần đơn giản thay thế cổng Lightning bằng USB-C, như họ đã làm với iPad và máy tính Macbook, là đã khiến cho việc dùng chung sạc trở nên khả thi hơn nhiều, giúp bảo vệ môi trường.”
Video đang HOT
Bài đăng của ông Nguyễn Tử Quảng trên Facebook
Tiện đây, ông Quảng cũng không quen “khoe” rằng Bphone 2017, được ra mắt vào tháng 8/2017, là “một trong những smartphone đầu tiên trên thế giới được trang bị cổng USB-C”. Theo số liệu chúng tôi thu thập từ GSMArena, kể từ năm 2016 trở về trước, đã có 114 thiết bị Android sử dụng cổng kết nối này. Vì vậy, có thể nói rằng Bphone 2017 thuộc vào top 200 thiết bị đầu tiên với cổng USB-C.
Quay trở về vấn đề cổng Lightning trên iPhone, không chỉ riêng CEO BKAV Nguyễn Tử Quảng, mà rất nhiều người dùng cũng bày tỏ chung suy nghĩ muốn Apple chuyển sang sử dụng cổng USB-C. Do iPhone 12 mới chỉ vừa ra mắt, vậy nên chúng ta chưa có nhiều thông tin rò rỉ về thế hệ iPhone tiếp theo, và vẫn chưa thể chắc chắn về việc liệu Apple có chuyển sang USB-C hay không.
Dù vậy, một số chuyên gia dự đoán rằng bước tiến tiếp theo của iPhone sẽ không phải là USB-C, mà Apple sẽ loại bỏ hoàn toàn cổng kết nối khỏi máy. Thực tế, “ông đồng Apple” Ming-Chi Kuo kỳ vọng Apple sẽ tung ra model iPhone cao cấp không có bất cứ cổng kết nối nào ngay trong năm sau – 2021. Gần đây, Apple đã tung ra phụ kiện sạc không dây MagSafe cho iPhone 12, được đánh giá là bước đệm cho mẫu iPhone “không cổng” sắp tới.
Dự đoán Apple sẽ tung ra iPhone không có bất cứ cổng kết nối nào trong năm 2021
USB-C có thể là giải pháp 'xanh' cho Apple
Việc bỏ phụ kiện trên iPhone 12 được Apple "tung hô" là "bảo vệ môi trường", nhưng giới công nghệ cho rằng hãng phải tiến xa hơn bằng cách chuyển sang USB-C.
Theo The Verge, nếu iPhone mới dùng cổng USB-C, cáp Lightning to USB-C tặng kèm sẽ chuyển thành cáp USB-C to USB-C, với khả năng sạc gần như tất cả các thiết bị điện tử của bạn. Hoặc nếu nghĩ đến môi trường hơn, Apple thậm chí có thể bỏ hoàn toàn cáp và chỉ bán mỗi điện thoại sử dụng cổng USB-C, giúp giảm đáng kể lượng rác thải điện tử.
Theo số liệu từ IDC, chỉ tính trong năm ngoái, Apple đã bán được gần 200 triệu iPhone. Mặc dù các bộ sạc có thể chỉ chiếm một tỷ lệ tương đối nhỏ trong tổng số rác thải điện tử, trên quy mô toàn cầu, con số đó mỗi năm vẫn là hàng chục nghìn tấn. Và cũng giống xu hướng bỏ giắc cắm tai nghe trên nhiều mẫu flagship gần đây, mọi quyết định của Apple lên iPhone sẽ ảnh hưởng rất lớn đến phần còn lại của ngành.
iPhone 12 được bán kèm cáp USB-C to Lightning, nhưng hầu hết người dùng iPhone cũ chỉ sở hữu củ sạc USB-A.
Trang công nghệ The Verge nêu bốn lý do Apple nên sử dụng cổng USB-C:
USB-C đang dần trở thành tiêu chuẩn chung
Phải thừa nhận rằng, USB-C không phải là loại cổng kết nối hoàn hảo. Cách đặt tên của nó rất lộn xộn (tiêu chuẩn USB hiện tại có tên là USB 3.2 Gen 2x2) và có rất nhiều loại cáp USB-C kém chất lượng ngoài thị trường. Tuy nhiên, nó cũng sở hữu nhiều đặc tính mà chưa loại cổng kết nối nào có.
Hiện nay USB-C đã trở thành một trong những chuẩn kết nối có dây phổ biến nhất thế giới, sử dụng cho nhiều sản phẩm tai nghe over-ear, True Wireless, headset VR, tablet, laptop và nhiều phụ kiện khác. USB-C khả năng cao cũng được tích hợp trên các máy chơi game Nintendo Switch và sắp tới là tay cầm điều khiển của PS5 cũng như Xbox Series X. Nhiều viên pin dự phòng hiện nay với đầu ra USB-C đã hỗ trợ công suất sạc nhanh lên đến 100 Watt, cho phép sạc laptop, tablet và điện thoại cùng một lúc.
Người dùng có thể đã có củ sạc USB-C
Lý do Apple đưa ra khi bỏ củ sạc ra khỏi hộp là tránh tặng kèm những phụ kiện mà nhiều người dùng đã có. Trong buổi giới thiệu của mình, Apple ước tính hiện đang có khoảng 2 tỷ củ sạc của hãng đang tồn tại trên thế giới, và còn "hàng tỷ" củ sạc khác của bên thứ ba.
Tuy nhiên, theo IDC, Apple chỉ chiếm 13,9% thị trường smartphone toàn cầu vào năm 2019, xuất xưởng gần 200 triệu chiếc điện thoại. Trong khi đó, phần còn lại của ngành công nghiệp lại xuất xưởng hơn 1 tỷ điện thoại chỉ trong vòng 1 năm và hầu hết các thiết bị đó đều sử dụng USB-C. Với con số chênh lệch này, rõ ràng, nhiều người đã có mọi thứ họ cần để sạc một chiếc iPhone sử dụng cổng USB-C, bao gồm cả củ sạc lẫn cáp sạc USB-C. Đấy là chưa kể đến những người đã mua các thiết bị USB-C khác, chẳng hạn như tai nghe, laptop, tablet, hay những thiết bị MacBook và iPad Pro gần đây của Apple.
Nếu thực sự muốn, bạn hoàn toàn có thể bán một chiếc smartphone USB-C mà không cần tặng bất kỳ phụ kiện nào. Và đó chính xác là những gì mà nhà sản xuất smartphone Fairphone đã làm. Bên trong hộp chiếc điện thoại mới nhất của mình, Fairphone 3 Plus, bạn sẽ không thể tìm thấy tai nghe, cáp USB-C cũng như củ sạc USB-C. Thay vào đó là một tuốc-nơ-vít nhỏ để bạn có thể tự sửa chữa điện thoại thay vì vứt nó đi.
Một kế hoạch nửa mùa
Trong phần lớn quảng cáo của Apple, hãng đều đề cập đến việc người dùng có thể tái sử dụng củ sạc của thế hệ iPhone cũ, nhưng trên thực tế, hầu hết củ sạc hiện nay đều sử dụng cổng USB-A, không tương thích với cáp USB-C to Lightning mà Apple tặng kèm với mục đích sạc nhanh. Bởi Apple gần đây mới bắt đầu bán bộ sạc USB-C cho các mẫu Pro, nên phần lớn iPhone bán ra từ trước đến nay đều đi kèm với một cục sạc USB-A.
Với iPhone 12, người dùng vẫn có thể tái sử dụng những sợi cáp USB-A to Lightning cùng củ sạc USB-A cũ, bất kế loại cáp mới trong hộp là gì. Nhưng nếu vậy, sợi cáp USB-C -Lightning tặng kèm sẽ gần như chả có tác dụng gì.
Lý lẽ của Apple
Đầu năm nay, Apple đưa ra thông cáo liên quan đến việc chuyển sang cổng kết nối USB-C nhằm đáp lại yêu cầu của EU trong việc quy định các nhà sản xuất phải tạo ra một bộ sạc chung cho mọi smartphone. Apple cho rằng việc chuyển sang USB-C sẽ khiến tổng thể môi trường tồi tệ hơn, do hàng trăm triệu phụ kiện Lightning trở nên lỗi thời.
Tất nhiên, có rất nhiều phụ kiện Lightning đang tồn tại. Tuy nhiên, lập luận này không thuyết phục vì Apple cũng từng xóa sổ các dock cắm iPod 30-pin cũng như một số thiết bị ngoại vi của iPhone thời kỳ đầu để chuyển sang Lightning hồi năm 2012. Thay vì xóa sổ những cổng kết nối cũ, Apple và những công ty khác đã bán ra các bộ chuyển đổi 30-pin to Lightning nhằm mở rộng tính hữu dụng của những phụ kiện cũ đó trong nhiều năm. Apple và các đối tác chắn chắn có thể sẽ làm điều tương tự để bảo vệ di sản Lightning.
Người dùng có thể thông cảm với hành động của Apple khi biết rằng năm ngoái con người đã thải ra gần 60 triệu tấn rác thải điện tử. Nhưng với một chiếc điện thoại có giá đến cả nghìn USD như iPhone, khó có thể chấp nhận cái hộp nhỏ hơn, ít phụ kiện hơn và đặc biệt là một cổng Lightning độc quyền.
Nếu Apple muốn chứng minh mình nghiêm túc trong cam kết bảo vệ môi trường, hãng cần phải cân nhắc thay đổi thiết kế và sử dụng chuẩn kết nối USB-C càng sớm càng tốt.
Hình ảnh xếp hàng mua iPhone những năm trước Kể từ khi chiếc iPhone đầu tiên ra mắt vào 2007, mỗi năm người dùng lại kéo nhau xếp hàng rồng rắn trước các Apple Store trên toàn thế giới. Nhân viên Apple Store chào những khách hàng đầu tiên mua iPhone tại San Francisco vào năm 2007. Tại thời điểm công bố smartphone này, Steve Jobs nói rằng: "Sự ra đời của...