Thầy An đã truyền cảm hứng để em không bỏ học
Sau khi em chia sẻ về quá trình học tập, con đường đến trường thì Thứ trưởng Lê Hải An khuyên em không được bỏ học để thực hiện ước mơ của mình.
Sinh ra trong gia đình nghèo, cuộc sống còn nhiều khó khăn, vất vả, song với niềm đam mê, hăng say học tập, em Sùng Thị Sao, một học sinh nghèo người dân tộc H’mông, sống ở bản Văn Thụ, xã Nam Tuấn, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng đã không ngừng nỗ lực, phấn đấu vươn lên đạt thành tích cao trong học tập.
Em là một trong những tấm gương điển hình về tinh thần hiếu học để mỗi học sinh trong bản noi theo.
Sùng Thị Sao nhớ lại: “Để đến trường trung học phổ thông, hàng ngày em phải đi bộ mất hơn 2 tiếng. Con đường đèo núi này chỉ cần mưa to sẽ sạt lở’”.v(Ảnh: Thùy Linh)
Phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam có dịp gặp Sao ở chương trình “Tiếp sức mùa thi”, qua trao đổi với em, tôi được biết, Sao là tân sinh viên ngành Kinh doanh quốc tế, Khoa quốc tế (Đại học Thái Nguyên) và là một trong những học sinh hiếm hoi ở xã vẫn tiếp tục đi học sau phổ thông.
Sao nhớ lại: “Để đến trường trung học phổ thông, hàng ngày em phải đi bộ mất hơn 2 tiếng trên quãng đường dài. Con đường đèo núi này chỉ cần mưa to sẽ sạt lở’.
Sao là con út trong gia đình có 7 anh chị em. Nhà nghèo, bố mất từ khi Sao 8 tháng tuổi, nguồn thu nhập chính của gia đình phụ thuộc vào mẹ làm nương rẫy.
Vất vả quanh năm, bươn chải nhiều việc mẹ mới kiếm đủ tiền nuôi 7 người con. Hiểu được những khó khăn, nhọc nhằn của mẹ, những lúc không phải đến trường, em đều vừa tranh thủ phụ giúp mẹ công việc nhà.
Video đang HOT
Mặc dù cuộc sống vất vả, khó khăn là thế nhưng chưa một ngày nào cô học trò nhỏ này nguôi quyết tâm đến trường, cố gắng học thật giỏi, nuôi ước mơ trở thành một doanh nhân thành đạt để giúp gia đình và bản thân thoát được cái nghèo, cái khổ, đền đáp công ơn nuôi dưỡng vất vả, nhọc nhằn của bố mẹ.
Được biết, Sùng Thị Sao là một trong hai thí sinh được Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Lê Hải An trực tiếp tới hỏi thăm, động viên trong kỳ thi trung học phổ thông quốc gia 2019 tại điểm thi trường Trung học phổ thông Nà Giàng (huyện Hoà An, tỉnh Cao Bằng).
Vừa qua, nhận được thông tin Thứ trưởng Lê Hải An qua đời, chia sẻ với Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, Sùng Thị Sao cảm thấy vô cùng hụt hẫng và rất buồn.
Thứ trưởng Lê Hải An hỏi thăm và động viên thí sinh Sùng Thị Sao trong kỳ thi trung học phổ thông quốc gia 2019 (Ảnh: Báo Giáo dục thời đại)
Sao kể: “Lần đầu được gặp thầy An, em thấy Thầy rất thân thiện, quan tâm mọi người, hỏi han về việc học tập, con đường đến trường gặp khó khăn thế nào.
Sau khi em chia sẻ, Thầy An khuyên em không được bỏ học để thực hiện ước mơ”.
Những lời động viên của Thứ trưởng Lê Hải An như tiếp thêm động lực để Sùng Thị Sao nỗ lực, cố gắng trở thành những sinh viên đầu tiên của bản. Và em đã thực hiện được điều đó khi hiện nay Sao đang là tân sinh viên của Đại học Thái Nguyên.
Đến ngày 17/10, thông tin Thứ trưởng Lê Hải An qua đời khiến nhiều bạn bè, đồng nghiệp và ngay cả những thí sinh có dịp gặp gỡ Thứ trưởng An không khỏi bàng hoàng tiếc thương.
Gần 1 năm trên cương vị thứ trưởng giáo dục, ông đã để lại nhiều ấn tượng trong công việc cũng như lối sống. Khi biết tin ông qua đời, nhiều cán bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã bật khóc…
Thùy Linh
Theo giaoduc.net
Truyền cảm hứng môn học bằng... lá cây khô
Việc dùng lá cây khô để tạo nên những bức tranh độc đáo, sinh động cuốn hút học trò, từ đó truyền cảm hứng môn học qua tình yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ môi trường sống là một trong nhiều ý tưởng sáng tạo của cô giáo Hoàng Thị Hoa (SN 1983), giáo viên môn Mỹ thuật Trường Tiểu học Nguyễn Công Trứ (quận Lê Chân, TP Hải Phòng).
Cô giáo Hoa trong giờ dạy môn Mỹ thuật lớp 1A
Tiết Mỹ thuật không bút vẽ, giấy màu
Vật liệu mà cô giáo Hoàng Thị Hoa chọn trong giờ hướng dẫn học trò thực hành môn Mỹ thuật không phải là bút vẽ, giấy màu mà lại là lá cây khô. Nhiều người ngạc nhiên trước ý tưởng này của cô Hoa. Hễ có ai băn khoăn, thắc mắc, cô chỉ cười hiền và nói rằng: Tiết Mỹ thuật sẽ trở nên gần gũi, dễ hiểu, dễ làm hơn với học sinh khi các em được tận dụng những nguyên liệu từ thiên nhiên; vừa không tốn tiền mua vật liệu vừa dạy học trò biết yêu thiên nhiên, bảo vệ môi trường.
Trước mỗi giờ thực hành môn Mỹ thuật, cô Hoa hướng dẫn học trò ra sân nhặt lá khô. Cảnh tượng giờ ra chơi nhiều học sinh Trường Tiểu học Nguyễn Công Trứ chạy ra các góc sân trường nhặt lá cây khô không còn xa lạ. Nhiều khi, chính tay cô Hoa chọn lựa vật liệu cho giờ dạy của mình. Cô trò cùng nhau chọn lá, vuốt thẳng rồi cho vào quyển sách ép chặt.
Cô giáo Nguyễn Thị Thắm - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nguyễn Công Trứ, cho biết: Cô giáo Hoàng Thị Hoa là giáo viên giỏi dạy môn Mỹ thuật của trường. Học sinh của trường rất hứng thú với giờ học Mỹ thuật bởi cô thường cho các em thực hành bằng những vật liệu từ thiên nhiên, rất gần gũi.
Theo cô Thắm, việc dùng lá cây khô để tạo nên những bức tranh độc đáo, sinh động là một trong nhiều ý tưởng sáng tạo của cô giáo Hoa. Những tiết học sáng tạo như vậy được ứng dụng rộng rãi trong hoạt động dạy Mỹ thuật tại trường.
Sáu năm nay, từ khi có ý tưởng dùng vật liệu từ thiên nhiên vào thực hành môn học, cô giáo Hoa đã đem đến cho học trò của mình những tiết học lý thú, bổ ích.
Giúp trò cảm thụ cái đẹp, thêm yêu thiên nhiên
Trường Tiểu học Nguyễn Công Trứ có cơ sở vật chất khá khang trang, hiện đại. Dấu ấn khó quên khi đến ngôi trường này là những bức tranh vẽ phong cảnh rất đẹp. Những tác phẩm nghệ thuật đó được sáng tạo từ chính khối óc thông minh, giàu trí tưởng tượng và bàn tay khéo léo của học sinh dưới sự hướng dẫn của các thầy cô giáo Mỹ thuật của nhà trường.
Cô Hoa đã gắn bó hơn mười năm với môn Mỹ thuật. Với học sinh tiểu học, môn Mỹ thuật không yêu cầu quá cao về kỹ năng. Nhưng bản thân cô Hoa luôn ý thức rằng, Mỹ thuật góp phần quan trọng hình thành khả năng cảm thụ cái đẹp, phát huy trí tưởng tượng của trò. Vì vậy, quá trình công tác, cô luôn trăn trở, tìm tòi và sáng tạo ra những vật liệu, học phẩm gần gũi từ thiên nhiên giúp trò dễ thực hành và cảm thụ môn học tốt hơn.
Đặc biệt, trong quá trình giảng dạy môn Mỹ thuật, cô Hoa tích cực ứng dụng phương pháp mới SAEPS của Đan Mạch. Nhờ tính sáng tạo, cô Hoa đã vinh dự nhận được bằng Lao động sáng tạo trong phong trào thi đua yêu nước của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Cô Hoa chia sẻ: "Quá trình dạy môn Mỹ thuật, tôi nhận thấy rằng, muốn trò sáng tạo, bản thân giáo viên luôn phải đổi mới. Và tôi nghĩ đến việc sử dụng lá cây khô để tạo sản phẩm nâng cao hiệu quả một số giờ dạy môn Mỹ thuật ở các trường tiểu học, vậy là tôi cố gắng thực hiện. Sản phẩm do học trò làm ra có thể chưa đẹp mắt, nhưng bằng cách này, tôi nghĩ mình đã lồng ghép được bài học về tình yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ môi trường cho các con".
Nguyễn Dịu
Theo giaoducthoidai
Nam sinh nghèo nuôi dưỡng ước mơ thành lập trình viên Dù bị khuyết tật bàn tay trái nhưng Sang luôn là thành viên trong đội tuyển học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh và giành giải Ba cấp tỉnh môn Vật lý. Bị tai nạn vào dịp đi chơi Tết năm học lớp 9, Nguyễn Hữu Sang quê ở Viên Thành, Yên Thành, Nghệ An đã khuyết tật bàn tay trái. Thời gian...