Thật không thể tin nổi, hoang mạc băng Nam Cực nhìn từ trên cao hùng vĩ như thế này đây!
Với đà biến đổi khí hậu này, vẻ đẹp hùng vĩ của Bắc và Nam Cực sẽ sớm trở thành ký ức đáng buồn.
Nếu không tận mắt thưởng ngoạn những tấm ảnh này, chắc tôi chẳng bao giờ tin vùng hoang mạc với hai màu chủ đạo xanh và trắng có thể đẹp lạ lùng đến thế. Chắc NASA cũng ít nhiều nghĩ vậy, khi họ khởi động chiến dịch Ice Bridge, chụp lại Nam Cực từ trên cao để phục vụ mục đích lưu trữ và nghiên cứu.
Tại sao họ phải phải cố gắng làm vậy? Vì băng ở Cực đang trải qua giai đoạn sóng gió: biến đổi khí hậu khiến khí quyển và nước biển ấm lên nhiều, bang tan chảy ra là vì lẽ đó. Và lượng băng tại Nam Cực lớn tới mức nếu chúng tan hết, nước biển sẽ dâng 60 mét, đe dọa nhấn chìm các thành phố ven biển và đồng thời, ta cũng sẽ mất đi vẻ đẹp ngàn năm của băng ở cả Bắc và Nam Cực.
Dưới đây là những hình ảnh tuyệt vời về hoang mạc trắng ở cực Nam của Trái Đất. Cố gắng lưu giữ lấy khoảnh khắc đẹp này đi bạn, bởi với đà này, vài chục năm nữa là băng sẽ vào “sách đỏ” cho xem.
Ảnh chụp từ trên không, khi đoàn nghiên cứu bay trên vùng Wilkes và vịnh Porpoise.
Sông băng ở miền Đông của Nam Cực.
Video đang HOT
Sông băng Denman
Sông băng Scott.
Một tảng băng khổng lồ bị nứt và tách ra khỏi Nam Cực. Theo lời NASA, những vách băng này cao tới hơn 100 mét.
Đây là Đỉnh Thompson, bị bao hai bên bởi sông băng Nam Cực.
Vỉa băng Cook tiếp giáp với biển cả tại điểm này đây.
Kết thúc bằng một hình ảnh, đúng hơn là một biểu đồ đáng suy ngẫm: Nam cực đã mất 3 nghìn tỷ tấn băng tính từ đầu thập niên 90 tới nay, và trong khoảng thời gian đó, nước biển cũng dang dần dâng lên.
Bạn có thể ảnh tại tài khoản Twitter chính thức của chiến dịch Ice Bridge.
Theo Trí thức trẻ
Núi băng 315 tỷ tấn vừa tách khỏi Nam Cực
Mới đây, một núi băng khổng lồ nặng tới 315 tỷ tấn vừa bị vỡ ra khỏi thềm băng Amery ở Nam Cực, có diện tích lên tới 1,636 km vuông và được ghi nhận là núi băng lớn nhất trôi ra khỏi lục địa băng này trong hơn nửa thế kỷ trở lại đây.
Núi băng ký hiệu D-28 tách ra khỏi Đông Nam Cực là một quá trình tự nhiên (Ảnh: Esa Sentinal-1A)
Khối băng này được đặt ký hiệu "D-28" bởi Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA) và có kích thước tương đương thành phố Disney hoặc khu vực Đại Luân Đôn (gồm 32 khu vực tự quản và thành phố Luân Đôn).
Thông tin này nghe có vẻ nguy kịch đối với Trái Đất, tuy nhiên, các chuyên gia đã nhanh chóng lưu ý với công chúng rằng sự kiện băng tách ra khỏi lục địa như vậy là hết sức bình thường và không liên quan đến vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu.
Thềm băng Amery chiếm khoảng 16% dải băng ở khu vực Đông Nam Cực và và đóng vai trò đầy băng ra biển thông qua "quá trình tách băng tự nhiên và có tính chu kỳ, phải mất đến nhiều thập kỷ để hoàn thành", thông tin theo Đài quan sát Trái Đất NASA,
D-28 dày khoảng 210 m và có khối lượng toàn phần là 315 tấn, Giáo sư Băng hà học Helen Fricker cho biết. Bà Fricker còn chia sẻ thêm rằng phần băng này còn được đặt một cái tên đáng yêu là "cái răng lung lay" bởi tình trạng "treo sợi tóc", liên kết yếu ớt của nó.
Ba vết nứt lớn ở thềm băng Amery được chụp vào 2012, việc tách rời ra khỏi lục địa chỉ là sớm hay muộn mà thôi. (Ảnh: NASA Earth Observatory)
Phần thềm núi băng này lần đầu tiên được phát hiện vào năm 2002 sau đó được các nhà nghiên cứu quan sát và đã được dự đoán sẽ tách ra trong nhiều năm. Ban đầu, núi băng này được đoán trước là sẽ rời ra vào khoảng giữa năm 2010 và 2015. Mặc dù nghe có vẻ tiêu cực nhưng đây chỉ là một phần của "vòng tuần hoàn thềm băng bình thường". Các núi băng thường sẽ vỡ ra khỏi thêm băng nhờ vào quá trình tự nhiên phụ thuộc vào những biến số bao gồm nhiệt độ không khí bên ngoài, sông băng, độ cô đặc, độ dày và những yếu tố môi trường tạo áp lực lên dải băng.
"Đây là một vấn đề gây hoang mang: chúng ta muốn biết về Nam Cực và quan tâm về điều gì có thể xảy ra trong tương lai do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nhưng việc thổi phồng thông tin để nghe như là vấn đề biến đổi khí hậu trong khi đó chỉ là phản ứng của tự nhiên dẫn đến việc thông tin bị sai lệch"
Trong khi đó, mối đe dọa thực sự mà băng đại dương trên thế giới gặp phải hiện diện mỗi ngày. Theo một phân tích của NASA cho thấy, băng ở Nam Cực đang trải qua tình trạng "tuột dốc trầm trọng", dẫn đến mức độ bao phủ của băng ở khu vực này giảm xuống mức thấp nhất trong 40 năm qua, tốc độ tan chảy cũng diễn ra nhanh hơn gấp 6 lần so với thời điểm năm 1979. Giữa năm 1992 và 2017, Nam Cực mất hơn 3 nghìn tỷ tấn băng và góp phần làm tăng mực nước biển toàn cầu lên 8 millimet trong hơn 25 năm qua.
Tống Trần Hiến
Theo iflscience
Choáng váng phát hiện bí mật lớn của Nam Cực giấu dưới lớp băng Các nhà nghiên cứu đã ghi lại được hình ảnh về một sinh vật kỳ lạ sống bên dưới lớp băng ở Nam Cực trong quá trình quay một chương trình mới của Đài BBC. Sinh vật kỳ quái được tìm thấy bên dưới lớp băng. Nam Cực là lục địa cực nam của Trái đất.Sa mạc băng giá là nơi sinh sống...