Thắp sáng truyền thống hiếu học trên quê hương Hà Tĩnh
Sau 5 năm triển khai thực hiện (2015 – 2020), đến nay, phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng đã phủ sóng khắp các địa phương trên vùng đất học Hà Tĩnh.
Từ những hạt nhân tiêu biểu
Từ nhiều năm nay, “ngọn đèn học” của ông Đặng Tiến Dũng (xã Phúc Đồng, Hương Khê) đã thắp sáng ước mơ cho chính các con mình và biết bao trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trên vùng rốn lũ.
Khát vọng học tập của ông Dũng đã là động lực cho các con và hàng trăm học sinh ở vùng khó khăn.
Ông chia sẻ: “Bệnh tật làm cơ thể tôi khiếm khuyết, việc học cũng phải dang dở từ lớp 7 bởi cái khó, cái nghèo, nhưng tôi còn có một khát khao vẹn nguyên đó là cho con kiến thức để mở mang tầm nhìn, để con tự lập trong cuộc sống”.
Mỗi tối, ông Dũng lại trở thành người thầy cùng các con đèn sách ôn luyện, trau dồi kiến thức. Vừa tự học, vừa làm thầy, vừa làm trò của các con, nỗ lực miệt mài của ông trong việc góp nhặt kiến thức đã tạo động lực, thôi thúc các con không ngừng vươn lên. Đến nay, cả 5 đứa con của ông đều tốt nghiệp đại học, đều có việc làm ổn định.
Từ những học sinh đầu tiên là các con mình, ông Dũng đã trở thành thầy giáo của hàng trăm học sinh ở những vùng quê nghèo khó. Những kiến thức ông truyền đạt cho thế hệ con cháu, bài học về nỗ lực không ngừng của chính bản thân ông, con cái của ông đã là tấm gương để các thế hệ học sinh trong vùng noi gương phấn đấu.
Ông Dũng đã trở thành thầy giáo của hàng trăm học sinh ở những vùng quê nghèo khó.
Cùng suy nghĩ “nền tảng giáo dục tốt chính là chìa khóa thành công trong tương lai”, vợ chồng ông Lê Tự Sâm, ở xã Tân Lâm Hương (Thạch Hà) luôn động viên, khuyến khích, tạo mọi điều kiện tốt nhất để các con được theo đuổi quyết tâm của mình. Đồng tiền eo hẹp được chắt chiu gom góp trong mỗi mùa vụ, đồng lương lái xe của cha là động lực để 4 người con của ông bà rèn luyện, phấn đấu. Đến nay, cả 4 đều đã thành đạt, trong đó 1 người là tiến sỹ chuyên ngành kinh tế học, 1 người chuẩn bị bảo vệ luận án tiến sỹ chuyên ngành xây dựng.
Cùng với sự “thắt lưng buộc bụng” của những người làm cha mẹ trong mỗi gia đình, các dòng họ ở Hà Tĩnh cũng đã phát huy vai trò, truyền thống trong việc khơi dậy phong trào học tập của con cháu. Các hình thức xây dựng quỹ khuyến học dòng họ, tôn vinh học sinh giỏi trong các dịp giỗ tổ, tế tổ… đã tiếp thêm niềm tự hào, trách nhiệm, quyết tâm thực hiện ước mơ khởi nghiệp bằng con đường tri thức cho thế hệ tương lai.
Video đang HOT
Với suy nghĩ, nền tảng giáo dục tốt chính là chìa khóa thành công trong tương lai, vợ chồng ông Lê Tự Sâm cố gắng tạo điều kiện cho con ăn học. Ảnh: Thùy Dương.
Con số 309.845 gia đình, gần 5 ngàn chi họ, dòng họ học tập tiêu biểu trong phong trào học tập của Hà Tĩnh 5 năm qua là minh chứng rõ nét về truyền thống hiếu học trên mảnh đất Hồng La.
Lan tỏa phong trào học tập suốt đời
Từ những ngọn đèn hiếu học ở các gia đình, dòng họ, phong trào học tập ở các đơn vị, cộng đồng dân cư cũng ngày càng tỏa sáng. 5 năm qua, toàn tỉnh có gần 2.900 cộng đồng, đơn vị học tập tiêu biểu.
Việc đổi mới phương pháp giảng dạy trong các nhà trường đã khích lệ tinh thần học tập của học sinh.
Ở các công ty, xí nghiệp, cơ quan, đơn vị là việc không ngừng nâng cao năng lực trình độ chuyên môn nghiệp vụ, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất, công tác.
Với khối trường học là phong trào thi đua dạy tốt học tốt, mỗi thầy cô giáo là một tấm gương tự học và sáng tạo; phát triển các thư viện trường học, phong trào xây dựng quỹ, tiếp bước cùng em đến trường, tiếp sức mùa thi…
Thầy Nguyễn Văn Quang – Hiệu trưởng Trường THPT Cẩm Bình (Cẩm Xuyên) cho biết: “Song song với phong trào thi đua dạy tốt, học tốt, nâng cao chất lượng dạy và học, chuẩn hoá đội ngũ giáo viên trường còn tích cực đẩy mạnh phong trào khuyến học khuyến tài. Đến nay, quỹ khuyến học của trường có 1,5 tỷ đồng, mỗi năm tặng hàng chục suất quà, học bổng cho học sinh nghèo vượt khó”.
Truyền thống khoa bảng tạo động lực cho con em học tập, đồng thời để nhiều vùng quê vươn lên xây dựng cuộc sống mới.
Phong trào học tập suốt đời cũng đã lan tỏa khắp các cộng đồng dân cư từ thành thị đến nông thôn, từ miền núi đến miền biển.
Chủ tịch UBND xã Thạch Châu (Lộc Hà) Lê Văn Thông cho biết: “Cách đây gần 20 năm, Thạch Châu là một trong những địa phương đầu tiên của tỉnh thành lập thư viện trung tâm học tập cộng đồng. Buổi đầu, thư viện ra đời chỉ phục vụ niềm đam mê của một số người nhàn rỗi. Dần dần, thấy rõ lợi ích của việc đọc sách, bà con đủ mọi lứa tuổi đều tìm đến ngày càng đông. Đến nay, thư viện văn hóa xã đang đáp ứng tốt nhu cầu văn hóa đọc của phần lớn người dân, trong đó có các em nhỏ tại địa phương, với trên 3.600 đầu sách”.
Thư viện cộng đồng xã Thạch Châu có hơn 3.600 đầu sách, đáp ứng nhu cầu học tập của Nhân dân.
Từ những nhân tố điển hình, đến nay phong trào xây dựng gia đình, dòng họ, cộng đồng, đơn vị học tập ở Hà Tĩnh đã lan tỏa, đi vào chiều sâu, chiều rộng, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho quê hương, đất nước.
Trong giai đoạn mới, Hà Tĩnh tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập theo Kết luận 49-KL/TW, Quyết định số 489/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định 159/QĐ-UBND của UBND tỉnh về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị 11- CT/TW của Bộ Chính trị khóa X về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng XHHT”.
Gắn phong trào thi đua, khuyến học, khuyến tài, xây dựng các mô hình học tập với các phong trào “Xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, xây dựng làng xã văn hóa và các phong trào thi đua khác ở địa phương, tạo động lực trong thực hiện khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, hướng tới xây dựng mô hình “Công dân học tập”, huyện, thành phố, tỉnh học tập.
Tự hào miền đất học Đức Thọ
Trong "bản đồ" những miền đất học ở Hà Tĩnh, huyện Đức Thọ vẫn luôn là cái tên chói sáng. Ngành GD&ĐT huyện Đức Thọ hôm nay đã kế thừa và phát huy truyền thống hiếu học với bảng vàng thành tích ngày càng dày thêm.
Từ truyền thống cha ông...
Từ xưa, Đức Thọ đã được mệnh danh là vùng "địa linh nhân kiệt", quê hương của nhiều bậc hiền tài. Trong thời kỳ phong kiến, Đức Thọ có 39 vị khoa bảng (tiến sỹ) với những dòng họ nổi tiếng như: Lê Văn, Hoàng Xuân, Phan Đình, Hà Học... và các làng quê giàu truyền thống văn hóa hiếu học như: Yên Hồ, Đông Thái, Trung Lễ, Bùi Xá...
Làng khoa bảng Đông Thái, xã Tùng Ảnh (Ảnh: Thu Hà)
Khi nhắc đến xã Tùng Ảnh sẽ gợi nhớ ngay về làng quê với hơn 1.000 giáo sư, tiến sỹ qua các triều đại. Trong đó, làng Đông Thái nổi tiếng là một trong 20 ngôi làng của cả nước được phong danh hiệu "làng khoa bảng". Ta không thể quên những danh nhân nổi tiếng như: nhà lãnh đạo phong trào Cần Vương - Đình nguyên Tiến sĩ Phan Đình Phùng, nhà văn hóa Bùi Dương Lịch, Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng - đồng chí Trần Phú...
Tiếp nối các bậc tiền nhân, thầy và trò Đức Thọ hôm nay đang ra sức giảng dạy, học tập, nghiên cứu và sáng tạo để làm dày thêm thương hiệu "giáo dục tốp đầu của Hà Tĩnh"
Làng Yên Hồ cũng có những đặc trưng riêng biệt. Thời phong kiến, Hà Tĩnh có 4 vị trạng nguyên thì Đức Thọ đã có 2 vị là Đào Tiêu và Đoàn Nguyên Lợi đều quê ở Yên Hồ.
Tiếp nối các bậc tiền nhân, thầy và trò Đức Thọ hôm nay đang ra sức giảng dạy, học tập, nghiên cứu và sáng tạo để làm dày thêm thương hiệu "giáo dục tốp đầu của Hà Tĩnh".
... đến bảng vàng thành tích hôm nay
61 năm hình thành và phát triển, Trường THPT Trần Phú đã trở thành cái nôi đào tạo chất lượng cao. Nhiệm kỳ 2015 - 2020, nhà trường luôn "ghi điểm" với tỷ lệ học sinh giỏi (HSG) tỉnh, HSG quốc gia. Tỷ lệ HS đậu thủ khoa các trường đại học, tỷ lệ HS thi đại học đạt 25 điểm trở lên luôn đứng tốp đầu của Hà Tĩnh. Từ môi trường giáo dục này, nhiều thế hệ học trò đã trưởng thành và làm rạng danh quê hương Đức Thọ nói riêng và Hà Tĩnh nói chung.
Trường THPT Trần Phú kỷ niệm 60 năm ngày thành lập (Ảnh tư liệu)
Không chỉ bậc THPT ghi dấu ấn mà trong nhiệm kỳ qua, ngành GD&ĐT Đức Thọ vinh dự được đón nhận cờ dẫn đầu của cả 3 cấp học. Thầy Trịnh Hồng Mạnh - Trưởng phòng GD&ĐT huyện thông tin: "Nhiều năm liên tục, các trường: THCS Hoàng Xuân Hãn, Tiểu học thị trấn Đức Thọ, Mầm non Yên Hồ... đã vượt qua hàng trăm trường học, trở thành đơn vị dẫn đầu bậc học trong tỉnh. Giai đoạn 2015 - 2020, huyện có 65 HS đạt giải quốc gia, gần 1.500 HSG tỉnh. Với thành tích ấn tượng này, Đức Thọ là một trong những địa phương có tỷ lệ HSG quốc gia, HSG tỉnh cao nhất Hà Tĩnh".
Trường Tiểu học Thị trấn Đức Thọ nhiều năm liền nhận cờ thi đua dẫn đầu khối tiểu học toàn tỉnh
Chia sẻ về thành tích vẻ vang của nhà trường, cô Thái Thị Vân Anh - Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học thị trấn Đức Thọ tự hào: "Là đơn vị đầu tiên của Hà Tĩnh đưa chương trình giáo dục STEM (chương trình giảng dạy dựa trên ý tưởng giáo dục HS theo 4 chuyên ngành cụ thể: khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học - theo cách tiếp cận liên ngành và ứng dụng) vào giảng dạy, nhà trường đã xây dựng kế hoạch toàn diện, có nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giáo viên và chất lượng giáo dục ở các khối lớp. Trong đó, đề cao vai trò dạy - học thực chất; chú trọng phát hiện, bồi dưỡng HS năng khiếu. Nhiều năm liền, trường vinh dự nhận cờ thi đua dẫn đầu khối tiểu học toàn tỉnh. Đơn vị cũng đã được tặng cờ thi đua của Chính phủ, Huân chương Lao động hạng Nhì và đang đề nghị trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất".
Huyện Đức Thọ quan tâm xây dựng cơ sở vật chất trường học theo hướng đồng bộ, hiện đại.
Đức Thọ cũng đặc biệt quan tâm xây dựng cơ sở vật chất trường học theo hướng đồng bộ, hiện đại. Năm 2012, huyện đã có "cuộc cách mạng" sáp nhập trường học với việc giảm 14 trường. Cùng với lộ trình sáp nhập xã, năm học 2019 - 2020, 66 trường sáp nhập còn 58 trường.
Thầy Trịnh Hồng Mạnh - Trưởng phòng GD&ĐT huyện phấn khởi: "Đức Thọ là địa phương đầu tiên hoàn thành Đề án sắp xếp hệ thống trường THPT tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2025 và những năm tiếp theo theo Nghị quyết số 96/2018/NQ-HĐND ngày 18/7/2018 của HĐND tỉnh. Mục tiêu tỉnh đặt ra đến năm 2021 là phấn đấu giảm khoảng 10% trường mầm non và phổ thông công lập, trong khi đó, năm 2019 tỷ lệ này ở Đức Thọ đã đạt 12,12%.
Nhờ làm tốt công tác tổ chức nên việc sáp nhập đã tạo được sự đồng thuận cao. Việc quy hoạch lại mạng lưới trường lớp đã xóa bỏ những điểm trường nhỏ lẻ, tạo điều kiện thuận lợi đầu tư cơ sở vật chất, đưa tỷ lệ trường chuẩn quốc gia đạt trên 95%. Ngoài ra, sáp nhập trường cũng là bài toán giúp nâng cao chất lượng cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên và chất lượng đào tạo".
Giải thể trường THPT Cù Huy Cận: Chưa đảm bảo an toàn cho học sinh Gần đây, phụ huynh trường THPT Cù Huy Cận (huyện Vũ Quang) kéo vào trụ sở tiếp công dân tỉnh Hà Tĩnh kiến nghị không giải thể trường. Theo đại diện phụ huynh, việc giải thể Trường không khảo sát ý kiến nhân dân, không bảo đảm an toàn và quyền lợi học sinh. Trường THPT Cù Huy Cận - nhiều phụ huynh...