Giải thể trường THPT Cù Huy Cận: Chưa đảm bảo an toàn cho học sinh
Gần đây, phụ huynh trường THPT Cù Huy Cận ( huyện Vũ Quang) kéo vào trụ sở tiếp công dân tỉnh Hà Tĩnh kiến nghị không giải thể trường. Theo đại diện phụ huynh, việc giải thể Trường không khảo sát ý kiến nhân dân, không bảo đảm an toàn và quyền lợi học sinh.
Trường THPT Cù Huy Cận – nhiều phụ huynh kiến nghị không giải thể. Ảnh: Trần Tuấn.
Như Lao Động đã thông tin, thời gian gần đây, thông tin trường THPT Cù Huy Cận (huyện Vũ Quang) sẽ bị giải thể, sáp nhập trong năm học 2020-2021 gây bức xúc cho hàng trăm phụ huynh. Nhiều người đã kéo nhau vào trụ sở UBND tỉnh Hà Tĩnh để phản đối, kiến nghị không giải thể trường.
Trao đổi với phóng viên, ông Cù Hoàng Tùng, Trưởng ban đại diện cha mẹ học sinh Trường THPT Cù Huy Cận cho biết: Quá trình thực hiện việc giải thể, sáp nhập trường, cơ quan chức năng không khảo sát ý kiến nhà trường, nhân dân, và khi nhân dân kiến nghị nhiều lần thì không đối thoại, lắng nghe.
Ông Cù Hoàng Tùng, Trưởng ban đại diện cha mẹ học sinh Trường THPT Cù Huy Cận, phát biểu ý kiến. Ảnh: Trần Tuấn
Theo ông Cù Hoàng Tùng, Vũ Quang là huyện có gần 47 km đường biên giới, địa hình đồi núi dốc, nhiều sông suối ( sông Ngàn Sâu, Ngàn Trươi), là huyện đã từng nằm trong chương trình 30A của Chính phủ với 61 huyện nghèo nhất nước. Vũ Quang diện tích rất lớn: 622,84 km2, tương đương diện tích một số tỉnh vùng đồng bằng Bắc Bộ (Bắc Ninh: 822,7 km2; Hà Nam: 860,5 km2…).
Trên địa bàn huyện hiện có 2 trường THPT, nếu giải thể, sáp nhập trường Cù Huy Cận vào trường Vũ Quang, sẽ có khoảng hơn 200 em học sinh đi học phải vượt quãng đường gần 20 km.
Đây là 1 trong 2 rốn lũ của Hà Tĩnh (cùng với Phương Điền, Phương Mỹ của Hương Khê); mùa mưa lũ có hàng trăm điểm chia cắt, nguy hiểm chết người. Nếu học sinh phải đi học trên quãng đường xa trên 10km tiềm ẩn nhiều nguy hiểm.
Video đang HOT
“Điều 12 – Thông tư số 12/2011 ngày 28.3.2011 của Bộ GDĐT Ban hành Điều lệ trường THPT và trường Phổ thông có nhiều cấp học quy định khi giải thể trường học phải “Bảo đảm an toàn và quyền lợi của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục”.
Việc sáp nhập, giải thể trường THPT Cù Huy Cận đẩy hàng trăm con em phải đi học xa trên 10km trong điều kiện đường sá miền núi, mưa lũ… là không bảo đảm an toàn và quyền lợi các em” – ông Cù Huy Toàn nói.
Trước đó, như Lao Động đã thông tin, vào sáng 2.7, khoảng 60 phụ huynh trường THPT Cù Huy Cận đã kéo vào trụ sở tiếp công dân tỉnh Hà Tĩnh, kiến nghị không giải thể trường. Tại đây, lãnh đạo huyện Vũ Quang đã đề cập phương án sáp nhập trường THCS Bồng Lĩnh vào trường THPT Cù Huy Cận, được toàn thể phụ huynh nhất trí cao.
HĐND huyện Vũ Quang và lãnh đạo 6 xã liên quan đều có ý kiến đề nghị xem xét không giải thể trường mang tên nhà thơ, nhà văn hóa Huy Cận.
Trường THPT Cù Huy Cận thành lập năm 2010, tại xã Đức Lĩnh, Vũ Quang- trung tâm dân cư của 6 xã vùng hạ Huyện Vũ Quang, diện tích 30.500 m2, tổng mức đầu tư 60 tỉ. Quy mô của trường đã ổn định từ 17-19 lớp và học sinh từ gần 600 đến trên 800 em, chất lượng giáo dục đã được khẳng định.
Hàng chục phụ huynh học sinh kéo nhau lên Ủy ban tỉnh phản đối việc giải thể trường cấp 3
Cho rằng việc giải thể và sáp nhập trường sẽ khiến hàng trăm em học sinh phải đi học xa, nguy cơ mất an toàn nên phụ huynh đã lên để bày tỏ ý kiến.
Ngày 2/7, khoảng 60 phụ huynh học sinh trường THPT Cù Huy Cận (xã Đức Lĩnh, Vũ Quang) đã kéo nhau lên trụ sở UBND tỉnh Hà Tĩnh để phản đối việc đề án giải thể ngôi trường này.
Theo phản ánh của phụ huynh, Trường THPT Cù Huy Cận được thành lập vào năm 2010 và hiện có 45 cán bộ giáo viên, với 600 em học sinh, chủ yếu đến từ 6 xã vùng hạ huyện Vũ Quang.
Vừa qua, Sở GD-ĐT Hà Tĩnh ra quyết định về việc Trường THPT Cù Huy Cận không được phép tuyển sinh lớp 10 năm học 2020 - 2021, để tiến tới giải thể ngôi trường này theo chủ trương của UBND tỉnh Hà Tĩnh.
Hàng chục phụ huynh học sinh tập trung trước cổng Ủy ban tỉnh.
Không đồng tình với chủ trương giải thể trường, phụ huynh có con đang theo học tại Trường THPT Cù Huy Cận đã làm đơn gửi các cơ quan chức năng để phản đối. Do không nhận được phản hồi, phụ huynh học sinh đã kéo nhau lên trụ sở UBND tỉnh Hà Tĩnh để yêu cầu gặp trực tiếp chủ tịch tỉnh.
Để tiếp nhận và giải thích cho phụ huynh học sinh trước sự việc này, Sở GD-ĐT đã yêu cầu người dân đến trụ sở tiếp dân của UBND tỉnh.
Ông Cù Hoàng Tùng (Trưởng ban đại diện cha mẹ học sinh Trường THPT Cù Huy Cận) cho biết, 6 xã ở vùng hạ của huyện Vũ Quang nằm trong vùng rốn lũ, hàng năm thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai, lũ lụt.
Ông Bùi Khắc Bằng - Chủ tịch UBND huyện Vũ Quang
Trường THPT Cù Huy Cận nằm trên địa bàn xã Đức Lĩnh rất phù hợp với điều kiện đi lại của các em học sinh ở các xã vùng lũ này. Nếu giải thể Trường THPT Cù Huy Cận thì H.Vũ Quang chỉ còn lại duy nhất Trường THPT Vũ Quang (đóng tại TT.Vũ Quang). Lúc này học sinh sẽ phải đi học rất xa.
" Nếu học tại trường cấp 3 ở thị trấn Vũ Quang thì sẽ có khoảng hơn 200 em học sinh đi học phải vượt quãng đường gần 20 km.
Ngoài ra, có nhiều em học sinh sẽ chuyển sang học tại các trường cấp 3 khác của các huyện cạnh bên. Nếu như vậy, quá trình đến trường của con em sẽ tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn trong mùa mưa lũ và tai nạn giao thông", ông Tùng nói và bày tỏ mong muốn trường tiếp tục được duy trì để đảm bảo cho học sinh đến trường.
Toàn cảnh buổi đối thoại.
Giải thích với các phụ huynh, ông Bùi Khắc Bằng - Chủ tịch UBND huyện Vũ Quang, nói rằng hiện nay UBND tỉnh chưa có quyết định giải thể Trường THPT Cù Huy Cận và đang giao cho Sở GD-ĐT đề xuất các phương án để tổ chức họp đánh giá, xem xét.
" Sở GD-ĐT có 2 phương án. Phương án 1 là sáp nhập Trường THPT Cù Huy Cận vào Trường THPT Vũ Quang nhưng theo lộ trình và vẫn duy trì dạy học ở 2 điểm trường này gồm cả điểm trường THPT Vũ Quang và điểm trường cũ THPT Cù Huy Cận.
Phương án 2, đề xuất sáp nhập Trường THCS Bồng Lĩnh vào Trường THPT Cù Huy Cận. Vào ngày 5/7 tới đây, tỉnh sẽ họp và chốt 1 phương án", ông Bằng nói tại buổi đối thoại với các phụ huynh.
Ông Nguyễn Quốc Anh - Phó giám đốc Sở GD-ĐT Hà Tĩnh
Giải thích về dự kiến việc sáp nhập trường, ông Nguyễn Quốc Anh - Phó giám đốc Sở GD-ĐT Hà Tĩnh cho biết, huyện Vũ Quang có 2 trường THPT nhưng đều không đáp ứng điều kiện số lượng học sinh và lớp học theo quy định mới của Bộ GD-ĐT. Vì thế, việc sáp nhập trường là để chất lượng dạy và học ngày càng được nâng cao hơn.
Tuy nhiên, ông Anh cho biết, việc sáp nhập trường sẽ được thực hiện theo lộ trình và giao cho UBND huyện Vũ Quang lên kế hoạch.
" Trường THPT Cù Huy Cận không được tuyển sinh lớp 10 năm học 2020 - 2021 nên các em học sinh lớp 9 trên địa bàn đã đăng ký thi tuyển vào các trường khác. Tới đây, các em ở huyện Vũ Quang trúng tuyển vào lớp 10 ở các trường THPT khác nếu có nguyện vọng thì vẫn được chuyển về học tại Trường THPT Cù Huy Cận", ông Anh nói.
Thầy giáo ngăn dòng dạy bơi miễn phí cho học sinh Với mong muốn giúp học sinh ở vùng rốn lũ biết bơi, suốt 8 năm nay, thầy giáo Nguyễn Viết Tước và Đoàn xã Hải Hưng (huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị) đã ngăn dòng chảy, mở lớp dạy bơi miễn phí. Thầy giáo Nguyễn Viết Tước dạy bơi miễn phí cho học sinh 8 mùa hè không có một ngày nghỉ Thầy...