Thắp lửa đam mê cùng cô giáo Huỳnh Thị Lê
Suốt 31 năm giảng dạy, cô giáo Huỳnh Thị Lê vẫn yêu, vẫn say với bộ môn Ngữ Văn, Giáo dục công dân và miệt mài truyền tải niềm đam mê ấy tới từng thế hệ học sinh.
“Bản thân tôi là một người say nghề!”
Cô Huỳnh Thị Lê (sinh năm 1968), Tổ trưởng Tổ Khoa học xã hội, Trường Trung học cơ sở Đà Nẵng ( quận Ngô Quyền, Hải Phòng) là một trong những giáo viên “gạo cội” với 31 năm cống hiến cho nhà trường.
Năm 1990, sau khi tốt nghiệp Sư phạm Ngữ Văn, cô Huỳnh Thị Lê được chuyển công tác về Trường Trung học cơ sở Đà Nẵng (quận Ngô Quyền, Hải Phòng).
Quá trình công tác tại nhà trường, cô Lê được phân công giảng dạy bộ môn Ngữ văn, Giáo dục công dân, đảm nhiệm công tác chủ nhiệm và tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi.
Để đạt được những thành công trong sự nghiệp, cô giáo Lê luôn có những cách thức đặc biệt để ‘thắp lửa’ đam mê trong mỗi học sinh đối với bộ môn Ngữ văn và Giáo dục công dân.
Theo cô giáo Lê, trong dạy học, không có một phương pháp nào là phương pháp độc tôn. Mỗi môn học có nội dung kiến thức, tính chất khác nhau và mỗi em học sinh cũng có khả năng tiếp thu khác nhau.
Theo đó, trong dạy học, để nâng cao chất lượng dạy học, việc đầu tiên người giáo viên không riêng việc dùng phương pháp để dạy kiến thức môn học mà còn cần áp dụng phương pháp nào để cảm hoá, tạo hứng thú cho học sinh với môn học của mình.
Và để làm được điều đó, điều quan trọng nhất là bản thân giáo viên phải yêu, phải say với nghề hay với chính bộ môn mình giảng dạy.
Song song, giáo viên cần linh hoạt kết hợp các phương pháp và kĩ thuật dạy học một cách phù hợp như: phù hợp với nội dung kiến thức, phù hợp với đối tượng, phù hợp với khả năng tiếp thu của từng em và phù hợp với đặc trưng bộ môn…mới phát huy hết được năng lực người học.
Cô Huỳnh Thị Lê vẫn giữ được niềm đam mê với bộ môn sau 31 năm giảng dạy (Ảnh: Phương Linh)
“Về phía bản thân, thực sự tôi rất yêu thích, đam mê bộ môn, mong muốn được đào tạo và bồi dưỡng để mỗi lứa học sinh đều có thành tích cao trong học tập, có được nền tảng và nhân cách tốt khi ra ngoài xã hội.
Trong dạy học bộ môn Ngữ văn, để nâng cao chất lượng học tập, đồng thời tạo hứng thú và niềm say mê của học sinh với môn học, tôi đã kết hợp nhiều phương pháp, kĩ thuật dạy học mới.
Đồng thời, linh hoạt tổ chức các hoạt động học tập, tiêu biểu là phương pháp học tập dự án, phương pháp học tập nhóm, kĩ thuật 321, kĩ thuật xyz, kĩ thuật bản đồ tư duy.
Bên cạnh đó, tôi thực sự chú trọng đến ngôn từ, tư thế tác phong, cử chỉ, ánh mắt và sự thân thiện đối với học sinh trong bài giảng khi lên lớp.
Điều đặc biệt hơn cả trong các tiết lên lớp, tôi thường khơi gợi, tạo điều kiện cho học sinh được chia sẻ những câu chuyện, những nhu cầu, mong muốn, những băn khoăn…từ phía các em để tạo niềm tin cho các em và làm người đồng hành cùng các em.
Video đang HOT
Qua đó, giúp học sinh chủ động, tự giác trong học tập để nâng cao chất lượng, phát huy được nhiều kĩ năng và năng lực bản thân” cô Huỳnh Thị Lê cho biết.
Cô giáo Huỳnh Thị Lê, giáo viên Trường Trung học cơ sở Đà Nẵng (Ảnh: Nhân vật cung cấp)
Chia sẻ thêm về quá trình tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi, cô Lê nói: “Đã nhiều năm tôi nhận được sự tin tưởng của lãnh đạo nhà trường và sự yêu mến của các em học sinh để có thể gặt hái được nhiều trái ngọt.
Bắt tay vào việc bồi dưỡng học sinh giỏi là nhiệm vụ khá khó khăn cho giáo viên nói chung và bản thân tôi nói riêng.
Ngoài kinh nghiệm của bản thân tôi luôn luôn tìm tòi, học hỏi những giáo viên bề dày thành tích ở trường và những quận, huyện khác để làm đa dạng kiến thức ôn luyện cho học sinh.
Tôi chủ yếu sử dụng phương pháp học tập dự án và học tập nhóm. Khi giáo viên giao nhiệm vụ học sinh sẽ thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu tiếp đó báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ.
Giáo viên sẽ có nhận xét, đánh giá và chốt kiến thức nhiệm vụ được giao. Học sinh sẽ ghi nhớ và khắc sâu kiến thức bằng Sơ đồ tư duy.
Đan xen trong các các buổi bồi dưỡng kiến thức, tôi sẽ mời 1, 2 anh chị khóa trước đã đạt giải cao trong các kì thi học sinh giỏi tới lớp để chia sẻ câu chuyện, kinh nghiệm để các em lấy động lực học tập, noi theo.
Không chỉ vậy, tôi thường trò chuyện để cảm hóa niềm đam mê và yêu thích môn học cho các em. Giáo dục cho các em được vai trò, ý nghĩa của môn học trong hiện tại và xây dựng mục tiêu, định hướng nghề nghiệp cho các em trong tương lai.
Tôi cũng thường xuyên động viên các trò, luôn bên cạnh và gần gũi để các em tin cậy và yêu thích môn học và có thể trao đổi với cô giáo ngay khi gặp khúc mắc trong học tập hoặc cuộc sống hàng ngày”.
Tích cực tham gia viết đề tài sáng kiến kinh nghiệm
Để có thể tích lũy cho bản thân những phương pháp giảng dạy phù hợp, hiệu quả với mỗi thế hệ học sinh cô Huỳnh Thị Lê tích cực tham gia viết đề tài sáng kiến kinh nghiệm.
Khi tham gia viết đề tài, không riêng việc tìm tòi và trau dồi thêm kiến thức, cô giáo Lê còn mong muốn truyền tải những sáng tạo của bản thân tới các giáo viên khác.
Cô Lê đã tham gia viết đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Dạy học môn Giáo dục công dân bằng phương pháp trò chơi để tạo hứng thú và phát triển năng lực học sinh tại trường Trung học cơ sở Đà Nẵng” được Quận Ngô Quyền đánh giá xếp loại A vào năm học 2017-2018.
Tiếp tục, trong năm học 2018 -2019, cô Lê tham gia viết đề tài: “Sử dụng tình huống pháp luật để dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong chương trình Giáo dục công dân lớp 8, 9″ và được Quận Ngô Quyền đánh giá xếp loại A, thành phố xếp loại A và được Sở Khoa học công nghệ chứng nhận.
Cô Lê tích cực tham gia viết đề tài sáng kiến kinh nghiệm để truyền ‘lửa’ cho thế hệ giáo viên trẻ (Ảnh: Phương Linh)
Năm học 2019 – 2020, cô Lê tham gia viết đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Kết hợp ứng dụng công nghệ thông tin với giao bài, làm việc theo nhóm để rèn một số kĩ năng cho học sinh qua môn ngữ văn bậc trung học cơ sở” và tiếp tục được Quận Ngô Quyền đánh giá xếp loại A, thành phố đánh giá xếp loại A.
Tiếp nối những năm trước, năm học 2020-2021 vừa qua, cô Lê tham gia viết đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Cải tiến kĩ thuật trình bày 1 phút trong giờ dạy đọc – hiểu nhằm nâng cao chất lượng bộ môn ngữ văn cấp trung học cơ sở”.
Với sự nhiệt huyết, không ngừng sáng tạo trong công tác giảng dạy của bản thân, từ năm 2016 – 2020, cô Huỳnh Thị Lê liên tiếp được trao danh hiệu thi đua “Chiến sĩ thi đua” cấp cơ sở. Đặc biêt, năm 2017, cô Lê đồng thời nhận được danh hiệu “Chiến sĩ thi đua” cấp thành phố.
Bên cạnh đó, nhiều năm liên tục lớp do cô Lê chủ nhiệm luôn là lớp tiên tiến của nhà trường. Cô Lê cũng luôn hoàn thành tốt các chỉ tiêu về chất lượng giảng dạy ở bộ môn được phân công do nhà trường giao.
Đặc biệt, công tác giảng dạy và hướng dẫn đội tuyển môn Văn và môn Giáo dục công dân của cô Lê liên tục đạt nhiều giải cao ở cấp quận và thành phố.
Năm 2019, đội tuyển môn Giáo dục công dân do cô Lê hướng dẫn đã đạt giải : 3 giải nhì và 2 giải ba cấp quận, 1 giải nhất và 2 giải nhì cấp thành phố.
Năm học 2016 – 2017, học sinh dưới bàn tay dìu dắt của cô Lê đã đạt giải 1 giải nhì và một giải 3 trong kỳ thi học sinh giỏi môn Ngữ Văn cấp thành phố.
Cô Lê cùng học trò đã xuất sắc đạt Giải trong cuộc thi cấp Quốc gia: “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai”.
Trong năm học 2020 – 2021, đội tuyển môn Giáo dục công dân nhà trường cũng đã đạt 2 giải cấp quận.
Hạnh phúc đơm hoa
Đam mê nghề "trồng người", cô Nguyễn Thị Sao - GV môn GDCD Trường THPT Tô Hiệu (huyện Vĩnh Bảo - TP Hải Phòng) luôn nỗ lực hết mình vì học trò thân yêu.
Cô Nguyễn Thị Sao được vinh danh Nhà giáo tâm huyết sáng tạo. Ảnh: TG
Hơn 20 năm công tác trong ngành, cô Sao có nhiều sáng kiến, vận dụng sáng tạo phương pháp mang lại hứng thú cho học sinh với bộ môn Giáo dục Công dân (GDCD) mà cô đảm nhiệm.
Tràn đầy nhiệt huyết
Cô Nguyễn Thị Sao là một trong 65 nhà giáo được Sở GD&ĐT TP Hải Phòng vinh danh Nhà giáo tâm huyết, sáng tạo nhân kỷ kiệm 65 năm Ngày truyền thống ngành Giáo dục Hải Phòng (1955 - 2020), 38 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (1982 - 2020).
Hơn 20 công tác trong ngành, cô Sao luôn được học sinh, phụ huynh và đồng nghiệp yêu quý, tôn trọng. Những lớp học trò do cô trực tiếp giảng dạy luôn có nhiều HS đoạt giải cao trong các kỳ thi.
Yêu nghề dạy học, ấp ủ ước mơ trở thành cô giáo, sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, cô Nguyễn Thị Sao về giảng dạy tại Trường THPT Tô Hiệu. Với tinh thần trách nhiệm, tình yêu thương dành cho học sinh, cô luôn cố gắng, tận tâm với công việc, chăm chỉ học tập kinh nghiệm từ đồng nghiệp, tìm phương pháp mới sinh động để vận dụng vào giảng dạy giúp học sinh hiểu bài nhanh và hiệu quả.
Vì thế, những tiết học GDCD do cô phụ trách luôn cuốn hút học sinh. Các em rất hào hứng, hăng hái xây dựng bài. Không những đam mê giảng dạy, cô Sao được Ban giám hiệu nhà trường đánh giá cao trong công tác chủ nhiệm bởi nhiệt huyết, tận tâm, gần gũi, yêu thương học trò.
Cô Sao chia sẻ: Môn GDCD có vị trí quan trọng trong trường phổ thông. Trong quá trình dạy học, tôi luôn ý thức được vai trò của môn học trong việc góp phần đào tạo thế hệ công dân có đủ phẩm chất, năng lực. Ở những lớp tôi được phân công giảng dạy, học sinh đều có điểm thi môn GDCD rất cao. Các em đa phần ham học và luôn hứng thú với mỗi giờ tôi lên lớp. Qua mỗi tiết học, tôi như được "thăng hoa" cảm xúc, căng tràn năng lượng để truyền tình yêu môn học tới học trò.
Say chuyên môn, cô Sao tích cực tham gia công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Nhiều năm học, cô Sao có học sinh giỏi bộ môn GDCD liên trường, HS giỏi cấp cụm huyện Vĩnh Bảo.
Cô Sao cùng học sinh Trường THPT Tô Hiệu tham gia Dự án khoa học kỹ thuật. Ảnh: TG
Tích cực đổi mới
Cô Sao cho hay: Ngôi trường nơi tôi công tác có bề dày truyền thống dạy tốt, học tốt. Huyện Vĩnh Bảo là mảnh đất giàu truyền thống hiếu học. Trên quê hương Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, lớp lớp thế hệ học trò trưởng thành, chăm ngoan học giỏi đóng góp công sức cho sự phát triển của thành phố và đất nước.
Vĩnh Bảo có nhiều địa danh lịch sử, khu di tích thuận lợi cho việc dạy học trải nghiệm, nhất là với bộ môn GDCD. Vì thế, năm học 2015 - 2016, cô cùng đồng nghiệp bộ môn GDCD làm dự án "Tìm hiểu truyền thống hiếu học huyện Vĩnh Bảo, TP Hải Phòng" tham gia cuộc thi "Dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho giáo viên phổ thông năm học 2015 - 2016" do Bộ GD&ĐT tổ chức đoạt giải Nhì cấp thành phố và giải Khuyến khích cấp quốc gia. Dự án nhằm phát huy tính tích cực, tự lực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong quá trình học môn GDCD lớp 11 THPT.
Với mỗi tiết lên lớp, ngoài việc giảng dạy theo cách truyền thống, cô Sao tìm tòi ứng dụng các phương pháp dạy học tích cực như: đóng vai, thảo luận nhóm, dự án. Bên cạnh đó, cô luôn quan tâm đến việc tạo sân chơi, môi trường học tập cho học sinh qua các tiết trải nghiệm. Cô cùng với nhà trường tổ chức nhiều động trải nghiệm thực tiễn đem lại hiệu quả tích cực trong hoạt động chuyên môn. Tiêu biểu phải kể đến chuyến trải nghiệm thực tiễn tìm hiểu truyền thống hiếu học họ Đào Đăng xã Cổ Am; khu di tích đền thờ Danh nhân văn hóa Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm; nhà thờ tiến sĩ Phạm Đức Khản, xã Cao Minh; tìm hiểu về trung đội trực chiến tập trung huyện Vĩnh Bảo giai đoạn 1965 - 1973...
"Qua những tiết trải nghiệm thực tiễn, học sinh phát huy được tính tích cực, chủ động, có thêm phương pháp học tập hiệu quả. Sau các hoạt động trải nghiệm thực tế, nhiều tri thức của môn học được khắc sâu trong suy nghĩ, trở thành hành động tích cực cho mỗi học sinh", cô Sao cho biết.
Phát huy những kết quả đạt được, năm 2016 - 2017, cô Sao tiếp tục thực hiện dự án dạy học "Tìm hiểu truyền thống cách mạng huyện Vĩnh Bảo, TP Hải Phòng giai đoạn chống Mĩ, cứu nước (1965 - 1975) tham gia cuộc thi "Dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho giáo viên phổ thông năm học 2016 - 2017" do Bộ GD&ĐT tổ chức. Dự án đạt giải Ba cấp thành phố và giải Ba cấp quốc gia. Thông qua dự án, cô Nguyễn Thị Sao mong muốn giao dục tình yêu quê hương đất nước, truyền thống cách mạng của quê hương cho học sinh.
Quá trình áp dụng một số phương pháp dạy học tích cực mang lại hiệu quả, cô Sao đã viết sáng kiến kinh nghiệm "Nâng cao năng lực thực hành đạo đức cho học sinh THPT bằng phương pháp đóng vai trong dạy học phần "Công dân với đạo đức".
Sáng kiến được Hội đồng khoa học cấp trường xếp loại A; Hội đồng khoa học Sở GD&ĐT thành phố Hải Phòng xếp loại A.
Dự án "Nâng cao kỹ năng đi xe đạp điện an toàn cho học sinh tham gia giao thông trên đường quốc lộ 10" của cô Sao đạt giải Ba cấp thành phố. Dự án được lãnh đạo Sở GD&ĐT Hải Phòng đánh giá có tính thực tiễn cao, bởi Trường THPT Tô Hiệu nằm sát quốc lộ 10. Việc trang bị kiến thức, kỹ năng tham gia giao thông cho học sinh là vô cùng cần thiết.
Năm học 2019 - 2020, Cô Sao đạt giải Ba cuộc thi "Thiết kế Bài giảng E -learning" cấp thành phố; hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học đạt giải Khuyến khích cấp thành phố. Với những đóng góp cho ngành Giáo dục, nhiều năm liền cô Sao là chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, GV dạy giỏi cấp thành phố được nhận Giấy khen, Bằng khen của UBND huyện Vĩnh Bảo, UBND TP Hải Phòng, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.
Bắc Giang: Tổ chức thi tuyển lớp 10 vào ngày 3 và 4/6 Ngày 9/4, Sở Giáo dục và Đào tạo Bắc Giang có văn bản thông báo hướng dẫn tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2021 - 2022. Ảnh minh họa. Cụ thể, đối với tuyển sinh vào lớp 10 THPT (không chuyên và các trường PTDTNT) thi tuyển 4 môn: Ngữ văn, Toán, tiếng Anh và Giáo dục công dân. Thời gian đăng...