Thảo luận dự thảo Chiến lược phát triển giáo dục
Trong phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9 diễn ra trong hai ngày 25-26/9, Chính phủ đã thảo luận về dự thảo Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2011-2020, một trong 3 khâu đột phá có ý nghĩa quyết định trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu kết luận phiên họp. (Ảnh: TTXVN)
Theo Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận, mục tiêu tổng quát phát triển giáo dục đến năm 2020 được nêu trong dự thảo Chiến lược là nền giáo dục Việt Nam được đổi mới căn bản và toàn diện theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; chất lượng giáo dục toàn diện được nâng cao; giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành được chú trọng; đáp ứng nhu cầu nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục và cơ hội học tập suốt đời cho mỗi người dân.
Từ mục tiêu tổng quát, các mục tiêu cụ thể của Chiến lược được xác định là, đối với giáo dục mầm non, hoàn thành mục tiêu phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi vào năm 2015, đến năm 2020 có ít nhất 30% trẻ trong độ tuổi nhà trẻ và 85% trong độ tuổi mẫu giáo được chăm sóc, giáo dục tại các cơ sở giáo dục mầm non; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng trong các cơ sở giáo dục mầm non giảm xuống dưới 10%.
Về giáo dục phổ thông, đến năm 2020, tỷ lệ đi học đúng độ tuổi ở tiểu học là 99%, trung học cơ sở là 95% và 80% thanh niên trong độ tuổi đạt trình độ học vấn trung học phổ thông và tương đương; có 70% trẻ em khuyết tật được đi học.
Về giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học, đến năm 2020 có 25% học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở và 30% tốt nghiệp trung học phổ thông học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; tỷ lệ sinh viên tất cả các hệ đào tạo khoảng 350-400 trên một vạn dân; tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề nghiệp và đại học khoảng 70%.
Về giáo dục thường xuyên, đến năm 2020, tỷ lệ người biết chữ trong độ tuổi từ 15 trở lên là 98% và tỷ lệ người biết chữ trong độ tuổi từ 15 đến 35 là 99% đối với cả nam và nữ.
Để đạt được các mục tiêu, 7 giải pháp đã được đề ra gồm đổi mới quản lý giáo dục; phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; tiếp tục đổi mới nội dung chương trình, phương pháp dạy học, thi, kiểm tra và đánh giá chất lượng giáo dục; tăng cường các nguồn đầu tư cho giáo dục, gắn đào tạo với sử dụng, với nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ đáp ứng nhu cầu xã hội; tăng cường hỗ trợ giáo dục đối với các vùng khó khăn, dân tộc thiểu số và đối tượng chính sách xã hội; phát triển khoa học giáo dục và cuối cùng là mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về giáo dục.
Chiến lược cũng thể hiện rõ những điểm mới trong những quan điểm phát triển giáo dục, mục tiêu phát triển giáo dục, giải pháp phát triển giáo dục, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận cho biết.
Thảo luận về Chiến lược, các thành viên Chính phủ cơ bản đồng tình với các nội dung của chiến lược, cho rằng Chiến lược được chuẩn bị kỹ lưỡng, công phu, đề ra các mục tiêu, giải pháp cụ thể; phù hợp với tinh thần Nghị quyết Đại hội XI và Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội trong 10 năm 2011-2020…
Video đang HOT
Khẳng định sự cần thiết ban hành Chiến lược, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh cho rằng nội dung của Chiến lược cần được cụ thể hóa hơn, làm cho nội dung chiến lược không mang tính nghị quyết; đồng thời lưu ý tới việc cân đối nguồn lực trong quá trình thực hiện Chiến lược.
Khẳng định việc tăng cường các nguồn lực cho giáo dục là hết sức cần thiết, và trên thực tế nguồn ngân sách dành cho giáo dục-đào tạo ngày càng tăng lên, năm sau cao hơn năm trước, Bộ trưởng Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ và một số thành viên Chính phủ đề nghị Chiến lược cần thể hiện rõ việc quản lý, phân bổ và sử dụng như thế nào để nguồn ngân sách đầu tư cho giáo dục-đào tạo đạt hiệu quả tốt nhất; đồng thời cũng làm rõ hơn những tồn tại, hạn chế của nền giáo dục trong những năm qua.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát đề nghị Chiến lược cần quan tâm tới việc đổi mới mô hình quản lý giáo dục, gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học, không nên coi các trường học chỉ là trung tâm đào tạo mà phải là cả trung tâm nghiên cứu khoa học. Trong bối cảnh Việt Nam đã hội nhập quốc tế sâu rộng, trong giải pháp thứ 7 về phát triển giáo dục không nên viết nội dung là “Mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về giáo dục” mà nên thay cụm từ “hợp tác quốc tế về giáo dục” bằng cụm từ “hội nhập quốc tế về giáo dục,” Bộ trưởng Cao Đức Phát nói.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân cùng ý kiến cho rằng cần đầu tư nhiều hơn cho giáo dục-đào tạo ở những vùng sâu, vùng xa, qua đó góp phần tạo nền tảng cơ bản để xóa đói, giảm nghèo ở những vùng khó khăn này…
Bên cạnh đó, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân đề xuất Chiến lược nên có mục tiêu cụ thể đến năm 2020 Việt Nam sẽ có bao nhiêu trường đại học đạt tiêu chuẩn khu vực và quốc tế, cùng với đó Chiến lược cũng nên đề cập đến các nội dung liên quan đến học phí; vấn đề về trường công lập và tư thục; về văn bằng đào tạo…
Theo Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan, mô hình tăng trưởng giáo dục của Việt Nam hiện nay theo chiều rộng, quy mô giáo dục được mở rộng quá cỡ, nhiều trường công lập mở ra, chạy theo lợi nhuận là chính; xu hướng thị trường hóa giáo dục đang chi phối; có những hạn chế trong định hướng giáo dục-đào tạo, trong quy hoạch nguồn nhân lực; quản lý giáo dục thiếu chuyên nghiệp; sự gắn kết không chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường, xã hội; trình độ giáo viên ở vùng sâu, vùng xa thấp… đây là những hạn chế lớn của nền giáo dục, làm ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục.
Từ nhận định về những hạn chế, yếu kém nêu trên, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đề xuất cần có đổi mới trong quy hoạch nguồn nhân lực, có quy hoạch ngành giáo dục, đổi mới hệ thống cơ chế, chính sách về giáo dục; thay đổi tư duy nhìn nhận về bằng cấp, khoa cử, tránh áp lực xã hội về bằng cấp…
Đi liền với đó là rà soát lại đội ngũ giáo viên, nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ giáo viên; rà soát lại việc tuyển sinh của các trường đại học, nhất là các trường công lập, nếu trường nào 3 năm vẫn chưa tuyển được sinh viên, phải có các biện pháp xử lý kiên quyết.
Cùng tham gia thảo luận, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình, Tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Phong Tranh cho rằng nên có kế hoạch đào tạo theo địa chỉ để góp phần đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực ở những vùng, địa phương có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn; quan tâm tới vấn đề xã hội hóa giáo dục; chính sách đãi ngộ đối với giáo viên; người quản lý giáo dục…
Phát biểu kết luận, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng Chiến lược đã được chuẩn bị công phu, ý kiến phát biểu thảo luận của các thành viên Chính phủ là cơ bản đồng tình với nội dung của Chiến lược; đối với các thành viên Chính phủ chưa góp ý, Thủ tướng đề nghị góp ý bằng văn bản…
Thủ tướng đề nghị Bộ GD-ĐT tổng hợp bổ sung ý kiến và hoàn thiện Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2011-2020. Đây là vấn đề lớn, vấn đề đột phá trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của đất nước; muốn xóa đói giảm nghèo, muốn phát triển theo chiều sâu, muốn xây dựng và bảo vệ Tổ quốc… tất cả là do yếu tố con người, là giáo dục – Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo Chiến lược có những đánh giá đúng với thực trạng của nền giáo dục, những kết quả đã làm được cùng những tồn tại yếu kém để có hướng khắc phục, giải quyết.
Chiến lược này phải thể hiện được tư tưởng chủ đạo là giải quyết được những tồn tại, yếu kém hiện nay của nền giáo dục, nhất là những tồn tại, yếu kém ở các cấp học về cơ chế tài chính, quản lý, sách giáo khoa, giáo trình; chất lượng giáo dục đại học, tình trạng thiếu giảng viên, thiếu phòng thí nghiệm…, cùng với đó là cần định hướng rõ về vấn đề đào tạo nghề.
Theo TTXVN/Vietnam
Tìm hướng đi cho cải cách giáo dục
Sáng nay 27/9, Ban Tuyên giáo Trung ương đã tổ chức tọa đàm "Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo". Nhiều chuyên gia giáo dục tâm huyết đã chia sẻ góp ý sâu sắc đối với phát triển giáo dục nước nhà.
Cần rũ bỏ hình thức áp đặt
Phát biểu tại buổi tọa đàm, nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình khẳng định: "Muốn giáo dục đổi mới căn bản, toàn diện nhất thiết phải thay đổi cách nghĩ, cách làm giáo giáo dục".
Phân tích về vấn đề này, bà Bình cho rằng: "Muốn chuyển biến căn bản và toàn diện thì nhất thiết phải cải cách giáo dục. Đổi mới hay cải cách, trong trường hợp này, không đơn thuần là khác biệt về câu chữ. Đổi mới chắp vá, thiếu một tầm nhìn tổng thể, một kế hoạch đồng bộ như những năm qua và ngay như hiện nay, khi chưa có một đề án tổng thể, chưa xác định rõ phương hướng của cả hệ thống giáo dục mà đã tính chuyện làm mới chương trình và sách giáo khoa, thì đổi mới cách ấy còn xa mới có tính căn bản và toàn diện. Vấn đề hết sức cấp bách hiện nay là tình trạng mất cân đối giữa ba bộ phận chính của hệ thống giáo dục là giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học. Do đó, cần phải rà soát, xác định rõ vị trí và mục tiêu cụ thể của từng bộ phận cũng như từng cấp học, từ đó cơ cấu lại hệ thống giáo dục nghĩa là điều chỉnh về tổ chức và hoạt động của mỗi bộ phần và cả hệ thống".
Về nội dung và phương pháp giáo dục, theo nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình: "Muốn có chương trình mới thì cần phải đổi mới quan niệm về sứ mạng và mục tiêu giáo dục, về kiến thức và kỹ năng, về cách dạy và cách học, để chọn ra được những nội dung đích thực là phổ thông, đích thực là cơ bản. Nhưng muốn thế phải có tầm nhìn xa và dự báo được xu thế phát triển. Với cách cắt xén chương trình để "giảm tải" cập rập như chúng ta vừa thực hiện đầu năm học này, tôi lo rằng, việc làm chương trình sắp tới khó bảo đảm được chất lượng như mong muốn.
Cần phải rũ bỏ hình thức áp đặt, thay vào đó, hết sức coi trọng việc bồi dưỡng năng lực tư duy độc lập, sáng tạo cho học sinh. Chỉ có như vậy nhà trường mới đào tạo được những công dân tự tin, tự chủ, tự lập để có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình và xã hội" - bà Bình nhấn mạnh.
Các đại biểu tại buổi tọa đàm "Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo" do Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức sáng nay 27/9. (Ảnh: Hồng Hạnh)
Đồng quan điểm với bà Bình, PGS. TS Trần Quốc Toản cho rằng: "Nhận thức đúng, sâu sắc tinh thần đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục nước ta cần phải làm rõ và trả lời 3 câu hỏi: Vì sao lại phải đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục? Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục là đổi mới thế nào? Làm thế nào để đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục?".
Theo PGS Trần Quốc Toản, "đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục" trước hết cần nhận thức sâu sắc tính cách mạng và khoa học của quá trình đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục. Đây không phải là những sửa đổi, điều chỉnh nhỏ lẻ, cục bộ, mang tính bề mặt. PGS.TS Trần Quốc Toản đưa ra ví dụ về việc giảm tải chương trình giáo dục phổ thông. Giảm tải chương trình giáo dục phổ thông không chỉ đơn giản là giảm khối lượng và độ khó kiến thức như Bộ GD-ĐT đang chỉ đạo là loại bỏ những phần trùng lặp, những phần được cho là quá khó; mà bao trùm hơn là cần xác định rõ mục tiêu giáo dục phổ thông có cần đổi mới không? Tương quan giữa giáo dục nhân cách, cung cấp kiến thức và giáo dục kỹ năng có cần thay đổi không? Thay đổi như thế nào? Tỷ lệ và tương quan 3 mặt giáo dục đó ở các cấp Tiểu học, THCS,THPT có cần thay đổi không?... Rõ ràng vấn đề giảm tải giáo dục phổ thông không được nghiên cứu thấu đáo trong những tương quan trên thì việc thực hiện sẽ chỉ là sự "chữa cháy", không cơ bản, không đạt được những mục tiêu quan trọng hơn đối với giáo dục phổ thông.
Còn theo GS Hoàng Tụy, giáo dục là một hệ thống phức tạp, theo nghĩa khoa học của từ này, cần phải được tiếp cận và đối xử như một hệ thống phức tạp. Có nghĩa là khi hệ thống đó lâm vào khủng hoảng triền miên, thì những điều chỉnh cục bộ, qua cơ chế phản hồi, kiểu như đổi mới vụn vặn mấy năm qua chẳng những không có tác dụng mà còn có thể làm tình hình tồi tệ, rối ren thêm. Lối ra duy nhất lúc này là cải tạo cấu trúc, xây dựng lại từ gốc, thay đổi cả thiết kế hệ thống.
GS Hoàng Tụy đưa ra 4 vấn đề nhằm thay đổi được giáo dục một cách toàn diện và cơ bản. Đó là thay đổi cơ bản cách học và thi; Cải cách mạnh mẽ hệ thống giáo dục phổ thông và dạy nghề. Đây chính là vấn đề giáo dục phải phù hợp với nhu cầu và khả năng của xã hội; Cải cách mạnh mẽ, hiện đại hóa đại học. Cụ thể, cải thiện chất lượng đầu vào, thay đổi phương thức đào tạo, tháo gỡ các rào cản nghiên cứu khoa học; Vấn đề cuối cùng nhưng then chốt nhất là chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ giáo chức.
Tập trung nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên
Một trong những vấn đề quan trọng trong tọa đàm "Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo" mà nhiều đại biểu nhắc tới là đội ngũ giáo viên. Về thực trạng các trường sư phạm hiện nay, theo PGS. TS Nghiêm Đình Vì - Ban Tuyên giáo Trung ương, chất lượng đào tạo của nhiều trường sư phạm chưa được cải thiện nhiều, chưa đáp ứng được đòi hỏi thực tiễn. Vấn đề bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo chưa có quy hoạch chiến lược, dài hạn cho toàn ngành. Đội ngũ giảng viên sư phạm vẫn còn thiếu về số lượng, hạn chế về trình độ, tính tỷ lệ tiến sĩ trong các trường cao đẳng sư phạm, ĐH sư phạm vẫn thấp hơn so với tỷ lệ chung của giáo dục đại học. Do đó, chưa tạo nên bước đột phá đáng kể về chất lượng đào tạo.
Ông Vì kiến nghị: "Cần sớm xây dựng Chiến lược phát triển ngành Sư phạm; tiếp tục nghiên cứu mô hình đào tạo giáo viên trong quá trình hội nhập quốc tế; tiến hành đào tạo giáo viên theo hướng tích hợp ở các trường ĐH sư phạm. Hiện nay, xu hướng tích hợp vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu, thử nghiệm và áp dụng vào đổi mới chương trình và sách giáo khoa THPT. Căn cứ vào tình hình hội nhập quốc tế và sự thay đổi đổi nghề, tôi đề nghị với việc đào tạo giáo viên, một mặt vẫn tiếp tục đào tạo như hiện nay, nhưng sẽ nghiên cứu đề đào tạo giáo viên dạy tích hợp hai môn. Đó là Sử - Địa hoặc Sử - Chính trị, Toán - Lý, Hóa - Sinh... đây cũng có thể là đi tắt đón đầu cho việc nghiên cứu đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam và phục vụ đổi mới chương trình, sách giáo khoa".
Về vấn đề này, nguyên Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình đề nghị: "Phải sớm cải cách công tác đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và phải thay đổi chính sách đãi ngộ để nhà giáo sống được bằng lương và các khoản phụ cấp nghề nghiệp chứ không để các thầy cô giáo sống bằng dạy thêm hoặc bằng một nghề nào khác".
"Không có khâu quản lý nào thể hiện rõ hơn quyết tâm chấn hưng giáo dục bằng chính sách đối với người thầy giáo" - GS Hoàng Tụy nhấn mạnh.
Còn GS.TSKH Vũ Ngọc Hải, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam cho hay: "Cần chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục theo giải pháp then chốt để nâng cao chất lượng giáo dục. Cụ thể, tập trung đầu tư phát triển các trường ĐH sư phạm trọng điểm, các trường ĐH sư phạm kỹ thuật và các khoa sư phạm kỹ thuật tại các trường ĐH. Xây dựng, ban hành và thực hiện các chính sách ưu đãi, nhất là chính sách tiền lương và chế độ đãi ngộ tạo động lực, cho các nhà giáo, cán bộ nghiên cứu và quản lý giáo dục. Có chính sách đặc biệt nhằm thu hút các nhà giáo, nhà khoa học có uy tín và kinh nghiệm trong và ngoài nước, đặc biệt là người VN ở nước ngoài về nước tích cực tham gia quản lý, giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Có chính sách học bổng đặc biệt để thu hút học sinh giỏi vào học ngành sư phạm".
Theo DT
GS Ngô Bảo Châu giao lưu với HS, SV Hải Phòng Sáng 8/9, Giáo sư Ngô Bảo Châu, Giám đốc khoc Viện toán học cao cấp Việt Nam, người giành Huy chương Fields - phần thưởng danh giá nhất về toán học thế giới năm 2010 đã có cuộc giao lưu với sinh viên, học sinh và các thầy cô giáo tại Hảng. Buổi giao lưu do Sở GD-ĐT Hảng tổ chức. Tại đây,...






Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Nga tuyên bố EU không có vai trò trong đàm phán xung đột Ukraine
Thế giới
1 phút trước
Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc bác đề nghị của ông Yoon, tiến hành phiên điều trần đúng lịch
Sức khỏe
6 phút trước
Cha tôi, người ở lại: Hé lộ lần đầu tiên bố Bình gặp Việt
Phim việt
13 phút trước
Quảng Nam: Động đất 3,5 độ gây rung lắc mạnh ở Nam Trà My
Tin nổi bật
13 phút trước
Đang ngủ con gái bỗng nhiên khóc toáng giữa đêm, bố check cam thì phát hiện điều bất thường nằm ở ngay bên cạnh
Netizen
32 phút trước
Khách 'không nói lên lời' nhìn tuyết làm từ bông gòn tại Trung Quốc
Lạ vui
35 phút trước
Yến Xuân lộ diện sau khi sinh con đầu lòng, hé lộ biệt danh liên quan đặc biệt đến Đặng Văn Lâm
Sao thể thao
37 phút trước
Chống nồm ẩm, nên mua tủ sấy hay máy sấy quần áo?
Sáng tạo
54 phút trước
Công dụng thần kỳ của matcha với làn da
Làm đẹp
1 giờ trước
Chào hè với những bản phối cùng crop top cực chất
Thời trang
1 giờ trước