Tháo gỡ vướng mắc về thể chế, giảm phiền hà cho doanh nghiệp và người dân
Văn phòng Chính phủ vừa phát đi thông báo truyền đạt kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, Luật Hải quan, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự.
Hoạt động sản xuất tại công ty Ohashi Tekko Việt Nam khu công nghiệp Bình Xuyên (Vĩnh Phúc). Ảnh: Hoàng Hùng/TTXVN.
Thông báo cho biết, ngày 31/8, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ cho ý kiến về dự án luật trên. Tham dự cuộc họp có các Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh, Lê Minh Khái, Lê Văn Thành; Bộ trưởng các Bộ Tư pháp, Kế hoạch và Đầu tư, Quốc phòng, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Công Thương, Giao thông vận tải, Ngoại giao; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; đại diện lãnh đạo các Bộ Công an, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và lãnh đạo Văn phòng Chính phủ.
Sau khi nghe báo cáo của Bộ Tư pháp, ý kiến của các Bộ, cơ quan dự họp và ý kiến của các Phó Thủ tướng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá cao Bộ Tư pháp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các bộ, cơ quan liên quan đã tập trung, kịp thời rà soát, tổng hợp, đánh giá các vướng mắc, nghiên cứu, xây dựng dự án Luật trình Chính phủ. Chính phủ đã trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị bổ sung dự án Luật vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021; xây dựng, ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn, trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV (tháng 10/2021).
Để bảo đảm chất lượng, tính khả thi của Dự án Luật trình Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan khẩn trương hoàn thiện hồ sơ trình Chính phủ tại Phiên họp thường kỳ tháng 8/2021, để trình Quốc hội. Hồ sơ trình Quốc hội cần làm rõ các căn cứ chính trị, pháp lý của việc xây dựng, trình dự án luật, trên cơ sở Nghị quyết đại hội XIII của Đảng, kết luận của Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương khóa XIII, các nghị quyết, chỉ thị, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư; các nghị quyết của Quốc hội khóa XV, Kỳ họp thứ nhất và các nghị quyết, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về hoàn thiện thể chế phát triển, tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ và thúc đẩy đầu tư, kinh doanh, thực hiện mục tiêu kép trong điều kiện dịch bệnh COVID-19.
Về mục tiêu xây dựng luật, Thủ tướng nhấn mạnh, cần xác định đây là dự án luật rất quan trọng, là yêu cầu, nhiệm vụ cấp bách, với mục tiêu là tháo gỡ kịp thời khó khăn, vướng mắc về thể chế, pháp luật, phát huy các nguồn lực cho phát triển kinh tế – xã hội; cắt giảm và đơn giản hóa các thủ tục hành chính, giảm phiền hà, chi phí cho doanh nghiệp và người dân trong bối cảnh khó khăn của dịch bệnh COVID-19.
Về quan điểm xây dựng, trình dự án Luật, Thủ tướng lưu ý, những vấn đề đã rõ, đã chín, đã được thực tế kiểm nghiệm, có sự đồng thuận cao thì cần luật hóa; những vấn đề thực tế có vướng mắc, thực sự cần tháo gỡ thì cần rà soát, xác định các nội dung, phạm vi vấn đề sửa đổi, bổ sung, có thể chỉ sửa đổi, bổ sung một số vấn đề nhỏ, hẹp, tương đối độc lập nhưng giải quyết được các vướng mắc, cản trở lớn, mà vẫn bảo đảm tính hệ thống, đồng bộ, tổng thể, thống nhất của hệ thống pháp luật; phân cấp mạnh cho các bộ, địa phương đi đôi với trao quyền thực hiện các quy trình, thủ tục, gắn với tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, chống tiêu cực khi thực hiện.
Về nội dung dự án Luật, Thủ tướng giao Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu tiếp thu, hoàn thiện các nội dung đã thống nhất của dự án luật; phân tích, đánh giá kỹ tác động của các chính sách; tập trung sửa đổi, bổ sung các vấn đề vướng mắc của các luật cần sửa đổi ngay, được các bộ, địa phương thống nhất, đồng thuận kiến nghị; nghiên cứu tiếp thu tối đa ý kiến của các bộ, Thường trực Chính phủ tại cuộc họp, báo cáo Chính phủ phương án bổ sung, sửa đổi các quy định về phân cấp thẩm quyền, trình tự, thủ tục quản lý đất đai, khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, dự án nhà ở… có thể kết hợp được với sửa đổi, bổ sung các nội dung của 10 luật này để bảo đảm tính đồng bộ và khả thi trong triển khai thi hành luật này.
Các bộ trong phạm vi lĩnh vực quản lý nhà nước được phân công chủ động phối hợp với Bộ Tư pháp, hoàn thiện dự án luật, báo cáo Chính phủ.
Liên quan đến đề nghị của Bộ giao thông vận tải về cơ chế, chính sách triển khai các dự án đường cao tốc, Thủ tướng giao Bộ giao thông vận tải phối hợp với Bộ Tư pháp, các bộ, cơ quan liên quan rà soát, đánh giá toàn diện các cơ chế, pháp luật, chính sách phát triển đường cao tốc, đề xuất các cơ chế, chính sách, báo cáo Chính phủ để trình Quốc hội xem xét ban hành Nghị quyết thực hiện thí điểm.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ tích cực, chuẩn bị kỹ nội dung, chủ động phối hợp sớm, chặt chẽ, hiệu quả với các cơ quan của Quốc hội, thống nhất nội dung, tạo đồng thuận cao khi trình Quốc hội dự án luật này.
Video đang HOT
Về các vấn đề liên quan thuộc thẩm quyền của các bộ, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Thủ tướng yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ chủ động rà soát, xử lý kịp thời, các vấn đề vượt thẩm quyền, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Hà Nội đổi chính sách giấy đi đường xoành xoạch, doanh nghiệp 'khóc ròng'
"Đêm qua một kiểu, sáng nay một kiểu không biết đường nào mà lần", là cảm thán của nhiều doanh nghiệp và người dân về sự thay đổi chính sách cấp giấy đi đường liên tục chỉ trong 2 ngày của TP.Hà Nội.
Chính sách giấy đi đường thay đổi liên tục gây khó khăn cho doanh nghiệp, người dân. Ảnh ĐẬU TIẾN ĐẠT
Chị H.T, giám đốc một công ty phân phối dược phẩm tại Q.Bắc Từ Liêm (Hà Nội), cho biết hôm qua, 4.9, chị và tất cả các bộ phận trong công ty đã phải chạy đôn chạy đáo để đăng ký theo quy định giấy đi đường mới.
Theo các bước hướng dẫn từ cảnh sát khu vực, sau khi đăng ký theo biểu mẫu (tên doanh nghiệp, số điện thoại, email, ngành nghề), doanh nghiệp nếu được duyệt sẽ phải nộp tiếp biểu mẫu số 2 (gồm họ tên những người được cấp, chứng minh nhân dân, căn cước công dân, tuyến đường, khu vực di chuyển, ngành nghề, hiệu lực giấy, khung giờ).
"Công ty có gần 60 nhân viên, hôm qua đã phải cấp tốc liên hệ với cảnh sát khu vực để đăng ký giấy đi đường, nhưng cũng được cho biết chỉ xét duyệt 3 - 5 người và mới ở bước 1. Cảnh sát khu vực hẹn hôm nay sẽ cấp giấy nên chúng tôi vẫn đang chờ", chị T. cho hay.
Chị T. cũng chia sẻ, hoạt động kinh doanh của công ty điêu đứng từ đầu đợt giãn cách vì việc vận chuyển hàng đi tỉnh hay về Hà Nội rất khó khăn, ngay trong Hà Nội cũng khó khăn không kém, trong khi chi phí vận chuyển, ship hàng thì tăng lên rất nhiều. Lo không kịp được cấp giấy đi đường mới, cả ngày hôm qua, nhân viên công ty đã phải làm tăng cường đến đêm để chuyển bớt hàng.
"Công ty vẫn còn 2 chuyến hàng ngày mai về tới sân bay Nội Bài, nhưng không biết phải bốc dỡ, vận chuyển về công ty thế nào vì không có người. Chúng tôi đã phải cử 5 - 7 nhân viên ăn ở tại công ty đề phòng việc đi lại khó khăn. Mỗi lần thay đổi chính sách, doanh nghiệp vất vả và chi phí tăng thêm rất nhiều", chị T. cho biết.
Kiểm tra giấy đi đường tại chốt kiểm soát gần cầu Chương Dương ngày 1.9. Ảnh ĐẬU TIẾN ĐẠT
Chủ một đại lý phân phối sữa tại H.Thanh Trì cũng cho biết, từ hôm qua đến nay, anh gọi liên tục, "cháy máy" cho công an phường để chờ hướng dẫn, số hotline thì không gọi được. Nếu không có giấy đi đường thì nhân viên không thể đi giao hàng, phân phối sữa đến các cửa hàng nhỏ lẻ trong thành phố.
Lo không thuộc diện được cấp giấy
Anh B., giám đốc một doanh nghiệp kinh doanh các loại thiết bị đo ô nhiễm nhập khẩu, trụ sở tại Q.Hoàn Kiếm, cho biết nếu theo quy định về 6 nhóm đi đường thì công ty anh không thuộc nhóm nào được ra đường.
"Những nhân viên làm việc online được chúng tôi đều đã cho làm việc online tại nhà, nhưng có những việc không online được như lắp đặt, bảo trì máy móc. Trong khi quy định thì không thấy doanh nghiệp thuộc diện gì", anh B. chia sẻ. Lo lắng không ra đường được khi có quy định giấy đi đường mới, đêm qua, chủ doanh nghiệp này đã phải tới công ty mang con dấu về nhà.
Anh K., giám đốc nhân sự một công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Khu công nghiệp Nội Bài (H.Sóc Sơn), cũng cho hay, dù công ty anh có hàng nghìn công nhân làm trong lĩnh vực sản xuất, nhưng lại không được quy định trong 6 nhóm đi đường.
"Theo quy định cấp giấy đi đường cũ, ngoài các doanh nghiệp trong lĩnh vực công ích, thiết yếu, thì các doanh nghiệp duy trì sản xuất để không làm đứt gãy chuỗi sản xuất cũng được phép hoạt động. Nhưng quy định 6 nhóm đối tượng mới thì chỉ doanh nghiệp công ích, thiết yếu được cấp giấy đi đường. Từ hôm qua đến giờ, công ty chúng tôi vẫn đang chờ thông tin hướng dẫn từ công an và chính quyền xã", anh K.nói và cho rằng, các giải pháp siết chặt để chống dịch là cần thiết, song cần phải tính tới việc tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp tục hoạt động.
Chính sách cần tính đến thực tế
Theo bà Phạm Chi Lan, nguyên Phó chủ tịch Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI), chính sách cấp giấy đi đường của Hà Nội đang "dồn" quá nhiều việc cho công an, trong khi chưa tính kỹ đến thực tế của doanh nghiệp và người dân.
"Giám đốc một công ty cấp nước có cả nghìn cán bộ nhân viên cũng than với tôi không biết làm sao để xin kịp giấy đi đường cho nhân viên đi làm. Mỗi phường, xã có hàng nghìn hộ dân có nhu cầu đi chợ, có hàng trăm doanh nghiệp có nhu cầu đi làm, nếu dồn hết cho công an phường hay CSGT thì làm sao cấp kịp. Như hôm qua, tôi thấy thương cho anh cảnh sát khu vực khi nhận vài trăm tin nhắn Zalo từ hàng trăm người dân đăng ký đi chợ, các chợ khác nhau, các khung giờ khác nhau. Sức đâu mà làm nổi", bà Lan nói.
Tới sáng nay, 5.9, việc cấp giấy đi đường đã được Công an Hà Nội điều chỉnh lại so với dự kiến ban đầu, trong đó, các nhóm cơ quan nhà nước và các tổ chức nhà nước sẽ tự chịu trách nhiệm. Theo bà Lan, Hà Nội là thủ đô, cơ quan nhà nước và các tổ chức rất nhiều, việc "trả" lại quyền tự cấp giấy đi đường và tự chịu trách nhiệm là cần thiết. Nhưng 3 khối còn lại gồm các doanh nghiệp và người dân vẫn có khối lượng rất lớn, nếu vẫn giao cho công an cấp thì quá nhiều.
Chuyên gia này cũng đề xuất, với khối doanh nghiệp nên giải toả bớt, để doanh nghiệp tự cấp giấy và tự chịu trách nhiệm, cơ quan chức năng chỉ giám sát và hậu kiểm như trước đây.
Mặt khác, đối tượng được cấp giấy là các doanh nghiệp trong lĩnh vực công ích, thiết yếu được hoạt động, theo bà Lan là chưa hợp lý. Hiện tại, quy định thế nào là lĩnh vực thiết yếu vẫn đang tranh cãi, do có nhiều cách hiểu khác nhau. Trong khi đó, Chính phủ đã chủ trương tất cả các mặt hàng đều là thiết yếu, trừ hàng cấm, để duy trì không làm đứt gãy chuỗi sản xuất. Song, với quy định hiện tại của Hà Nội, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh rất loay hoay vì không thấy mình thuộc nhóm nào. Chưa kể để đăng ký và được duyệt với quy trình như hiện tại thì có khi mất tới cả chục ngày, doanh nghiệp mới được cấp giấy.
"Chống dịch là cần thiết, nhưng đừng bắt doanh nghiệp, người dân gánh nặng quá lớn. Chưa nói đến chính quyền phường xã, công an cũng phải gánh khối lượng công việc quá lớn. Trong khi nếu dồn lại nhiều không đảm nhận kịp, ảnh hưởng đến hoạt động chung của doanh nghiệp và xã hội thì chính họ lại bị chê trách nhiều nhất. TP.HCM đã có kế hoạch tính dần đến sống chung với dịch, lên các kịch bản khôi phục kinh tế, Hà Nội cũng cần phải tính phương án để hồi phục sản xuất, thay vì cứ đóng kín, khiến doanh nghiệp khó khăn như hiện nay", bà Lan nói.
Đà Nẵng cấp giấy đi đường tự động
Cùng triển khai giãn cách theo 3 vùng như Hà Nội, song những hướng dẫn của TP.Đà Nẵng lại thuận tiện và dễ dàng hơn rất nhiều cho người dân và doanh nghiệp.
TP.Đà Nẵng đã công bố phần mềm đăng ký giấy đi đường tự động tại địa chỉ giaydiduong.danang.gov. Thành phố này cũng phân cấp từng đơn vị cụ thể (gồm các sở, UBND cấp phường) chịu trách nhiệm xác nhận theo các lĩnh vực, thay vì "dồn toa" cho cảnh sát khu vực và UBND phường, xã như Hà Nội. Sau khi được phê duyệt, cơ quan, tổ chức, cá nhân tại Đà Nẵng có thể tự in giấy đi đường QR Code.
Sáng nay, Công an TP.Hà Nội đã điều chỉnh lại một số đối tượng được cấp giấy đi đường. Theo đó, có một số nhóm đáng chú ý như sau:
Nhóm 2: các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ công tác trong lĩnh vực dịch vụ công ích thiết yếu. Đối tượng được cấp là cán bộ, công chức, công nhân viên, người lao động trực tiếp thực hiện các hoạt động dịch vụ công ích thiết yếu. Thẩm quyền cấp giấy đi đường cho nhóm này là Phòng CSGT Công an TP.Hà Nội.
Nhóm 5: công dân được ra khỏi nhà trong các trường hợp: thứ nhất, người đi mua lương thực, thực phẩm, thuốc men sẽ do UBND xã, phường, thị trấn duyệt, cấp theo đúng đối tượng được quy định.
Nhóm 6: các tổ chức, cá nhân và trường hợp cấp thiết khác phục vụ thực hiện các hoạt động công vụ, công ích thiết yếu: cá nhân, người lao động làm việc trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và các trường hợp cấp thiết khác phục vụ thực hiện các hoạt động công vụ, công ích thiết yếu. Thẩm quyền cấp giấy đi đường cho nhóm này là công an xã, phường, thị trấn.
Nhóm Zalo dành cho doanh nghiệp vận tải đường thủy Doanh nghiệp và người dân gặp vướng mắc về vận tải hàng hóa trên đường thủy nội địa, có thể gửi phản ánh về đường dây nóng Bộ GTVT hoặc diễn đàn vận tải thủy trên Zalo. Để tham gia nhóm Zalo "Diễn đàn vận tải thủy phía Nam" của Bộ GTVT, doanh nghiệp, người dân truy cập tại đây hoặc mở ứng...