Tháo gỡ khó khăn khi triển khai chương trình, sách giáo khoa lớp 2 và lớp 6
Dù được quan tâm đầu tư khi triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới, nhưng nhiều địa phương vẫn gặp khó.
Phòng học ở Điểm lẻ Đội 9, Trường Tiểu học Đỗ Thừa Luông, huyện U Minh ( Cà Mau) diện tích nhỏ nên bàn ghế được xếp sát bục giảng. Ảnh: V.Tâm
Nhà trường, ngành Giáo dục và chính quyền đang rà soát, bổ sung đội ngũ, cơ sở vật chất và trang thiết bị để khắc phục khó khăn.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị thiếu và yếu
Cà Mau dù nỗ lực đầu tư, quy hoạch lại mạng lưới trường lớp nhưng số trường nhỏ lẻ vẫn còn ở vùng sâu, vùng xa.
Nguyên nhân do sáp nhập điểm lẻ, học sinh gặp khó khăn về đường đi, nhiều em đối diện nguy cơ bỏ học.
Duy trì các điểm trường nhỏ lẻ cũng đồng nghĩa với việc thiếu thốn cơ sở vật chất, thiết bị.
Đặc biệt, khi Chương trình GDPT mới triển khai, tình trạng thiếu phòng học 2 buổi/ngày, phòng chức năng, thiết bị dạy học diễn ra ở nhiều nơi.
Khó nhất đối với Trường Tiểu học Đỗ Thừa Luông, huyện U Minh (Cà Mau) khi triển khai Chương trình GDPT mới là cơ sở vật chất.
Vì thiếu phòng học nên nhà trường chỉ sắp xếp dạy 7 buổi/tuần (quy định 9 buổi/tuần) với học sinh lớp 1.
Video đang HOT
Để giải quyết tình thế, trường chuyển lớp 4 về trường lẻ đã xóa trước đó, ưu tiên phòng học cho học sinh lớp 1.
Theo thầy Lê Minh Ra, Phó Hiệu trưởng nhà trường, phòng học đã cũ, diện tích nhỏ (38 học sinh/40m2) nên gặp khó trong tổ chức hoạt động theo Chương trình GDPT mới.
Tại Trường Tiểu học Đào Duy Từ, Điểm lẻ Kênh 21, huyện U Minh (Cà Mau) có 4 lớp nhưng chỉ có 2 phòng học, tổ chức dạy học 1 buổi/ngày với lớp 1 (25 tiết/tuần).
Theo thầy Cao Văn Đượm, Hiệu trưởng nhà trường, Điểm lẻ 21, năm học 2020 – 2021 có 86 học sinh của 4 khối lớp (từ lớp 1 – 4), trong khi điểm trường chỉ vỏn vẹn có 2 phòng học.
Để thuận tiện trong học tập và giảng dạy, Ban Giám hiệu bố trí điểm trường dạy 2 buổi/ngày, buổi sáng khối lớp 1 và 2, buổi chiều khối lớp 3 và 4.
Theo thống kê của các huyện và TP Cà Mau, lộ trình thực hiện Chương trình GDPT mới đến năm 2024 – 2025 cần có 5.719 giáo viên (còn thiếu 364 giáo viên).
Về cơ sở vật chất, trong năm học này, toàn tỉnh cần 813 phòng học (hiện có 715 phòng), thiếu 98 phòng.
Theo lộ trình thực hiện Chương trình mới đến năm 2024 – 2025 toàn tỉnh cần có 3.871 phòng học (hiện có 3.455), thiếu 644 phòng.
Thông tin từ Sở GD&ĐT tỉnh Sóc Trăng, hiện số phòng học lớp 1 đáp ứng dạy học 2 buổi/ngày là 95%. Chuẩn bị chương trình mới với khối lớp tiếp theo cần xây dựng 428 phòng học, nâng cấp, sửa chữa 1.724 phòng học cấp 4; 57 phòng giáo dục thể chất; 119 phòng giáo dục nghệ thuật; 30 thư viện và 150 phòng thiết bị.
Qua kiểm kê, rà soát chỉ sử dụng được 15% số thiết bị cũ… Tại tỉnh Bạc Liêu, để đáp ứng cơ sở vật chất thực hiện Chương trình GDPT mới, cần khoảng 1.800 tỷ đồng, trong đó, cần đầu tư xây dựng bổ sung đủ số phòng học đạt chuẩn 1 lớp/1 phòng cấp mầm non và tiểu học, đủ số phòng phục vụ học tập, phòng bộ môn và thư viện cấp tiểu học, THCS và THPT giai đoạn 2021 – 2025.
HS huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) đến trường bằng đò. Ảnh: Q.Ngữ
Chung tay gỡ khó
Trước khó khăn về cơ sở vật chất và đội ngũ thực hiện Chương trình GDPT mới, tỉnh Sóc Trăng đang triển khai các giải pháp.
Trước hết, theo lộ trình Chương trình GDPT mới, xác định đối tượng, số lượng giáo viên cần bồi dưỡng từng năm;
Liên kết với các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, đề xuất nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng các môn học theo Chương trình mới…
Ông Châu Tuấn Hồng, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Sóc Trăng cho biết: Tỉnh thực hiện nghiêm túc việc sàng lọc đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý; Xây dựng và thực hiện Đề án đảm bảo cơ sở vật chất cho Chương trình giáo dục mầm non, phổ thông trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 – 2025 gắn với triển khai xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia; Tiếp tục quy hoạch, sắp xếp mạng lưới trường, lớp tiểu học, điều chỉnh địa điểm và diện tích các trường tiểu học phù hợp với yêu cầu phát triển quy mô học sinh….
Nhằm có đủ số phòng học cho lớp 1 năm học 2020 – 2021 và các lớp tiếp theo theo lộ trình thực hiện Chương trình GDPT 2018, ngành Giáo dục tỉnh Bạc Liêu đang sắp xếp lại mạng lưới trường lớp; Thực hiện dồn dịch điểm trường và các trường có quy mô nhỏ, cơ sở vật chất không đảm bảo thành những điểm trường, trường có quy mô lớn hơn để tập trung nguồn lực đầu tư kiên cố, đủ các hạng mục. UBND tỉnh Bạc Liêu đã bố trí kinh phí để mua sắm thiết bị dạy học với số tiền hơn 20,5 tỷ đồng…
Bà Lâm Thị Sang, Giám đốc Sở Giáo dục, Khoa học và Công nghệ tỉnh Bạc Liêu cho biết: Tỉnh rà soát, điều chỉnh lực lượng giáo viên cốt cán rải đều ở các môn học, hoạt động giáo dục để có đủ giáo viên cốt cán cho tất cả môn học, hoạt động giáo dục theo Chương trình mới; Hỗ trợ giáo viên bồi dưỡng thường xuyên, nâng cao năng lực theo chuẩn nghề nghiệp quy định; Rà soát, sắp xếp lại mạng lưới trường lớp, sáp nhập các trường, điểm lẻ có quy mô nhỏ.
Với điểm lẻ chỉ tổ chức dạy lớp 1, 2, có phương án hợp lý khi đưa học sinh lớp 3, 4, 5 về điểm trung tâm. Sở Nội vụ phối hợp Sở Giáo dục, Khoa học và Công nghệ đề xuất UBND tỉnh tuyển dụng, bố trí, sắp xếp đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên khoa học, hiệu quả, phù hợp theo định mức; Ưu tiên biên chế để tuyển dụng giáo viên cho môn học mới (Tin học, Tiếng Anh cấp tiểu học và Âm nhạc, Mỹ thuật cấp THPT)…
Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đã giao Sở GD&ĐT chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ, UBND các huyện, TP Cà Mau triển khai việc chuẩn bị đội ngũ giáo viên thực hiện Chương trình mới; Bố trí đủ số lượng giáo viên/lớp theo định mức quy định để dạy lớp 1; Rà soát việc tuyển dụng, bố trí, sử dụng viên chức ngành Giáo dục. Tuyển dụng, bố trí, sắp xếp đội ngũ theo hướng ưu tiên biên chế để tuyển dụng giáo viên cho những môn học mới ở các cấp học, để bảo đảm có học sinh phải có giáo viên đứng lớp…
Tập trung nguồn lực triển khai Chương trình mới lớp 2, lớp 6
Bước vào học kỳ 2 năm học 2020 - 2021, các trường học trên địa bàn TP Cần Thơ tập trung lựa chọn SGK lớp 2, lớp 6 và chuẩn bị đội ngũ, cơ sở vật chất cho chương trình mới.
TP Cần Thơ đang tập trung nguồn lực triển khai Chương trình mới lớp 2, lớp 6.
Việc lựa chọn SGK lớp 2 và lớp 6 được thành phố quan tâm chỉ đạo thực hiện. UBND TP Cần Thơ đã có quyết định ban hành Bộ tiêu chí lựa chọn SGK trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn thành phố từ năm học 2021 - 2022.
UBND thành phố giao Sở GD&ĐT có trách nhiệm hướng dẫn, giám sát, kiểm tra các cơ sở giáo dục phổ thông căn cứ bộ tiêu chí để tổ chức lựa chọn, đề xuất danh mục SGK theo đúng quy định.
Bộ tiêu chí lựa chọn SGK trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn TP Cần Thơ có 2 tiêu chí, với 15 mục. Tiêu chí 1 là phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội của địa phương. Tiêu chí 2 là phù hợp với điều kiện tổ chức dạy và học tại cơ sở GDPT; phù hợp với điều kiện đảm bảo chất lượng và kế hoạch giáo dục tại cơ sở giáo dục; phù hợp với năng lực học tập của học sinh, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho học sinh học tập tích cực và hiệu quả; đồng thời tạo điều kiện cho giáo viên đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá...
Công tác chuẩn bị đội ngũ giảng dạy chương trình mới cũng được các trường khẩn trương thực hiện. Sở GD&T TP Cần Thơ đã chỉ đạo các phòng rà soát, lập danh sách giáo viên chuẩn bị dạy lớp 2, lớp 6 cho năm học tới.
Từ đó, Sở xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên cốt cán; tập huấn giáo viên đại trà; tập huấn sử dụng sách giáo khoa. ồng thời tổ chức bồi dưỡng đại trà cho tất cả giáo viên các cấp học bậc học theo chuẩn mô-đun đã được Bộ GD&T triển khai.
ặc biệt, 100% giáo viên dự kiến được phân công giảng dạy lớp 2 và lớp 6 năm học 2021 - 2022 được bồi dưỡng các mô-đun theo quy định trước 31/7/2021. Ngành tiếp tục tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên các cấp; tăng cường tổ chức các hoạt động sinh hoạt chuyên môn, sinh hoạt cụm, nhóm chuyên môn theo quận, huyện, cụm trường... để giúp đội ngũ giáo viên trau dồi, chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy Chương trình GDPT mới.
Công tác chuẩn bị đội ngũ giảng dạy chương trình mới cũng được các trường khẩn trương thực hiện.
Thầy Nguyễn Văn Lộc, Hiệu trưởng Trường THCS Thị trấn Vĩnh Thạnh, huyện Vĩnh Thạnh (TP Cần Thơ) cho biết: Từ tháng 1/2020, nhà trường tiến hành rà soát mạng lưới trường lớp, xây dựng quy mô, số lượng, lập tờ trình tham mưu, đồng thời lựa chọn cán bộ, giáo viên, nhân viên lập danh sách tham gia tập huấn cốt cán, SGK và hoạt động chuyên môn; hoàn thành các kế hoạch chuẩn bị cho Chương trình mới lớp 6. Đồng thời, trường cũng đã tham mưu, đề xuất với các cấp có thẩm quyền việc bố trí bổ sung thêm giáo viên, nhất là các môn còn thiếu (Toán, Lịch sử, Công nghệ, Ngoại ngữ).
Phòng GD&ĐT quận Bình Thủy chỉ đạo các trường học trên địa bàn quận rà soát và lựa chọn đội ngũ giáo viên cốt cán các môn học làm nòng cốt trong công tác bồi dưỡng giáo viên đại trà để chuẩn bị cho chương trình mới lớp 6.
Bên cạnh đó, các đơn vị tiến hành rà soát quy hoạch mạng lưới trường lớp, dự báo quy mô học sinh trong các năm học tới và trang thiết bị dạy học để chủ động chuẩn bị các điều kiện tốt nhất cho việc thực hiện đổi mới chương trình. Sau khi thống kê, phòng đã gửi văn bản đề xuất và được UBND quận Bình Thuỷ trang bị thêm một số phòng chức năng (phòng máy tính, phòng STEM...) và đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm bổ sung thiết bị dạy học thực hiện Chương trình GDPT mới.
Triển khai CT lớp 2, lớp 6: Giáo viên hào hứng, tin tưởng vào đổi mới Giáo viên dự kiến dạy lớp 2, lớp 6 năm học 2021-2022 của Hà Nội đã được tiếp cận với các bộ SGK mới. Đặc biệt, các nhà trường và giáo viên sẵn sàng tâm thế bắt nhịp chương trình mới. Giáo viên chủ động, sáng tạo trong dạy học sinh phát triển năng lực. Ảnh minh họa Mong sớm có SGK Mới...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

5 thức uống phổ biến có thể gây mất nước vào mùa hè nóng
Sức khỏe
19:55:00 03/04/2025
Màn catwalk khó hiểu của Thanh Hằng: Nhã Phương và dàn sao bị "tóm" thái độ, khẩu hình Phương Anh Đào gây tranh cãi
Sao việt
19:41:26 03/04/2025
Công an Quảng Nam thông tin về vụ việc 'gây sốc' lan truyền trên mạng xã hội
Tin nổi bật
19:29:06 03/04/2025
Đi thăm bệnh, người đàn ông mua vé số trúng 7 tờ giải đặc biệt
Netizen
19:21:27 03/04/2025
Luis Diaz tái lập kỳ tích của Salah ở trận derby Merseyside
Sao thể thao
18:26:02 03/04/2025
Sao nhí đẹp trai như "xé truyện bước ra" bị tóm gọn với hình ảnh nhan sắc gây choáng
Sao châu á
18:15:42 03/04/2025
'Canh bạc' khó lường
Thế giới
18:14:45 03/04/2025
Đau lòng nữ 'nghịch tử' 16 tuổi sát hại cha mẹ
Pháp luật
17:27:41 03/04/2025
Hôm nay nấu gì: Cơm tối 4 món dân dã nhưng "đắt khách"
Ẩm thực
17:01:36 03/04/2025
Mỹ - Nhật hợp tác làm phim kinh dị, giật gân lấy cảm hứng từ truyền thuyết thủy quái Kappa
Phim âu mỹ
16:58:10 03/04/2025