Tháo gỡ khó khăn khi thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới lớp 1
Đến thời điểm này, thầy và trò các nhà trường đã đi qua gần hết học kỳ I, lớp 1- khối lớp đầu tiên thực hiện chương trình Giáo dục phổ thông mới (CTGDPTM) với sách giáo khoa mới.
Với phương châm “khó đâu gỡ đó”, ngành GDĐT, các nhà trường và giáo viên đứng lớp trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã và đang chủ động, linh hoạt trong dạy học, từng bước tháo gỡ khó khăn.
Nhà trường và giáo viên đứng lớp trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã và đang chủ động, linh hoạt trong dạy học, từng bước tháo gỡ khó khăn khi thực hiện CTGDPTM.
Khác với những tiết học tập viết của những năm học trước, năm học này, các em học lớp 1 bộ sách Cánh Diều, Trường TH Nghĩa Lâm, huyện Nghĩa Đàn, được học SGK điện tử bằng hình ảnh, âm thanh, nên rất hào hứng.
Cô giáo Trần Diệu Thúy, giáo viên lớp 1A Trường TH Nghĩa Lâm, huyện Nghĩa Đàn, cho biết: Bộ sách có các hình ảnh sống động giúp các em học tốt hơn. Về phần tập viết, ở chương trình mầm non các em chưa được làm quen nhiều với chữ, nhưng nhờ phần mềm hỗ trợ, hướng dẫn các em từng nét, do vậy các em viết chữ rất đẹp.
Để phát huy thế mạnh của sách giáo khoa điện tử, cũng như thực hiện hiệu quả CTGDPTM, yêu cầu về cơ sở vật chất cũng cao hơn. Đó là lớp học phải có ti-vi, hệ thống intenet chất lượng cùng với thiết bị dạy học đi kèm. Nhưng đến nay, những thiết bị trên tại các nhà trường vẫn chưa có. Để tránh tình trạng dạy học chay, nên dù là trường học vùng sâu, vùng xa khó khăn nhưng Trường TH Nghĩa Lâm cũng như các trường của huyện miền núi Nghĩa Đàn từng bước tìm cách khắc phục.
Cô giáo Nguyễn Thị Thúy, Phụ trách Giáo dục Tiểu học, Phòng GD-ĐT huyện Nghĩa Đàn, cho biết thêm: Các nhà trường tuyên truyền vận động, xã hội hóa giáo dục để lắp thêm ti vi, giúp giáo viên và học sinh được sử dụng sách điện tử. Huyện Nghĩa Đàn hiện đã có 15/24 trường lắp ti-vi tại 100% các phòng học; hướng dẫn giáo viên linh hoạt sử dụng những bộ đồ dùng cũ để học.
Tại huyện Diễn Châu, để dạy học CTGDPTM hiệu quả, địa phương không thu tiền học 2 buổi/ngày để đảm bảo 100% học sinh lớp 1 được học 2 buổi/ngày. Bên cạnh đó, Phòng GD-ĐT đã thành lập các tổ tư vấn trực tiếp chia sẻ, tháo gỡ khó khăn cho giáo viên; tổ chức sinh hoạt chuyên môn, hội thảo, dự giờ thăm lớp theo từng cụm trường để rút kinh nghiệm.
Trong quá trình giảng dạy, giáo viên chủ động xây dựng nội dung, kế hoạch dạy các môn học phù hợp với từng đối tượng. Thứ tự các chủ đề, các bài học trong sách giáo khoa được bố trí linh hoạt để giảm tải cho học sinh. Ngoài ra, những bài khó, bài nhiều nội dung có thể tăng thêm thời lượng và sử dụng sách giáo khoa một cách linh hoạt, điều chỉnh bổ sung, thay thế những nội dung, ngữ liệu không phù hợp.
Tại huyện Đô Lương, đến hết học kỳ I, 33/33 trường trên địa bàn đã thực hiện khá tốt việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh. Nhiều giáo viên đã mạnh dạn tự chủ lựa chọn nội dung và hình thức tổ chức dạy học có hiệu quả.
Video đang HOT
Ở địa bàn rộng với trên 2.000 lớp 1 và hơn 500 trường Tiểu học như Nghệ An, việc triển khai CTGDPTM một cách đồng bộ là rất khó khăn, nhất là khi hiện nay, Nghệ An đang có sự chênh lệch quá lớn giữa các vùng miền. Kèm theo đó các điều kiện để tổ chức dạy học cũng rất khó đồng đều.
Thiếu về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, nội dung chương trình bị đánh giá là nặng, ngữ liệu nhiều bài chưa phù hợp… là những khó khăn mà các trường đang gặp phải trong quá trình triển khai chương trình SGK lớp 1 mới.
Ngoài sách giáo khoa, còn không ít lực cản khi thực hiện chương trình mới
Dù đã chuẩn bị tâm thế từ trước nhưng nhiều trường vẫn gặp khó khăn trong quá trình thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới.
Chương trình giáo dục phổ thông mới được triển khai từ năm học 2020 - 2021, bắt đầu với khối lớp 1, được đặt rất nhiều kỳ vọng.
Dù được đã được chuẩn bị nhưng việc triển khai ở lớp 1 đã nảy sinh không ít vấn đề. Đặc biệt là với nội dung trong một số cuốn sách giáo khoa bị phát hiện có "sạn", chương trình được đánh giá là nặng. Năm học tới, việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ triển khai với lớp 2 và lớp 6.
Một tiết học bằng màn hình lớn được đầu tư theo kế hoạch của chương trình giáo dục phổ thông mới. (Ảnh: Nhà trường cung cấp)
Để có thêm tiếng nói từ chính người sẽ triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đã ghi nhận một số ý kiến của giáo viên.
Thầy Trần Thăng Long, Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Lê Bình (Hương Sơn, Hà Tĩnh) cho biết:
"Việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới hiện tại chỉ đang áp dụng với cấp tiểu học.
Tuy chúng tôi chưa phải áp dụng trong năm học này, nhưng đây chính là thời điểm vàng để Ban giám hiệu nhà trường có thể quan sát và đưa ra các phương án tiếp thu, rút kinh nghiệm nhằm tìm ra điểm mạnh, điểm yếu từ các trường đang thực hiện để có thể áp dụng tốt cho đơn vị mình vào năm học 2021 - 2022 sắp tới mà không bị bỡ ngỡ.
Về nguồn nhân lực phục vụ cho việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới thì dự kiến chúng tôi vẫn sẽ sử dụng đội ngũ giáo viên sẵn có chứ chưa có ý định tuyển thêm nhân lực, nhưng phải bố trí để các giáo viên đó đi tập huấn trước về nghiệp vụ theo yêu cầu của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Tĩnh để việc tiến hành dạy cho lớp 6 năm vào sau thuận lợi hơn.
Về cơ sở vật chất thì nhà trường vẫn trên cơ sở là tận dụng những gì sẵn có. Tuy nhiên về trang thiết bị hỗ trợ việc giảng dạy như màn hình, máy chiếu, đường truyền mạng tốc độ cao.v.v... thì bắt buộc phải mua mới.
Thầy Nguyễn Xuân Long - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Diễn Trung, Diễn Châu, Nghệ An. (Ảnh: Nhà trường cung cấp)
Với đặc thù là huyện miền núi, điều kiện kinh tế của địa phương hạn chế nên chúng tôi cũng đang rất lúng túng trong việc làm sao để có thể có huy động đủ kinh phí để mua sắm được đầy đủ các trang thiết bị mới ngoài nguồn ngân sách nhà nước phân bổ".
Không riêng gì các trường ở khu vực miền núi, ngay cả một trường ở khu vực thành phố như Trường Tiểu học Lê Hồng Phong (Tam Điệp, Ninh Bình) thì việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới cũng không tránh khỏi những khó khăn, thách thức.
Cô Ngô Thị Lễ - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lê Hồng Phong cho biết: "Về trang thiết bị dạy học chúng tôi sẽ căn cứ theo kết quả rà soát, từ đó đưa ra phương án sửa chữa những thiết bị hỏng và có kế hoạch mua sắm bổ sung, ưu tiên bàn ghế 2 chỗ ngồi và thiết bị dạy học tối thiểu cho lớp 1 và lớp 2.
Đầu năm học 2020-2021 từ nguồn vận động tài trợ, nhà trường sắm mới phòng tin học với 24 máy tính, sửa chữa bảo dưỡng đường điện, đường mạng, tăng cường thiết bị vận động ngoài trời cho học sinh.
Bên cạnh đó, từ nguồn kinh phí của cấp trên nhà trường được đầu tư được 30 ti vi, phòng học 4.0, gần 300 bộ bàn ghế loại 2 chỗ ngồi cho học sinh và một số thiết bị khác đảm bảo cho việc dạy và học".
Cô Ngô Thị Lễ - Hiệu trưởng Trường Tiểu Học Lê Hồng Phong, Tam Điệp, Ninh Bình. (Ảnh: Nhà trường cung cấp)
Cô Lễ thông tin thêm, ngoài việc khó khăn về nguồn kinh phí để đầu tư mua sắm trang thiết bị dạy và học, thì nguồn kinh phí để thực hiện duy trì bồi dưỡng hàng năm cho các giáo viên cũng đang là một thử thách.
Trong quá trình thực hiện, nguồn ngân sách nhà nước rót xuống để hỗ trợ cho nhà trường để thực hiện đầy đủ các nội dung trong chương trình giáo dục phổ thông mới cũng còn hạn chế nên chúng tôi phải tính đến việc huy động nguồn vận động từ xã hội hóa.
Tuy nhiên, khi làm công tác xin thêm kinh phí từ các bậc phụ huynh thì vẫn còn một bộ phận phụ huynh còn tư tưởng rằng, việc chăm lo các điều kiện học tập cho học sinh ở nhà trường là trách nhiệm của nhà nước, của chính quyền chứ họ không có nghĩa vụ ủng hộ thêm.
Vì thế, việc hợp tác giữa nhà trường với các bậc phụ huynh để tăng cường trang thiết bị dạy học cho các học sinh gặp không ít khó khăn.
Cùng chung những vướng mắc trên, thầy Nguyễn Xuân Long, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Diễn Trung (Diễn Châu, Nghệ An) cho biết:
"Để theo kịp lộ trình áp dụng chương trình giáo dục phổ thông mới, đặc biệt với khối lớp 1 thì trước đó chúng tôi đã cho một số giáo viên nằm trong kế hoạch đi tập huấn chuyên môn và được các giảng viên ở Trường Đại học Vinh (Thành phố Vinh, Nghệ An) trực tiếp giảng dạy.
Không chỉ về bồi dưỡng chuyên môn chúng tôi còn lựa chọn ra một số giáo viên có bề dày kinh nghiệm, tinh thần trách nhiệm để phân công dạy chương trình mới để việc khởi đầu được suôn sẻ.
Nhìn chung đến thời điểm này, công tác dạy và học chương trình giáo dục phổ thông mới của cô trò Trường Tiểu học Diễn Trung đã dần đi vào ổn định, giáo viên tự tin, học sinh tiếp thu bài tốt, nhẹ nhàng, phụ huynh đồng thuận và yên tâm".
Tuy nhiên, thầy Long vẫn còn một số băn khoăn về việc tiếp cận các nguồn sách giáo khoa mới.
Bởi lẽ, trong bộ sách giáo khoa mới có nhiều điểm còn lạ lẫm, đặc biệt là về các thao tác thuộc về công nghệ khiến nhiều giáo viên ngoài giờ dạy học còn phải đầu tư thêm thời gian để nghiên cứu.
Điều này một phần làm chậm quá trình giảng dạy, hơn nữa do chưa tìm hiểu được kỹ nên bài giảng thực sự chưa có chiều sâu.
Đó là chưa kể đến việc một số giáo viên vẫn còn tư tưởng ngại đổi mới, thiếu mạnh dạn trong việc thực hiện chương trình mới khiến tiến trình này gặp không ít khó khăn.
Thách thức từ chương trình, SGK mới: Đánh vật với Tiếng Việt 1 Nhiều phụ huynh, giáo viên lớp 1 kêu trời vì bài học thiết kế nặng, quá sức học sinh. Không ít học sinh phải học đến 22 giờ đêm để theo kịp chương trình. Học sinh một trường tiểu học ở huyện miền núi Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa - Ảnh: Chế Diễm Trâm Bài học quá sức Bài 12, SGK Tiếng Việt...