Tháo gỡ khó khăn Giáo dục tỉnh Điện Biên
Chiều 17/3, Đoàn công tác của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) do đồng chí Phùng Xuân Nhạ, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với ngành GD-ĐT tỉnh Điện Biên.
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ phát biểu tại buổi làm việc
Về phía tỉnh Điện Biên có đồng chí Trần Văn Sơn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; đồng chí Lê Văn Quý, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo Sở GD-ĐT cùng đại diện lãnh đạo các đơn vị trực thuộc.
Video đang HOT
Tại buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Văn Kiên, Giám đốc Sở GD-ĐT đã báo cáo với đoàn công tác kết quả thực hiện các mục tiêu phát triển GD-ĐT của Điện Biên trong thời gian qua. Theo đó, trong những năm qua, trình độ đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục ngày càng được nâng lên; 100% cán bộ quản lý có trình độ chuyên môn đạt chuẩn trở lên; 99% đội ngũ giáo viên có trình độ đào tạo đạt chuẩn. Chất lượng giáo dục các cấp học được nâng lên, toàn tỉnh có 100% số trẻ đến trường được học 2 buổi/ngày, 100% trẻ dân tộc thiểu số được tăng cường tiếng Việt. Cơ sở vật chất, trường lớp học hiện nay cơ bản đáp ứng yêu cầu dạy và học, tỷ lệ phòng học kiên cố đạt 62,8%; toàn tỉnh có 327/498 trường mầm non và phổ thông đạt chuẩn Quốc gia…
Để tháo gỡ khó khăn và tạo điều kiện cho học sinh là con em đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn có điều kiện học tập tốt hơn, tỉnh Điện Biên kiến nghị Chính phủ, Bộ GD-ĐT: Nâng mức học bổng cho học sinh trường phổ thông DTNT từ 80% lên 100% mức tiền lương cơ sở; cho phép tuyển dụng nhân viên kế toán trường học phục vụ công tác quản lý trong các cơ sở giáo dục; Quy định rõ số lượng biên chế công chức hành chính tại Phòng GD-ĐT. Xem xét điều chỉnh các điều kiện, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, tiểu học theo Thông tư liên tịch số 20/2015/TTLT – BGDĐT – BNV ngày 16/9/2015 về quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non công lập.
Cũng trong buổi làm việc chiều ngày 17/3, nhiều ý kiến, kiến nghị của Trưởng phòng giáo dục và đào tạo các huyện, thị xã, thành phố và hiệu trưởng các trường THPT trên địa bàn tỉnh tập trung các vấn đề, như: Đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo sớm ban hành Quy chế kỳ thi THPT Quốc gia năm 2019 trước ngày 1/4; quan tâm bổ sung cơ sở vật chất, các phòng học chức năng và bổ sung biên chế giáo viên đặc biệt ở bậc học mầm non…
Đánh giá cao những kết quả ngành GD-ĐT Điện Biên đạt được trong thời gian qua, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đề nghị ngành GD-ĐT Điện Biên không chạy theo bệnh thành tích trong việc dạy và học; về cơ sở vật chất, trường lớp, tỉnh cần có lộ trình giảm lớp học tạm; tiếp tục xây dựng mô hình trường phổ thông nội trú, bán trú phù hợp điều kiện địa phương, mang lại hiệu quả cao…
Tin, ảnh: Minh Thịnh
Theo giaoducthoidai
Hết lòng vì học sinh vùng cao
Năm 2013, đang công tác tại huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên, thầy Nguyễn Xuân Thuận được giao nhiệm vụ mới là Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Nậm Pồ. Với thầy Nguyễn Xuân Thuận khi ấy, lo lắng nhiều át hết niềm vui. Không ngại đường xa dặm thẳm, trường xa lớp khó, điều khiến thầy Thuận trăn trở nhất chính là phòng học, nơi ăn chốn ở của học sinh ở Nậm Pồ quá tạm bợ...
Ảnh minh họa
Kể cho chúng tôi nghe về cơ sở vật chất ngày tiếp quản, thầy Thuận nhớ như in thời điểm năm 2013 khi Nậm Pồ mới được thành lập, toàn huyện có 4/37 trường học đạt chuẩn quốc gia; các xã mới tách đều chưa có trường, lớp học riêng biệt cho nên phải học nhờ nhà dân, trụ sở của các xã; một số trường đã có chủ yếu tạm bợ, xuống cấp. Với số học sinh, giáo viên thời điểm đó, thầy Thuận đã tính, năm học 2013-2014 toàn huyện cần tu sửa, dựng tạm 163 phòng học, 210 phòng nội trú cho học sinh ăn ngủ tại trường. Xác định được đầu bài mà chưa tìm ra lời giải khiến thầy Thuận và đồng nghiệp nhiều đêm liền mất ngủ. Sau đó thầy ngược xuôi hết ra tỉnh rồi về huyện, cuối tuần lại tranh thủ về từng trường, điểm bản gặp bà con để vận động học sinh ra lớp và tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân cho chủ trương "góp vật liệu làm lớp học, nhà ở cho học sinh". Sự lăn lộn của thầy Thuận như luồng gió cứ tự nhiên cuốn các thầy, cô giáo và phụ huynh học sinh vào cuộc. Suốt mấy tháng liền giáo viên huyện Nậm Pồ như không có ngày nghỉ; cuối tuần, các em học sinh cấp THCS cũng tình nguyện ở lại trường để cùng thầy, cô giáo và cha mẹ làm phòng học, nhà ở. Thương thầy, cô giáo và học sinh, nhân dân trong khu vực và chính quyền các xã cũng tìm mọi cách hỗ trợ. Tiền không có, mọi người bảo nhau góp gỗ, góp công; nhiều gia đình dù khó khăn vẫn nằng nặc xin được góp gạo phục vụ người làm trường. "Đón nhận tình cảm, tấm lòng ủng hộ của nhân dân trên địa bàn, chúng tôi xúc động vô cùng". Tình cảm của người dân nghèo ở huyện nghèo như ngọn lửa tiếp thêm nhiệt huyết cho các thầy, cô. Tôi tự nhủ, phải cố gắng làm mọi việc để đáp lại tình cảm của bà con" - thầy Nguyễn Xuân Thuận xúc động nói.
Năm 2014, thầy Thuận cùng tập thể Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Nậm Pồ mạnh dạn tham mưu UBND huyện ban hành kế hoạch xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia đến năm 2020, trong đó có mục tiêu kiên cố hóa trường, lớp học theo tiêu chuẩn ba cứng, trên tinh thần Nhà nước và nhân dân cùng làm. Thực hiện mục tiêu này, thầy Thuận đã quyết định thành lập các tổ công tác đến từng điểm bản, điểm trường nắm thực trạng, nhu cầu của nhà trường và khả năng huy động từ nhân dân. Bản thân thầy Thuận cũng trực tiếp nhận trách nhiệm điều tra, vận động tại một điểm trường để làm và rút kinh nghiệm thực tiễn cho cán bộ, giáo viên.
Căn cứ ngân sách được giao, thầy Thuận công bố rõ kế hoạch, chủ trương và cách làm đến cán bộ quản lý; trên cơ sở trường nào khó khăn thì hỗ trợ nhiều hơn, trường nào thuận lợi hơn thì kêu gọi ủng hộ từ nhân dân, phụ huynh với phương châm đỡ chi phí bao nhiêu tốt bấy nhiêu. Vật liệu sẵn có tại địa phương, như: ván gỗ, cát, sỏi đều tự khai thác; công san nền, dựng nhà do giáo viên, phụ huynh góp sức làm. Bằng cách làm như thế và với sự vào cuộc tận tâm, nhiệt tình của thầy Thuận và đội ngũ cán bộ, giáo viên huyện Nậm Pồ, đến nay cơ ngơi của ngành giáo dục Nậm Pồ đã thay đổi rõ rệt. Cuối năm học 2017-2018, toàn huyện đã tu sửa, làm mới 318 phòng học, phòng làm việc đạt tiêu chuẩn ba cứng: mái cứng, nền cứng, khung cứng. 375 phòng nội trú, 21 bếp ăn tập thể, 49.329 m2 sân bê-tông, 23.000 m tường rào, 31 sân khấu nhà trường, 105 nhà vệ sinh tại các trường học được làm mới bằng sự ủng hộ, công sức của nhân dân và nhiều nhà hảo tâm. Để có được thành quả ấy, các tổ chức, cá nhân đã ủng hộ hơn 12 tỷ đồng; thầy, cô giáo và phụ huynh học sinh góp hơn 10.000 ngày công và hỗ trợ 1.500 ván gỗ, hơn 5.000 khối cát, sỏi. Cơ sở vật chất được đầu tư hoàn thiện, chất lượng dạy và học ngày càng tốt hơn, đến năm học 2018 - 2019, toàn huyện Nậm Pồ đã có 20/40 trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia. Một con số ấn tượng đánh dấu bước chuyển vượt bậc của sự nghiệp giáo dục - đào tạo ở một huyện nghèo của Điện Biên.
LÊ LAN (ĐIỆN BIÊN)
Theo nhandan
Nhân lên những tấm gương "Giỏi việc trường - Đảm việc việc nhà" Phụ nữ Việt Nam đã có những đóng góp to lớn cho xã hội. Ở nhiều lĩnh vực, ngành, nghề, đã xuất hiện nhiều phụ nữ tài năng, trong đó có lĩnh vực giáo dục. Ảnh minh họa/internet Những cô giáo tài năng, duyên dáng "Giỏi việc trường - Đảm việc việc nhà" đã thực sự trở thành những tấm gương sáng và...