Thanh tra Sở GD đều từ GV chuyển sang nên gặp nhiều khó khăn khi làm nhiệm vụ

Theo dõi VGT trên

Nhằm giải quyết khó khăn trong công tác thanh kiểm tra, Sở GD Lai Châu công nhận đội ngũ hơn 100 cộng tác viên có chuyên môn nhiều lĩnh vực để trưng tập.

Đối với S ở Giáo dục và Đào tạo Lai Châu cũng như vậy! Lực lượng Thanh tra Sở hiện tại 100% đều là cán bộ quản lý, giáo viên chuyển sang. Vốn xuất phát thuần túy là từ chuyên môn, nên khi chuyển sang làm nhiệm vụ thanh tra không tránh khỏi những khó khăn

Tại Hội nghị tổng kết công tác thanh tra năm học 2021-2022 và triển khai nhiệm vụ công tác thanh tra năm học 2022-2023 được tổ chức ở Đà Nẵng, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng đã đề cập đến một số khó khăn trong công tác thanh tra của các Sở Giáo dục và Đào tạo.

Trao đổi với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, ông Đinh Trung Tuấn – Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lai Châu cho biết: “Thanh tra Sở thực hiện chức năng thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý nhà nước của Sở Giáo dục và Đào tạo nên luôn được Sở quan tâm, chú trọng.

Hiện tại, Thanh tra Sở có 05 người (bao gồm 01 Chánh Thanh tra, 01 Phó Chánh Thanh tra, 03 chuyên viên. Trong đó, có 01 người đã được bổ nhiệm vào ngạch Thanh tra viên chính, 03 người đã được bổ nhiệm vào ngạch Thanh tra viên và 01 công chức).

Thanh tra Sở GD đều từ GV chuyển sang nên gặp nhiều khó khăn khi làm nhiệm vụ - Hình 1

Ông Đinh Trung Tuấn – Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lai Châu. (Ảnh: laichau.edu.vn).

Hằng năm, căn cứ các văn bản hướng dẫn của cấp trên và nhiệm vụ của ngành, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lai Châu đã ban hành Kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác thanh tra. Trung bình mỗi năm, Sở Giáo dục và Đào tạo tiến hành khoảng 6-8 cuộc thanh tra theo kế hoạch, 100% các kỳ thi thuộc thẩm quyền. Ngoài ra, còn tiến hành các cuộc thanh tra đột xuất theo yêu cầu của công tác quản lý”.

Liên quan đến những khó khăn trong công tác thanh, kiểm tra được Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng nêu, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lai Châu chia sẻ về thực tiễn công tác thanh tra tại địa phương. Cụ thể:

Thứ nhất, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng chỉ ra những khó khăn trong công tác triển khai thực hiện nhiệm vụ thanh tra.

Đúng là theo mô hình hiện nay đối với các Sở Giáo dục và Đào tạo trên cả nước nói chung và Sở Giáo dục và Đào tạo Lai Châu nói riêng, mỗi phòng chuyên môn, nghiệp vụ được giao tham mưu một lĩnh vực riêng.

Chẳng hạn, Phòng Giáo dục Trung học – Thường xuyên và Chuyên nghiệp được giao tham mưu trong công tác chỉ đạo về chuyên môn về lĩnh vực trung học, giáo dục thường xuyên và chuyên nghiệp; Phòng Giáo dục Mầm non và Tiểu học được giao tham mưu trong công tác chỉ đạo về chuyên môn ở cấp tiểu học, mầm non… Mỗi lĩnh vực do một Phó Giám đốc Sở phụ trách, điều hành.

Lãnh đạo Sở luôn chú trọng và đã chỉ đạo một cách xuyên suốt, thống nhất giữa các phòng chuyên môn về thực hiện nhiệm vụ, trong đó hoạt động thanh tra với phương châm: Trung thực, thẳng thắn, công khai và khách quan nhằm giúp cho lãnh đạo thực hiện tốt công tác quản lý, điều hành công tác giáo dục của tỉnh nhà.

Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo là phòng nghiệp vụ do Giám đốc Sở trực tiếp phụ trách chỉ đạo.

Trong quá trình chỉ đạo, Giám đốc Sở luôn quán triệt lực lượng thanh tra phải có tư tưởng chính trị vững vàng; phải công tâm, khách quan, bản lĩnh trong khi thực hiện nhiệm vụ; trong thanh tra không “nể nang”, không “né tránh”… kịp thời phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật và thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ để kịp thời bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Video đang HOT

Hằng năm, trên tinh thần chỉ đạo của lãnh đạo Sở, các phòng chuyên môn, nghiệp vụ Sở luôn thực hiện tốt việc phối hợp trong việc xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra đảm bảo thanh tra đúng trọng tâm, trọng điểm chú trọng vào nhiệm vụ trọng tâm của năm học tránh chồng chéo nhiệm vụ các phòng chuyên môn và có sự phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ chung của ngành.

Những vấn đề nóng, phức tạp phát sinh sẽ được thanh tra, kiểm tra. Sau thanh tra, các kết luận đều được gửi đến lãnh đạo Sở, các phòng chuyên môn nghiệp vụ có liên quan để tiếp tục quan tâm, lãnh đạo chỉ đạo.

Thứ hai , tại Hội nghị, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng nhận định đội ngũ cán bộ, công chức thanh tra các Sở Giáo dục và Đào tạo hiện nay chủ yếu là đội ngũ giáo viên chuyển sang, trong khi đó, trong nội dung các cuộc thanh tra không chỉ có chuyên môn mà còn có nhiều vấn đề khác như: tài chính, đội ngũ, cơ sở vật chất…

Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo Lai Châu cũng như vậy! Lực lượng Thanh tra Sở hiện tại 100% đều là cán bộ quản lý, giáo viên chuyển sang. Vốn xuất phát thuần túy là từ chuyên môn, nên khi chuyển sang làm nhiệm vụ thanh tra không tránh khỏi những khó khăn, đặc biệt, trong các cuộc thanh tra không đơn thuần chỉ có mỗi lĩnh vực về chuyên môn mà còn nhiều lĩnh vực như Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng đã phát biểu.

Do vậy, lãnh đạo Sở luôn yêu cầu cán bộ, công chức Thanh tra Sở phải luôn học hỏi, tích cực tự học, tự nghiên cứu để nâng cao trình độ, cập nhật kịp thời các văn bản liên quan đến các lĩnh vực của ngành; đồng thời tạo điều kiện, bố trí, sắp xếp cho lực lượng này tham gia học các lớp đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ do Thanh tra Bộ, Thanh tra tỉnh, Thanh tra Chính phủ tổ chức.

Thanh tra Sở GD đều từ GV chuyển sang nên gặp nhiều khó khăn khi làm nhiệm vụ - Hình 2

Sở Giáo dục và Đào tạo Lai Châu tập huấn nghiệp vụ công tác thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2022. (Ảnh: laichau.edu.vn).

Tính đến nay, 05/05 thanh tra Sở đã tham gia lớp bồi dưỡng thanh tra viên, ngoài ra, các đồng chí còn tham gia các lớp thanh tra viên chính, lớp nghiệp vụ giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo, lớp trưởng đoàn thanh tra..

“Bên cạnh đó, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lai Châu đã ban hành quyết định công nhận đội ngũ cộng tác viên thanh tra hơn 100 người có chuyên môn về các lĩnh vực như tài chính, đội ngũ, cơ sở vật chất… để trưng tập tham gia các đoàn thanh tra của Sở” – ông Đinh Trung Tuấn cho biết.

Theo đó, với sự quan tâm chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Sở và sự phối hợp tốt giữa các phòng ban, chuyên môn, công tác thanh tra của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lai Châu luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ.

“Các kết luận, quyết định xử lý đối với các vụ việc được đơn vị, cá nhân có liên quan phối hợp thực hiện, góp phần giữ gìn kỷ cương của ngành, nâng cao chất lượng giáo dục của địa phương.

Với tinh thần ” thanh tra là giúp cho lãnh đạo thực hiện tốt công tác quản lý, điều hành; không kiểm tra, không thanh tra là buông lỏng chức năng quản lý“.

Trong thời gian tới Sở Giáo dục và Đào tạo tiếp tục quan tâm chỉ đạo thực hiện tốt công tác thanh tra” – vị Giám đốc Sở nhấn mạnh.

ĐBQH: Đoàn giám sát cần rà soát báo cáo của trường, Phòng, Sở GD có chính xác?

Theo ĐBQH Hồ Thị Minh, tiến độ và hiệu quả triển khai 2 nghị quyết về đổi mới chương trình, SGK vẫn đang là "tâm điểm" của dư luận, khi còn quá nhiều hạn chế.

Cần làm rõ chất lượng thực sau hơn 2 năm triển khai chương trình

Cuối tháng 8/2022, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ ký Nghị quyết số 581/NQ-UBTVQH15 thành lập Đoàn giám sát chuyên đề " Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông".

Ngay sau đó, đoàn Đại biểu Quốc hội một số tỉnh thành đã có những buổi làm việc với đại diện ngành giáo dục địa phương, khảo sát tình hình thực hiện 2 nghị quyết trên về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông giai đoạn 2020-2022.

Là người tâm huyết với sự nghiệp giáo dục và luôn quan tâm, theo sát những chuyển biến trong quá trình triển khai đổi mới giáo dục thời gian qua, Đại biểu Quốc hội Hồ Thị Minh - Đại biểu Quốc hội khóa XIV, XV, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Quảng Trị cho biết, bà có rất nhiều trăn trở với tiến độ và hiệu quả quá trình thực hiện 2 nghị quyết trên.

Bà đánh giá: "Có thể thấy, 2 nghị quyết (Nghị quyết 88/2014/QH13 và Nghị quyết 51/2017/QH14) của Quốc hội đã được ban hành khá lâu, nhưng hiệu quả của Nghị quyết đi vào thực tiễn thì hiện nay rất đáng quan tâm.

ĐBQH: Đoàn giám sát cần rà soát báo cáo của trường, Phòng, Sở GD có chính xác? - Hình 1

Đại biểu Quốc hội Hồ Thị Minh (Đại biểu quốc hội khóa XIV, XV, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Quảng Trị). (Ảnh: NVCC).

Chẳng hạn, đối với Nghị quyết 51/2017/QH14 về đổi mới sách giáo khoa, đến thời điểm này, đã thực hiện 3 năm ở bậc tiểu học, 2 năm ở trung học cơ sở và triển khai năm đầu tiên ở bậc trung học phổ thông.

Tuy nhiên, chất lượng sách giáo khoa (cả về nội dung kiến thức lẫn giá thành) vẫn đang là vấn đề nổi cộm, và đang được dư luận đặc biệt quan tâm. Nhất là câu chuyện giá sách giáo khoa dường như chưa từng "hạ nhiệt" qua các năm học.

Vì vậy, tôi rất mong Đoàn giám sát chỉ rõ trách nhiệm của Hội đồng thẩm định, của Bộ Giáo dục và Đào tạo hay của địa phương trong từng vấn đề, từ đầy rẫy "sạn" trong sách giáo khoa đến giá sách "tăng phi mã" .

Đồng thời, Đoàn giám sát cũng cần làm rõ, làm thế nào để sách giáo khoa được đưa vào nhà trường là một công cụ hỗ trợ học tập của học sinh, tránh tình trạng trước thềm năm học mới, sách giáo khoa "khan hiếm", phụ huynh phải đi lùng mua sách cho con lại gặp phải tình trạng: sách cần thì không có, sách có thì không phù hợp".

"Còn về Nghị quyết 88/2014/QH13, rất cần Đoàn giám sát đánh giá thực trạng, để xem các địa phương triển khai như thế nào... Vì trước khi có Nghị quyết 88/2014/QH13, cũng đã có rất nhiều chương trình 134,135, các dự án, chương trình hỗ trợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số nhưng đời sống của họ vẫn nằm trong "lõi nghèo", cuộc sống không mấy thay đổi. Bởi, có thấy được thực trạng mới triển khai đúng.

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là chương trình lớn, nhưng đến nay, mới chỉ có 3 tỉnh triển khai (Quảng Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu và Hà Nội), còn lại vẫn đang chờ hướng dẫn (Hướng dẫn, Thông tư ban hành nhưng vẫn vướng mắc không triển khai được).

Từ thực tế đó, có thể thấy, sự vào cuộc của các Bộ ngành được giao nhiệm vụ quá chậm. Có thể số tiểu dự án, dự án không triển khai được vì chờ khung, định mức, ủy thác... Văn bản ban hành mà vẫn không tháo gỡ được thì cơ sở đâu để triển khai?!", nữ Đại biểu nêu vấn đề.

Đại biểu Quốc hội Hồ Thị Minh cũng chỉ ra: "Còn một vấn đề nữa, đó là, sau hơn 2 năm triển khai chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông 2018, các địa phương đánh giá chất lượng khả quan, với những con số tích cực...

Tuy nhiên, cũng như rất nhiều đại biểu, tôi băn khoăn về chất lượng thực, bởi hiện tại, vẫn còn nhiều khoảng cách trong giáo dục, đặc biệt giữa các vùng miền. Nhất là trong bối cảnh ngành giáo dục đương đầu với "làn sóng" dịch bệnh Covid-19 trong thời gian qua, nhiều nhà trường, nhiều địa phương trong nhiều thời điểm phải tổ chức dạy học online. Rất khó để có thể đặt niềm tin tuyệt đối vào một kết quả tốt như vậy trong thời điểm hiện tại, khi mà vẫn còn tồn tại nhiều bỡ ngỡ, bất cập trong thực tiễn triển khai.

Nguy hại nhất là từ chính một "căn bệnh" đã xuất hiện từ lâu, mang tên bệnh thành tích. Bệnh thành tích ở một số nơi dường như đã "ăn sâu bén rễ" vào tư duy của một số bộ phận, một số cá nhân... có thể làm "méo mó" đi những đánh giá thực chất về hiệu quả của chương trình giáo dục phổ thông 2018.

ĐBQH: Đoàn giám sát cần rà soát báo cáo của trường, Phòng, Sở GD có chính xác? - Hình 2

Hơn 2 năm triển khai chương trình, sách giáo khoa mới cũng là lúc học sinh cả nước phải làm quen với học online do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. (Ảnh minh họa: Ngân Chi).

Không biết đến khi nào ngành giáo dục mới "cắt" được bệnh thành tích. Có quá nhiều vấn đề, có thể ví dụ, thí sinh thi 30 điểm vẫn trượt đại học; hay học sinh mới lớp 4, lớp 5 đã tham gia hàng chục cuộc thi trên mạng... Ngành đang quá nặng hình thức; các trường đang quá nặng phong trào... thì khó mà đánh giá đúng chất lượng học sinh.

Bởi vậy, tôi cũng mong Đoàn giám sát có thể rà soát, làm rõ chất lượng được báo cáo từ các nhà trường, các phòng Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo, có thực sự khách quan, chính xác?".

N ên bố trí cả đại biểu chuyên trách và kiêm nhiệm

Để nâng cao hiệu quả giám sát, Đại biểu Quốc hội Hồ Thị Minh đề cập đến một số kiến nghị, đề xuất như sau: "Đề nghị Ủy ban Dân tộc, Văn phòng Chính phủ và các Bộ ngành cần tháo gỡ những vướng mắc mà tại hội nghị trực tuyến sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2022, Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh đã kết luận; nhất là các kiến nghị đề xuất từ cơ sở (vì chính họ là những nhân tố quyết định trong quá trình triển khai).

Bởi, có chỉ ra được những vướng mắc trong thực tiễn quá trình triển khai, mới đề xuất được những giải pháp tháo gỡ "đúng", "trúng" và kịp thời.

Ví như với Thông tư 02/2022/TT-UBDT của Ủy ban Dân tộc ngày 30/6/2022 hướng dẫn thực hiện một số dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2020, giai đoạn I từ năm 2021 đến năm 2025; Thông tư 15/2022/TT-BTC ngày 04/3/2022 của Bộ Tài chính quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2020, giai đoạn I từ năm 2021 đến năm 2025; Nghị định 27/2022/NĐ-CP của Chính phủ ngày 19/4/2022 quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia: Mặc dù đã có văn bản nhưng trên thực tiễn vẫn còn nhiều vướng mắc nên không thực hiện được.

Công tác kiểm tra, giám sát là để tránh những sai sót trong quá trình thực hiện chủ trương trên.

Đối với những khó khăn, vướng mắc đang tồn tại, cũng chỉ đề xuất, kiến nghị đến các Bộ ngành, nên khâu tháo gỡ còn chậm.

ĐBQH: Đoàn giám sát cần rà soát báo cáo của trường, Phòng, Sở GD có chính xác? - Hình 3

Đại biểu quốc hội Hồ Thị Minh mong Đoàn giám sát làm rõ chất lượng được báo cáo từ các nhà trường, các phòng, Sở, có thực sự khách quan, chính xác? (Ảnh minh họa: Ngân Chi).

Chưa kể đến, hiện tại, hậu giám sát chỉ mới nắm qua các báo cáo văn bản, chứ chưa thấy thành lập đoàn để kiểm tra lại việc thực hiện kết luận của Đoàn giám sát, như vậy, rất khó để kiểm soát và đánh giá đúng mực về hiệu quả giám sát".

"Việc thành lập các Đoàn giám sát nên bố trí cả đại biểu chuyên trách và kiêm nhiệm, vì chính những đại biểu kiêm nhiệm là người đang thực hiện Nghị quyết 88/2014/QH13 và Nghị quyết 51/2017/QH14, chính những đại biểu kiêm nhiệm sẽ hiểu rõ bản chất của vấn đề và có những kiến nghị sát hơn", vị Đại biểu nhấn mạnh.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Nhan sắc thật của Lâm Tâm Như khiến 70 triệu người sốc nặngNhan sắc thật của Lâm Tâm Như khiến 70 triệu người sốc nặng
06:23:47 22/02/2025
Vì sao "Nữ tu bóng tối" của Song Hye Kyo nhận cà chua thối?Vì sao "Nữ tu bóng tối" của Song Hye Kyo nhận cà chua thối?
06:25:29 22/02/2025
Náo loạn khắp Weibo: "Tiểu tam" chối đây đẩy chuyện hẹn hò Hoàng Cảnh Du, "chính thất" lên tiếng dằn mặt!Náo loạn khắp Weibo: "Tiểu tam" chối đây đẩy chuyện hẹn hò Hoàng Cảnh Du, "chính thất" lên tiếng dằn mặt!
06:33:46 22/02/2025
Ngay khi biết chồng được thăng chức tăng lương, tôi làm một bữa thịnh soạn ăn mừng, nào ngờ anh tức giận hất đổ mâm cơmNgay khi biết chồng được thăng chức tăng lương, tôi làm một bữa thịnh soạn ăn mừng, nào ngờ anh tức giận hất đổ mâm cơm
06:57:53 22/02/2025
Những đạo diễn thành công ngay phim đầu tayNhững đạo diễn thành công ngay phim đầu tay
06:24:28 22/02/2025
Sao nam Vbiz đang bị truy lùng chỉ vì 1 phát ngôn: Hot tới mức dính tin hẹn hò đồng giới lẫn yêu Hoa hậu!Sao nam Vbiz đang bị truy lùng chỉ vì 1 phát ngôn: Hot tới mức dính tin hẹn hò đồng giới lẫn yêu Hoa hậu!
08:09:58 22/02/2025
Sao Việt 22/2: Thanh Hằng rủ chồng mỗi tuần tới một nhà hàng, Ý Nhi đẹp rạng rỡSao Việt 22/2: Thanh Hằng rủ chồng mỗi tuần tới một nhà hàng, Ý Nhi đẹp rạng rỡ
08:20:40 22/02/2025
Người đàn ông chiếm đoạt tờ vé số trúng thưởng của cụ bà 83 tuổiNgười đàn ông chiếm đoạt tờ vé số trúng thưởng của cụ bà 83 tuổi
10:16:43 22/02/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Lật thuyền chạy trốn phiến quân ở Congo, 22 người thiệt mạng

Lật thuyền chạy trốn phiến quân ở Congo, 22 người thiệt mạng

Thế giới

11:21:01 22/02/2025
Theo các chuyên gia của Liên hợp quốc, lực lượng phiến quân này được khoảng 4.000 quân từ nước láng giềng Rwanda hỗ trợ và thỉnh thoảng tuyên bố sẽ hành quân đến tận thủ đô Kinshasa của Congo, cách đó hơn 1.600 km.
Tất cả những nỗ lực của Lọ Lem: Càng đọc càng bực!

Tất cả những nỗ lực của Lọ Lem: Càng đọc càng bực!

Netizen

11:16:00 22/02/2025
Nếu được hỏi về một cô gái bạch nguyệt quang vừa xinh đẹp, học giỏi, kiếm nhiều tiền đỉnh lại ngoan ngoãn, lễ phép và khiêm tốn, hẳn nhiều cư dân mạng sẽ nhắc đến Lọ Lem - con gái đầu của MC Quyền Linh.
Cô gái bất ngờ nổi rần rần nhờ góc ban công 3m2 ngập tràn hoa tươi, cư dân mạng cảm thán: "Tuyệt đối điện ảnh"

Cô gái bất ngờ nổi rần rần nhờ góc ban công 3m2 ngập tràn hoa tươi, cư dân mạng cảm thán: "Tuyệt đối điện ảnh"

Sáng tạo

11:06:08 22/02/2025
Góc ban công có diện tích siêu nhỏ (chỉ 3m2) nhưng may mắn lại sở hữu vị trí thuận lợi khi luôn đón được lượng ánh sáng lý tưởng, vô cùng thích hợp cho việc trồng hoa.
Nữ thạc sĩ Cambridge xin vào sở thú làm công việc 'bốc mùi', 8h sáng đến 5h chiều chỉ quanh quẩn chăm thú

Nữ thạc sĩ Cambridge xin vào sở thú làm công việc 'bốc mùi', 8h sáng đến 5h chiều chỉ quanh quẩn chăm thú

Lạ vui

11:05:16 22/02/2025
Mã Nhã, 25 tuổi, từng tốt nghiệp Đại học ngoại ngữ Nam Kinh. Sau khi du học Anh, cô gái tài năng lần lượt tốt nghiệp ngành Khoa học sinh học tại Imperial College London và Viện Thú y thuộc Đại học Cambridge.
Vợ sao nam Vbiz nổi đóa trước thềm đám cưới, đáp trả căng: "Nghiệp từ miệng mà ra!"

Vợ sao nam Vbiz nổi đóa trước thềm đám cưới, đáp trả căng: "Nghiệp từ miệng mà ra!"

Sao việt

11:03:12 22/02/2025
Vào tối 21/2, Ngọc Trà gây hoang mang khi đăng tải dòng trạng thái bày tỏ rõ sự bức xúc trên mạng xã hội. Cô ẩn ý nhắc tới việc bị một người chọc phá, kiếm chuyện gây ảnh hưởng tới cuộc sống.
Chuyện tình "mưa dầm thấm lâu" của anh chàng khiếm thị với nữ ca sĩ hơn 14 tuổi

Chuyện tình "mưa dầm thấm lâu" của anh chàng khiếm thị với nữ ca sĩ hơn 14 tuổi

Tv show

10:50:43 22/02/2025
Lá thư tỏ tình với đàn chị hơn 14 tuổi dù chỉ ít dòng nhưng anh chàng đã phải mất mấy tiếng đồng hồ để ngồi soạn, chọn từng câu từng chữ...
Ba thế hệ diễn viên đóng vai Hoàng Dung hội ngộ

Ba thế hệ diễn viên đóng vai Hoàng Dung hội ngộ

Hậu trường phim

10:48:08 22/02/2025
Bộ truyện Anh hùng xạ điêu của nhà văn Kim Dung từng được chuyển thể lên màn ảnh nhiều lần và không ít lần gây ấn tượng tốt với khán giả.
Vụ tai nạn 6 người chết ở Sơn La: Khởi tố vụ án

Vụ tai nạn 6 người chết ở Sơn La: Khởi tố vụ án

Pháp luật

10:44:40 22/02/2025
Công an tỉnh Sơn La đã khởi tố vụ án hình sự, giữ người trong trường hợp khẩn cấp với tài xế xe khách gây ra vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng trên quốc lộ 6, khiến 6 người chết, 8 người bị thương.
Loại vi khuẩn gây ung thư dễ dàng lây trong cả gia đình

Loại vi khuẩn gây ung thư dễ dàng lây trong cả gia đình

Sức khỏe

10:41:55 22/02/2025
Bác sĩ kết luận bé H. bị viêm dạ dày - loét hành tá tràng, HP dương tính. Ngay lập tức, trẻ được yêu cầu nhập viện nội trú và điều trị theo phác đồ. Bác sĩ tư vấn cả gia đình của bé H. nên làm test vi khuẩn HP để có kế hoạch điều trị ph...
Kỳ lạ 1km đường có... 23 biển báo cấm đỗ xe

Kỳ lạ 1km đường có... 23 biển báo cấm đỗ xe

Tin nổi bật

10:38:20 22/02/2025
Thời gian gần đây, cơ quan chức năng lắp đặt các biển báo giao thông trên quốc lộ 27, đoạn đi qua xã Lạc Lâm, huyện Đơn Dương, Lâm Đồng. Đáng chú ý, trên 1km đường trước UBND xã Lạc Lâm có đến 23 biển báo cấm đỗ xe ngày chẵn.
Messi dập tắt hoài nghi lớn nhất đời cầu thủ

Messi dập tắt hoài nghi lớn nhất đời cầu thủ

Sao thể thao

10:35:15 22/02/2025
Liệu một cầu thủ bị coi chân yếu tay mềm như Lionel Messi có thể làm nên chuyện trong một đêm lạnh giá đến phi nhân tính ở Kansas City không? Tất nhiên là có.