Thanh toán không tiền mặt: Ngày càng được ưa chuộng
Dịch Covid-19 tạo “cú huých” thúc đẩy xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) trong chi tiêu của người tiêu dùng (NTD). Và, hơn 63% số người trưởng thành tại Việt Nam có tài khoản ở ngân hàng cũng là điều kiện quan trọng để ngân hàng số phát triển.
Tăng trưởng nhanh
Giao dịch TTKDTM ngày càng trở nên phổ biến trong cuộc sống hiện đại, đặc biệt, thói quen tiêu dùng qua kênh mua sắm online trong dịch Covid-19 với nhiều ưu điểm vượt trội đã thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyển đổi của loại hình dịch vụ thanh toán này.
Ông Phạm Tiến Dũng – Vụ trưởng Vụ thanh toán Ngân hàng Nhà nước (NHNN) – cho hay, TTKDTM đã có sự thay đổi rất lớn khi mọi thứ đều “lên mạng”. Trước kia, không có chuyện ngân hàng chịu trách nhiệm về cân gạo, cân thịt của NTD, nhưng hiện giờ người dùng đặt hàng qua ngân hàng và ngân hàng chịu trách nhiệm về những giao dịch này.
Thanh toán không dùng tiền mặt được dự báo sẽ tăng mạnh
Đánh giá về tốc độ tăng trưởng của hình thức TTKDTM, ông Nguyễn Đăng Hùng – Phó Tổng giám đốc Napas – cho biết: Hiện Napas xử lý 2,8 triệu giao dịch/ngày, tức gần 21.000 tỷ đồng/ngày, tương ứng gần 1 tỷ USD.
Video đang HOT
Cũng theo số liệu của NHNN, có đến 65% giao dịch TTKDTM đã được miễn và giảm phí trong đợt dịch Covid-19 vừa qua. Điển hình có ngân hàng đã giảm phí giao dịch từ 7.000 đồng/1 lượt xuống còn 0 đồng, trên 50% ngân hàng đã giảm phí. Hiện, tỷ trọng các giao dịch không dùng tiền mặt dưới 2 triệu đồng chiếm đến 70% giao dịch thanh toán.
“Nuôi dưỡng” thói quen tiêu dùng
Hiện nhiều nơi đã áp dụng TTKDTM và người dân cũng được hưởng nhiều tiện ích với phương thức thanh toán mới này. Tuy nhiên, chính sự thay đổi của người dùng đang đặt ra những thách thức mới cho các ngân hàng.
Theo ông Phạm Tiến Dũng, xây dựng hệ sinh thái là câu chuyện sống còn của các ngân hàng để giữ chân khách hàng. Vì hiện nay, người dân dùng ngân hàng điện tử không chỉ để chuyển khoản mà còn để thanh toán vé máy bay, bảo hiểm, vay tiêu dùng, mua sắm hàng hóa…
Ông Phạm Tiến Dũng cho hay, tháng 6 tới đây Chính phủ sẽ ban hành nghị định mới về TTKDTM. Nhưng, còn rất nhiều việc phải làm để phương thức này trở nên đại chúng hơn, thao tác thực hiện dễ và nhanh hơn nữa, để người lớn tuổi, người ở nông thôn cũng có thể thực hiện dễ dàng.
Với phương châm lấy khách hàng làm trọng tâm, ứng dụng thành tựu của Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0) làm nhân tố quyết định, để phát triển TTKDTM thời gian tới, NHNN xác định tiếp tục xây dựng, bổ sung hành lang pháp lý cho hoạt động động thanh toán điện tử, đáp ứng yêu cầu đối với các mô hình kinh doanh và sản phẩm dịch vụ mới trên nền tảng CNTT, trong đó tập trung vào ngân hàng số, thanh toán số…
Ngoài những giải pháp thiết thực của NHNN, hiện các ngân hàng cũng đang chung tay đẩy nhanh tiến trình thực hiện số hóa ngân hàng. Cụ thể, VietBank (Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương tín) đã triển khai ký kết biên bản ghi nhớ về việc nghiên cứu và ứng dụng thẻ chip nội địa Napas (VCCS) với Napas trong thanh toán giao thông, dự kiến thực hiện vào cuối năm 2020. Việc triển khai thí điểm ứng dụng thẻ chip nội địa Napas trong thanh toán giao thông có ý nghĩa quan trọng trong việc phổ cập các hình thức TTKDTM tới đại đa số người dân.
Theo số liệu mới nhất của NHNN, Việt Nam hiện có 88,5 triệu tài khoản ngân hàng. Riêng hệ thống thanh toán của NHNN xử lý 1 ngày 17 tỷ USD. Đến cuối năm 2019, giao dịch qua kênh internet tăng 64% về số lượng và 37% về giá trị.
NHNN đã chính thức trình Thủ tướng về việc thí điểm Mobile Money
Đây được xem là bước tiến rất quan trọng để Mobile Money sớm được triển khai, thúc đẩy thanh toán không tiền mặt tại Việt Nam.
Tại Hội nghị của Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp diễn ra sáng 9/5, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng cho biết, trong thời gian vừa qua, NHNN đã trình Thủ tướng Chính phủ Quyết định triển khai thí điểm dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các dịch vụ khác có giá trị nhỏ (Mobile Money) và đang khẩn trương hoàn tất các thủ tục trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định về thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt.
Đây được xem là bước tiến rất quan trọng trong việc thúc đẩy thanh toán không tiền mặt tại Việt Nam.
Theo định hướng của Chính phủ, đến cuối năm 2020, tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương diện thanh toán sẽ giảm xuống 10% từ mức 11,33% của năm trước. Trong bối cảnh, tỷ lệ tiền mặt lưu thông/ GDP của Việt Nam lên tới 20%, cao hơn nhiều so với các nước khác trong khu vực, mobile money được xem là một trong những giải pháp hiệu quả nhất để thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt.
Mobile money được kỳ vọng sẽ tiếp cận được bộ phận lớn người dân, đặc biệt với những người ở vùng sâu, vùng xa, chưa có tài khoản ngân hàng. Loại hình này sẽ cho phép các doanh nghiệp viễn thông như: VNPT, Vietel, MobiFone... tham gia vào thị trường thanh toán.
Theo TS. Cấn Văn Lực và Nhóm tác giả của Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV, tại Việt Nam, Mobile Money là dịch vụ tương đối mới, tuy nhiên có nhiều tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong tương lai xét về cả phía cung và cầu.
Về phía cung, Việt Nam có lượng lớn thuê bao điện thoại, khoảng 129,5 triệu thuê bao (theo TCTK, 2019); trong đó số điện thoại di động băng rộng 3G và 4G là hơn 61,3 triệu thuê bao, mạng điện thoại di động đã được phủ kín hầu hết các địa phương trên toàn quốc. Với 43,7 triệu người dùng smartphones (chiếm 45% dân số năm 2019), Việt Nam đang ở mức trung bình khu vực, cao hơn so với Ấn Độ, Philippines, Indonesia và Thái Lan. Việt Nam cũng thuộc nhóm quốc gia có tỷ lệ người dùng internet cao (70,3%) tương ứng 68,5 triệu người dùng internet năm 2019.
Nhiều công nghệ tiên tiến đang được áp dụng như xác thực sinh trắc (vân tay, khuôn mặt...); mã phản hồi nhanh (QR Code); mã hóa thông tin thẻ (Tokenization). Viettel và VNPT đã được NHNN cấp giấy phép cung cấp dịch vụ Trung gian thanh toán (TGTT). Cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia về dân cư cũng đang được xây dựng, có thể hoàn thành trong năm 2020, phục vụ việc định danh cá nhân trực tuyến (e-KYC).
Về phía cầu, còn rất nhiều dư địa để phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam. Hiện nay, mới có khoảng 63% người lớn (trên 15 tuổi) có tài khoản ngân hàng (theo NHNN, tháng 11/2019); còn theo Ngân hàng Thế giới (WB) thì tỷ lệ này khoảng 40% (2017), thấp hơn so Trung Quốc (80%) và Châu Á Thái Bình Dương (70%). Tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán của Việt Nam năm 2019 là 11,33% (giảm 0,45% so 2018), phải phấn đấu quyết liệt mới có thể đạt mục tiêu khoảng 10% cuối năm 2020 theo định hướng Chính phủ. Tỷ lệ tiền mặt trong lưu thông/GDP của Việt Nam năm 2019 là 20,2%, cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực. Ngoài ra, phát triển các hình thức thanh toán mới, hiện đại (trong đó có Mobile Money) phục vụ khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, những người chưa có tài khoản ngân hàng, góp phần thúc đẩy tài chính toàn diện (Financial Inclusion) cũng là một trong các mục tiêu trọng tâm của Chính phủ tại Chiến lược phát triển tài chính toàn diện đã được ban hành tháng 1/2020.
Miễn, giảm phí dịch vụ chuyển tiền ngân hàng đến hết năm 2020 Ngân hàng Nhà nước vừa chỉ đạo Công ty cổ phần Thanh toán quốc gia Việt Nam (NAPAS) và Trung tâm Thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam (CIC) tiếp tục triển khai thực hiện chương trình giảm phí dịch vụ lần 2 trong năm 2020. Cụ thể, NAPAS sẽ giảm 50% đối với phí dịch vụ chuyển tiền nhanh liên ngân...