Thành tích và bệnh ngụy thành tích trong giáo dục

Theo dõi VGT trên

Thành tích là sự ghi nhận nỗ lực thực chất thì bệnh ngụy thành tích là người ta chỉ xem trọng về lượng mà không có chất, khiến người ta trở nên lừa lọc, dối trá.

Trong lĩnh vực giáo dục, phong trào thi đua, ghi nhận thành tích được xem như một cách để tạo động lực học tập cho học sinh.

Tuy nhiên, điều khiến chúng ta lo lắng là, chính cách thức tổ chức các phong trào thi đua, vinh danh thành tích đã khiến mọi người quên đi giá trị thực của thành tích cũng như mục tiêu cốt yếu của giáo dục.

Chia sẻ vấn đề này với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, thầy Ngô Thành Nam – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Khai Nguyên (Thành phố Hồ Chí Minh), Cố vấn học tập Microsoft khẳng định: “Ranh giới giữa thành tích và bệnh thành tích là vô cùng mong manh, cần làm rõ hai yếu tố này.

Khi chưa đủ thành tích như mong đợi lại kèm theo một kì vọng nào đó thì người ta như có thêm chất xúc tác để mang trong mình căn bệnh thành tích”.

Bệnh ngụy thành tích khiến con người dễ rơi vào ảo tưởng, lừa lọc, dối trá

Theo quan điểm của thầy Ngô Thành Nam, thành tích là những kết quả mà cá nhân hoặc tổ chức đạt được bằng thực chất và sự nỗ lực hết sức của bản thân.

Ở mỗi giai đoạn, tùy thuộc vào mục tiêu giáo dục mà yêu cầu dành cho thành tích sẽ có sự thay đổi hoặc cập nhật thêm. Với đặc trưng ngành nghề thì ngành giáo dục luôn cần có các phong trào thi đua để động viên tinh thần của các cá nhân, các đơn vị.

Tuy nhiên, nếu cứ chạy đua theo thành tích, con người sẽ dễ quên đi giá trị thực của thành tích cũng như mục tiêu cốt yếu của giáo dục.

Thành tích và bệnh ngụy thành tích trong giáo dục - Hình 1

Cần hiểu rõ bản chất của thành tích, ghi nhận thành tích nhưng không nên có tư duy đạt thành tích bằng mọi giá (Ảnh minh họa: TTXVN)

“Thành tích và bệnh thành tích là hai yếu tố mà chúng ta cần làm rõ. Nếu như thành tích là sự ghi nhận các nỗ lực thực chất thì bệnh thành tích khiến cho người ta chỉ xem trọng về lượng mà không đảm bảo về chất, khiến người ta dễ ảo tưởng, lừa lọc, dối trá.

Tuy vậy, ranh giới giữa thành tích và bệnh thành tích lại vô cùng mong manh”, thầy Ngô Thành Nam phân tích.

Để phân biệt rõ hai yếu tố này trong giáo dục, thầy Nam đã nêu ra những ví dụ minh họa cụ thể.

Khi một đơn vị giáo dục biết tự nâng cao năng lực giảng dạy của giáo viên, cải thiện cơ sở vật chất, …để từ đó nâng cao được chất lượng giáo dục của đơn vị mình tốt hơn so với năm trước thì đó chính là thành tích, thành tích đạt được từ những nỗ lực thực chất.

Tuy nhiên, nếu một trường học chỉ tập trung vào việc làm sao kết quả báo cáo phải vượt trội, đạt được chỉ tiêu cao mà không quan tâm đến biện pháp cải thiện chất lượng, bằng mọi giá đạt thành tích và dẫn đến các hành vị thiếu trung thực, thiếu dân chủ,..thì đó chính là bệnh thành tích.

“Đã là bệnh, không ít thì nhiều đều gây tác hại đến người mang bệnh. Có vô số câu chuyện từ nhỏ đến lớn về bệnh thành tích đã được chia sẻ nhưng bản thân tôi vẫn nhớ mãi sự việc xảy ra trong đợt thi giáo viên giỏi ở một địa phương phía Bắc đầu năm 2019. Những học sinh có học lực yếu phải ở nhà để tránh ảnh hưởng đến tiết dạy đ.ánh giá.

Trong vai trò của một người thầy đã từng đứng trên bục giảng, tôi hiểu rằng các thầy cô trong sự việc trên có những nỗi niềm riêng mà đôi khi không biết ngỏ cùng ai.

Còn nhiều, rất nhiều câu chuyện nữa về bệnh thành tích mà sâu xa hơn là chúng ta đang dạy cho học sinh sự gian dối và người lớn chúng ta đang gian dối lẫn nhau”, thầy Nam chia sẻ.

Thầy Ngô Thành Nam cũng chia sẻ kết quả khảo sát của nhóm Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Phú, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký, Hội Khoa học Tâm lý – Giáo dục Việt Nam về “Bệnh thành tích” trong giáo dục.

Khảo sát đã thực hiện ở 8 trường trên địa bàn 4 tỉnh, thành phố cho ra kết quả 97,7% người khẳng định có “bệnh thành tích” trong giáo dục.

Thầy Nam cho biết: “Điều này khẳng định rằng bệnh thành tích không có gì xa lạ và dường như ai cũng biết, cũng thấy nhưng trị căn bệnh này thì chưa được thực hiện dứt điểm.

Biểu hiện của bệnh thành tích trong giáo dục nhiều vô kể và không quá khó để nhận diện căn bệnh này. Đó là sự thiếu trung thực trong học tập, giảng dạy, trong kiểm tra đ.ánh giá; là sự thiếu dân chủ trong việc bình bầu hay là sự che dấu sai phạm, yếu kém,…”.

Video đang HOT

Cần đ.ánh giá thành tích phù hợp với mục tiêu giáo dục

Thầy Ngô Thành Nam cho rằng, việc ghi nhận thành tích để tạo động lực cho học sinh là phù hợp nhưng không được cổ xúy việc tạo cho học sinh và cả người lớn tư duy phải đạt được thành tích cao bằng mọi giá.

Tạo động lực cho người học là một việc làm cần thiết và đáng được khuyến khích. Tuy nhiên, động lực đó là gì thì cần nghiêm túc nhìn nhận để có cách triển khai phù hợp.

Thành tích và bệnh ngụy thành tích trong giáo dục - Hình 2

Thầy Ngô Thành Nam cho rằng đ.ánh giá thành tích phải phù hợp với mục tiêu giáo dục (Ảnh: Thầy Nam cung cấp)

Trong chương trình giáo dục phổ thông mới, động lực để học sinh tham gia vào quá trình học tập là học để làm, học để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn, đó là mục tiêu dài hạn. Muốn phát triển bền vững thì mục tiêu của quá trình học tập phải là học để phục vụ cuộc sống và ứng dụng vào thực tế.

Đối với việc thi học sinh giỏi các cấp như hiện nay, hầu hết học sinh, giáo viên, nhà trường đều xuất phát từ động lực học để thi, học để giành g.iải t.hưởng, đó là mục tiêu ngắn hạn và không có nhiều ý nghĩa.

Việc công nhận thành thích thường được thực hiện thông qua thi cử, kiểm tra đ.ánh giá. Vì vậy, ngành giáo dục cần thực hiện một cách thực chất các nội dung này để việc đ.ánh giá thành tích phù hợp với mục tiêu giáo dục.

Hiện nay, nội dung giảng dạy tập trung vào việc phát triển phẩm chất, năng lực người học. Chính vì thế, xu hướng đ.ánh giá trong giáo dục cũng cần dựa theo năng lực người học. Đ.ánh giá năng lực nhằm giúp giáo viên có thông tin kết quả học tập của học sinh để điều chỉnh hoạt động giảng dạy, giúp học sinh điều chỉnh hoạt động học tập.

“Theo tôi, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã có nhiều quy định mới để việc đ.ánh giá thật sự có ý nghĩa. Điển hình đó là sự ra đời của các thông tư 30/2014/TT-BGDĐT và Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT.

Tinh thần của các thông tư rất rõ ràng và tiến bộ nhưng khi đem vào áp dụng thì nhiều đơn vị, giáo viên lại vô tình tạo ra tiêu cực đáng buồn.

Không ít trường hợp giáo viên chủ nhiệm đi xin điểm đồng nghiệp là các giáo viên bộ môn để học trò của mình được xếp loại cao trong học tập.

Hiện nay, ngành giáo dục vừa tiếp nhận thông tư 27/2020/TT-BGDĐT với một số điểm mới liên quan đến công tác đ.ánh giá. Tôi hy vọng việc đ.ánh giá sẽ được thực hiện một cách chính xác, trung thực”, thầy Nam chia sẻ.

Chia sẻ về mục tiêu và cách đ.ánh giá thành tích tại trường Tiểu học Khai Nguyên, thầy Nam cho biết, thành tích không phải là mục tiêu chính hướng đến cho cả nhà trường lẫn giáo viên và học sinh.

Với triết lý giáo dục Khai phóng, trường Khai Nguyên mong muốn tạo ra một thế hệ học sinh là những con người tự do, dám sáng tạo, chủ động kiến tạo tri thức, để các em tìm thấy niềm vui trong học tập và trở thành những con người hạnh phúc.

Chính vì thế, trong các tiêu chí đ.ánh giá giáo viên, nhà trường không đưa nội dung về thành tích học sinh vào dù tiêu chí này chiếm một tỉ trọng nhỏ nhưng căn bệnh thành tích hoàn toàn có thể xảy ra.

“Để chữa trị được bệnh thành tích là việc không dễ và đòi hỏi sự phối hợp của nhiều bộ phận liên quan.

Điều quan trọng là thay đổi tư duy của cán bộ quản lý trong việc xây dựng trường học: cần hình thành tư duy nói không với bệnh thành tích, tôn trọng sự phát triển thực chất của học sinh.

Việc đ.ánh giá thành tích của nhà trường, giáo viên thông qua thành tích của học sinh cũng nên được thay bằng việc tạo hứng thú học tập cho học sinh cũng như việc dạy làm học làm người, khả năng thích ứng trong xã hội tương lai.

Thay vì đầu tư t.iền của cho các lò luyện, nhà trường hãy nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên, cải thiện cơ sở vật chất để học sinh có điều kiện trải nghiệm quá trình học tập của mình nhiều hơn”, thầy Nam khẳng định.

Báo cáo hàng năm đều là con số so sánh, còn áp lực thành tích còn học thêm

Mặc dù chúng ta nói nhiều về chống bệnh thành tích trong giáo dục nhưng báo cáo hằng năm vẫn là con số so sánh, còn áp lực thành tích là còn dạy thêm, học thêm.

Ngày 22/12/2020, Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành Công văn số 4290/GDĐT-TH với nội dung yêu cầu: "Tiếp tục thực nghiệm nghiêm các quy định của Bộ, tuyệt đối không dạy thêm, học thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống".

Mục tiêu của việc cấm dạy thêm, học thêm là để giảm bớt tình trạng chạy theo thành tích, giảm bớt áp lực học tập cho học sinh.

Tuy nhiên, điều khiến nhiều người băn khoăn là, khi sĩ số lớp học còn quá động, một lớp học có nhiều đối tượng học sinh khác nhau, có học sinh tiếp thu chậm, học yếu và có nhu cầu học thêm thì liệu có trái quy định.

Ngày 16/12, báo Sài Gòn giải phóng đã có bài viết "Hãy trả em về đúng lớp" phản ánh tình trạng nhiều học sinh lớp 3, lớp 4 học trường điểm ở những quận nội thành tại Thành phố Hồ Chí Minh nhưng khả năng đọc, viết rất kém, thậm chí có những em đ.ánh vần, đọc chậm hơn cả những học sinh lớp 1. [1]

Vấn đề đặt ra là khi việc học thêm xuất phát từ nhu cầu của học sinh, phụ huynh thì những quy định cấm dạy thêm, học thêm liệu có phù hợp?

Học thêm là nhu cầu chính đáng nhưng dễ có xung đột lợi ích

Chia sẻ với phóng viên của Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, Thạc sĩ Tạ Thị Thu - Phó hiệu trưởng Trường Tiểu học ICS (Thành phố Hồ Chí Minh) khẳng định: Học thêm là nhu cầu chính đáng của học sinh, phụ huynh nhưng không có nghĩa là việc tổ chức dạy thêm, học thêm là hợp lý.

Theo chia sẻ của cô Thu, có nhiều bố mẹ có mong muốn bổ sung kiến thức hoặc bồi dưỡng thêm cho con, nhu cầu này là hoàn toàn chính đáng.

"Có những lớp học sĩ số đến 40 em thì sẽ rất khó đồng bộ chất lượng cho tất cả đối tượng học sinh, sẽ có những học sinh không theo kịp tiến độ, có những học sinh lại có lực học vượt trội.

Điều này đưa đến những nhu cầu khác nhau, ví dụ bạn yếu thì có nhu cầu phụ đạo để bổ sung, vá lỗ hổng kiến thức, có những bạn học giỏi nhưng gia đình vẫn muốn bồi dưỡng phát triển thêm cho con", cô Thu phân tích.

Đặc biệt, đối với những học sinh yếu, nếu không được hỗ trợ học thêm thì sẽ dễ bị bỏ lại phía sau, không theo kịp tiến độ chương trình, đây là điều cả giáo viên và gia đình đều không mong muốn và cần có giải pháp giúp học sinh tiến bộ.

Báo cáo hàng năm đều là con số so sánh, còn áp lực thành tích còn học thêm - Hình 1

Thạc sĩ Tạ Thị Thu cho rằng, cấm dạy thêm học thêm nhằm ngăn chặn hành vi trục lợi, chèn ép học sinh nhưng chưa giải quyết phần gốc của vấn đề (Ảnh: Nhân vật cung cấp)

Tuy nhiên, cô Thu cũng khẳng định rằng, quy định cấm dạy thêm, học thêm đối với học sinh tiểu học của Sở Giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh là nhằm quán triệt sâu sắc và ngăn chặn vấn đề khi dạy thêm xảy ra những xung đột về lợi ích.

"Giáo viên là người có quyền lực mềm trong lớp học, quyền cung cấp kiến thức, xây dựng chương trình bài học, chuyển tải kiến thức tới học sinh.

Chính vì vậy, nếu giáo viên xuất phát từ lợi ích cá nhân, họ muốn dạy thêm cho học sinh, họ có thể giảm bớt kiến thức chương trình chính khóa để đưa vào những lớp học thêm, buộc học sinh phải tham gia.

Lúc này, việc dạy thêm, học thêm không còn là nhu cầu từ phía phụ huynh và người học. Giữa 2 lợi ích, lợi ích chung và lợi ích cá nhân xung đột với nhau" cô Thu cho biết.

Chính vì lý do đó, để đảm bảo chất lượng dạy học trên lớp, sở Giáo dục ban hành quy định cấm dạy thêm, học thêm, ngăn chặn hành vi trục lợi, ngăn chặn những nhân tố đi lệch hướng, sử dụng quyền lực của giáo viên để chèn ép học sinh.

Ngăn chặn dạy thêm, học thêm là ngăn chặn việc trục lợi, lạm dụng quyền lực mềm của người giáo viên để ép học sinh học thêm, đồng thời giảm bớt áp lực về bệnh thành tích trong các nhà trường, các lớp học.

Theo Thạc sĩ Tạ Thị Thu, mặc dù Bộ Giáo dục đã cởi trói nhưng nhiều trường học, giáo viên vẫn đi theo lối mòn, tự tạo áp lực với thành tích.

Cô Thu cho biết: "Khi giáo viên lo lắng lớp mình không đạt điểm cao, lớp mình không có g.iải t.hưởng, tự họ tạo tâm lý thành tích, họ cảm thấy thời lượng chính khóa không đủ để giúp các con năm vững kiến thức, từ đó xuất hiện những lớp học thêm.

Mặc dù các văn bản đều hướng đến việc chống bệnh thành tích nhưng báo cáo tổng kết hằng năm, nếu nhà trường vẫn đưa ra con số so sánh, lớp này hơn thua lớp kia thì giáo viên áp lực với thành tích là điều dễ hiểu.

Điều này cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới việc dạy thêm học thêm mà mục tiêu không phù hợp."

Không nên dừng lại ở việc ban hành văn bản quy định

Theo quan điểm của Thạc sĩ Tạ Thị Thu, cùng với việc ban hành văn bản quy định cấm dạy thêm, học thêm thì phải thực hiện những giải pháp, giải quyết vấn đề ở phần gốc. Cụ thể, cô Thu đưa ra ba giải pháp quan trọng.

Thứ nhất, phải đáp ứng được nhu cầu đời sống vật chất cho giáo viên. Khi giáo viên yên tâm về thu nhập, không còn lo lắng trang trải cuộc sống, họ sẽ tâm huyết, yêu nghề hơn, có thời gian đầu tư cho công tác giảng dạy và không còn tình trạng mở lớp dạy thêm.

Thứ hai, nhà trường, đội ngũ quản lý cần trang bị cho giáo viên những công cụ, phương pháp để đổi mới nội dung dạy học.

"Theo chương trình mới, chúng ta có những cách kiểm tra đ.ánh giá học sinh theo hướng phát triển năng lực, đặc biệt nên chú trọng dạy học theo phân hóa đối tượng.

Khi thầy cô có cách để phân hóa đối tượng thì sẽ có giải pháp đáp ứng được các nhu cầu khác nhau của nhiều đối tượng học sinh trong cùng một lớp, điều này sẽ hạn chế việc mở những lớp dạy thêm cũng như những vấn đề tiêu cực trong giáo dục", cô Thu chia sẻ.

Thứ ba, việc dạy thêm nên để cho các trường ngoại khóa hoặc trung tâm ngoại khóa đảm nhận thực hiện.

Theo cô Thu, khi nhu cầu học thêm chính đáng thì nên để cho các tổ chức có chuyên môn thực hiện dạy thêm. Những trung tâm hoàn toàn độc lập với trường học, phụ huynh và trung tâm sẽ tự thỏa thuận về mức phí để học theo nhu cầu,

Như vậy, việc dạy thêm, học thêm được minh bạch, không nhập nhằng giữa lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể.

"Tại trường Tiểu học ICS, chúng tôi thiết lập mối quan hệ chặt chẽ giữa Nhà trường với phụ huynh. Khi có đối tượng học sinh cần hỗ trợ đặc biệt về học lực, giáo viên sẽ có những cuộc gặp gỡ, trao đổi, chia sẻ với phụ huynh về cái mức học của con và đưa ra giải pháp cụ thể.

Nhà trường sẽ bổ trợ kiến thức cho học sinh ngay trong khung giờ chính khóa ở trường ( ví dụ như khung giờ hoạt động ngoại khóa), các con có thể học theo nhóm 3 - 5 bạn hoặc nhóm 1 - 1 , qua từng giai đoạn giúp con vượt qua những phần kiến thức mình chưa vững.

Điều quan trọng là trường kiến tạo một môi trường giáo dục không áp lực thành tích, giúp học sinh học tập theo hướng phát triển năng lực, khơi gợi niềm yêu thích học tập, sáng tạo của trẻ", cô Thu chia sẻ.

Chia sẻ về quy định cấm dạy thêm, học thêm, thầy Ngô Thành Nam - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Khai Nguyên (Thành phố Hồ Chí Minh), Cố vấn học tập Microsoft cho biết: Bài toán cần giải quyết cho vấn đề này là làm sao để phân biệt được ranh giới giữa tự nguyện hay bị ép buộc khi học sinh tham gia học thêm.

Báo cáo hàng năm đều là con số so sánh, còn áp lực thành tích còn học thêm - Hình 2

Thầy Ngô Thành Nam cho rằng, dạy thêm học thêm là cần thiết khi xuất phát từ nhu cầu thực tế, có thật (Ảnh: Nhân vật cung cấp)

"Cả Bộ Giáo dục và Sở Giáo dục đều lo ngại việc phát sinh những tiêu cực từ hoạt động dạy thêm, học thêm. Và thực tế đã có những tiêu cực như vậy diễn ra trong thời gian qua.

Chính vì vậy, quy định cấm dạy thêm, học thêm là có cơ sở và xuất phát từ những vấn đề thực tiễn", thầy Nam khẳng định.

Tuy nhiên, thầy Ngô Thành Nam cũng cho rằng, học sinh yếu kém sẽ có nhu cầu cần được phụ đạo, đặc biệt đối với những em gia đình không có điều kiện hỗ trợ việc học tập ở nhà.

"Việc phụ đạo thêm cho học sinh là việc cần thiết khi nó xuất phát từ nhu cầu thực tế, có thật của gia đình và học sinh. Tuy nhiên, đối tượng được phụ đạo là ai, nội dung học là gì, học ở đâu, quy trình để tổ chức dạy học,... là những vấn đề cần minh bạch, rõ ràng để tránh nảy sinh vấn đề tiêu cực.

Ngoài ra, sự tham gia vào công tác tổ chức, quản lý cũng như sự đồng thuận từ phía phụ huynh cũng là yếu tố cần xem xét khi triển khai dạy thêm, học thêm", thầy Nam nhấn mạnh.

Có thể khẳng định rằng, để giảm áp lực về thành tích trong giáo dục, từng trường học, từng cơ sở giáo dục phải có cách làm đồng bộ, hệ thống.

Những người lãnh đạo, những người đi đầu trong giáo dục phải có tâm lý vững vàng, chủ động tình huống, xây dựng nền tảng đội ngũ giáo viên chất lượng để tránh được những tiêu cực trong hoạt động dạy và học.

Quy định cấm dạy thêm, học thêm cũng cần giải quyết những vấn đề mang tính bản chất, các cấp lãnh đạo cần đồng hành cùng giáo viên để hướng đến những mục tiêu tốt đẹp cho ngành giáo dục.

Tài liệu tham khảo:

[1] https://www.sggp.org.vn/hay-tra-em-ve-dung-lop

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Chồng Midu k.hoe b.ody vạm vỡ, ôm chầm vợ trong chuyến đi tuần trăng mật
07:13:21 05/07/2024
Phản hồi chính thức vụ Nam Thư bị tố giật chồng, l.ộ c.lip nhạy cảm
07:05:29 05/07/2024
Mỹ nhân Hoa ngữ gây ức chế nhất hiện tại: Chồng yêu bằng cả tính mạng nhưng vợ lại mập mờ với "tiểu tam"
06:11:04 05/07/2024
Sự chiếm hữu độc hại của mẹ Nine Naphat và "con tốt thí" Baifern Pimchanok
06:39:30 05/07/2024
Mỹ nam quyền lực nhất showbiz vẫn trẻ đẹp sau 30 năm, giải nghệ sống ẩn dật với 1800 tỷ
06:29:29 05/07/2024
Nam Thư: "Tôi không có nhu cầu làm người thứ ba"
06:08:04 05/07/2024
Vợ chồng Đỗ Mỹ Linh lần đầu đăng ảnh nét căng của "con gái rượu", hot kid mới đây rồi!
07:17:15 05/07/2024
Rộ tin Anh Tú Atus và Diệu Nhi xích mích sau phát ngôn: "Bé Nhi rất khó chịu khi xem Tú nhảy với gái?"
06:24:47 05/07/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Vừa trở về từ chuyến du lịch, tôi bị mẹ chồng đuổi ra khỏi nhà sau khi đọc quyển sổ trong ngăn tủ

Góc tâm tình

08:50:26 05/07/2024
Vừa vào nhà, tôi thấy mẹ chồng đang ngồi trên ghế với vẻ mặt vô cùng tức giận, trước mặt bà là cuốn sổ ghi chép của tôi. Tôi người miền núi lấy chồng về ngoại thành Hà Nội.

Giải mã sức sống mãnh liệt phong cách Indochine trong kiến trúc Việt Nam

Trắc nghiệm

08:48:30 05/07/2024
Vừa mang thiết kế đậm nét sang trọng châu Âu, nhưng vẫn thấp thoáng nét mộc mạc Á Đông, phong cách Indochine đã in dấu trên những công trình kiến trúc tuyệt tác bậc nhất từ Bắc tới Nam.

Băng Di đăng bức thư ẩn ý giữa tin chia tay bạn trai Việt kiều

Sao việt

08:46:19 05/07/2024
Băng Di chia sẻ bức thư viết tay trên mạng xã hội. Nữ diễn viên sinh năm 1989 được người này nhắn gửi lời chúc tốt đẹp trong thời gian tới

Bắt một phụ nữ vu khống, xúc phạm công an ở Đắk Nông

Pháp luật

08:44:26 05/07/2024
Do không đồng tình với kết quả giải quyết của công an, một phụ nữ ở Đắk Nông đã đăng tải các clip có nội dung xúc phạm, vu khống lực lượng công an và các linh mục, chức sắc tôn giáo.

Tranh cãi động thái của mẹ Nine Naphat giữa lúc con trai khóc nức nở vì chia tay Baifern Pimchanok

Sao châu á

08:41:46 05/07/2024
Nhiều người tràn vào k.hủng b.ố trang cá nhân của mẹ Nine, cho rằng đây là động thái chứng tỏ bà Pimpaka nhẹ nhõm và vui vẻ sau khi con trai chia tay bạn gái.

Mình yêu nhau, bình yên thôi - Tập 89: Lâm gợi ý mẹ Ngọc mở hàng ăn

Phim việt

08:35:33 05/07/2024
Trong lúc đi mua sơn, Lâm vô tình phát hiện quán cơm trước đây rất đông khách nay đã đóng cửa. Anh tò mò hỏi người bán hàng thì biết được sự tình.

Đoàn làm phim 'Những nẻo đường gần xa' đóng máy

Hậu trường phim

08:20:53 05/07/2024
Bộ phim Những nẻo đường gần xa đã đi hơn một nửa chặng đường, ngày 3/7, đoàn làm phim đã hoàn thành những cảnh quay cuối cùng và chính thức đóng máy.

Vikings Esports LOL: tiểu sử, thành tích, đội hình

Mọt game

08:10:05 05/07/2024
Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu về Vikings Esports, ngôi sao mới nổi trong bộ môn Liên Minh Huyền Thoại.

An Nhiên 'Trạm cứu hộ trái tim' có làn da căng khỏe nhờ bí quyết này trước khi ra khỏi nhà

Làm đẹp

08:07:53 05/07/2024
Lương Thu Trang mới đây gây sốt với vai An Nhiên trong Trạm cứ hộ trái tim , ngoài diễn xuất tiến bộ, nữ diễn viên còn khoe được làn da căng bóng mịn màng.

Thành phố ở Đức đổi tên để chào mừng Taylor Swift

Nhạc quốc tế

08:06:25 05/07/2024
Các quan chức thành phố Gelsenkirchen tại Đức đã quyết định tạm thời đổi tên thành phố thành Swiftkirchen nhằm chào mừng sự có mặt của Taylor Swift tại đây. Nữ ca sĩ sẽ có 3 đêm diễn hoành tráng thuộc khuôn khổ Eras Tour tại nơi này.

Mẹ Sơn Tùng hát mừng "giai yêu" đạt 50 triệu view, nhưng danh tính cô gái ngồi cạnh mới gây chú ý

Nhạc việt

08:03:02 05/07/2024
Trong đoạn clip có thể thấy mẹ của Sơn Tùng hát và nhún nhảy theo giai điệu của Đừng Làm Trái Tim Anh Đau cùng dòng caption dễ thương Chúc mừng zai iu đạt 50 triệu lượt xem và 11 triệu lượt theo dõi .