Thành tích của học sinh Việt Nam trong các kỳ thi Olympic quốc tế 2019
Tại các kỳ thi Olympic Tin học, Hóa học, Toán, Sinh học, Vật lý năm 2019, học sinh Việt Nam đã đạt được nhiều thành tích xuất sắc, để lại dấu ấn tốt đẹp trong lòng bạn bè quốc tế.
Với thành tích 2 vàng, 4 bạc, đoàn Việt Nam xếp thứ 7 trong số 110 quốc gia, vùng lãnh thổ dự thi Olympic Toán học. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)
Tại kỳ thi Olympic Tin học quốc tế (IOI) lần thứ 31, diễn ra từ ngày 4 đến 11-8-2019, tại Baku, Azerbaijan, cả 4 học sinh của Đoàn Việt Nam đều giành được huy chương.
Trước đó, tại các kỳ thi Olympic Hóa học, Toán, Sinh học, Vật lý, học sinh Việt Nam cũng đạt được nhiều thành tích xuất sắc, để lại dấu ấn tốt đẹp trong lòng bạn bè quốc tế.
Tin học: 2 huy chương vàng, 1 huy chương bạc và huy chương đồng
Trong kỳ thi Olympic Tin học quốc tế (IOI) lần thứ 31 được tổ chức tại Azerbaijan, từ ngày 4 đến 11/8/2019.
Đoàn Việt Nam có 4 thí sinh tham gia đều đạt giải với 2 huy chương vàng, 1 huy chương bạc và 1 huy chương đồng.
Cụ thể, 2 huy chương vàng thuộc về em Trịnh Hữu Gia Phúc, học sinh lớp 12 chuyên Tin, Trường Trung học phổ thông chuyên Lam Sơn, Thanh Hóa; Học sinh Bùi Hồng Đức trường trung học phổ thông chuyên Khoa học Tự nhiên- Đại học Quốc gia Hà Nội.
Huy chương bạc thuộc về em Vũ Hoàng Kiên trường chuyên Khoa học Tự nhiên-Đại hội Quốc gia Hà Nội.
Thí sinh Nguyễn Minh Tùng trường chuyên Khoa học tự nhiên-Đại học quốc gia Hà Nội giành huy chương đồng.
Với thành tích này, đoàn học sinh Việt Nam và Hàn Quốc đứng thứ 4 trên bảng xếp hạng các nước tham dự, đứng đầu cuộc thi là Nga, Trung Quốc và Mỹ.
Hóa học: 2 huy chương vàng và 2 huy chương bạc
Kỳ thi Olympic Hóa Học quốc tế (IChO) lần thứ 51 được tổ chức tại Paris (Pháp) từ ngày 21 đến 30/7/2019, với sự tham gia của hơn 300 thí sinh đến từ hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Video đang HOT
Đoàn học sinh Việt Nam tham dự gồm 4 em, cả 4 em đều đoạt giải, gồm 2 huy chương vàng và 2 huy chương bạc.
Cụ thể huy chương vàng thuộc về Trần Bá Tân, lớp 12 Trường trung học phổ thông Chuyên Hà Nội-Amsterdam và Nguyễn Văn Chí Nguyên, học sinh lớp 12 Trường trung học phổ thông Chuyên Lam Sơn, Thanh Hóa.
Em Trần Bá Tân đạt kết quả xuất sắc với điểm số 95,47/100, xếp thứ 4/37 thí sinh giành huy chương vàng. Đặc biệt, Tân còn có thêm giải “Best Practical Exam” (Bài thực hành tốt nhất) với điểm số 40/40 cùng với 2 thí sinh Trung Quốc và Slovakia.
Đây là lần đầu tiên trong các kỳ thi ICho, thí sinh Việt Nam đạt điểm tuyệt đối phần thi thực hành.
2 em giành huy chương bạc là Nguyễn Đình Hoàng, học sinh lớp 12 Trường trung học phổ thông Chuyên Nguyễn Tất Thành, Yên Bái và Phạm Thanh Lâm, học sinh lớp 12 Trường trung học phổ thông Chuyên Lê Hồng Phong, Nam Định.
Với kết quả này, đội tuyển Việt Nam xếp thứ 5 toàn đoàn, sau Trung Quốc, Hàn Quốc, Nga và Mỹ.
Toán: 2 huy chương vàng và 4 huy chương bạc
Kỳ thi Olympic Toán quốc tế (IMO) lần thứ 60 được tổ chức tại thành phố Bath, Vương quốc Anh, từ ngày 15 đến 22/7/2019, với sự tham dự của học sinh đến từ 110 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Đội tuyển Việt Nam gồm 6 thành viên và cả 6 em đều đoạt giải, gồm 2 huy chương vàng và 4 huy chương bạc.
Cụ thể, 2 huy chương vàng thuộc về em Nguyễn Nguyễn, học sinh Trường Phổ thông năng khiếu, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh; em Nguyễn Thuận Hưng, học sinh Trường trung học phổ thông chuyên Trần Phú, Hải Phòng.
4 huy chương bạc thuộc về em Phan Minh Đức, học sinh Trường trung học phổ thông chuyên Hà Nội-Amsterdam; em Vũ Đức Vinh, học sinh Trường trung học phổ thông chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An; Em Vương Tùng Dương, học sinh Trường trung học phổ thông chuyên Vĩnh Phúc; em Nguyễn Khả Nhật Long, học sinh Trường trung học phổ thông chuyên Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Với kết quả này, đội tuyển quốc gia Việt Nam đã tiến 13 bậc so với IMO năm 2018 và xếp thứ 7/110 đoàn tham dự.
Sinh học: 1 huy chương bạc, 3 huy chương đồng
Kỳ thi Olympic Sinh học quốc tế (IBO) lần thứ 30 được tổ chức tại thành phố Szeged, Hungary từ ngày 14-21/7/2019, với sự tham gia của 74 nước và vùng lãnh thổ.
Cả 4 học sinh Việt Nam tham dự đều đoạt giải với 1 huy chương bạc, 3 huy chương đồng.
Cụ thể, huy chương bạc thuộc về em Hoàng Minh Trung, học sinh lớp 12, Trường trung học phổ thông chuyên Lam Sơn, Thanh Hóa.
Huy chương đồng thuộc;các em Dương Tùng Lâm, học sinh lớp 12, Trường trung học phổ thông chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An; Hà Vũ Huyền Linh, học sinh lớp 11, Trường trung học phổ thông chuyên Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội; Hoàng Thị Huyền Trang, học sinh lớp 12, Trường trung học phổ thông chuyên Hùng Vương, Phú Thọ
Vật lý: 3 huy chương vàng và 2 huy chương bạc
Với thành tích 3 huy chương vàng, 2 huy chương bạc, đoàn Việt Nam xếp thứ 4 của cuộc thi Olympic Vật lý quốc tế. (Nguồn: moet.gov)
Kỳ thi Olympic Vật lý quốc tế (IPhO) lần thứ 50 được tổ chức tại Israel từ ngày 7 đến 15/7/2019, với sự tham gia của 360 học sinh đến từ 78 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Đoàn Việt Nam gồm 5 em tham dự, cả năm học sinh dự thi đều đoạt giải, gồm 3 huy chương vàng và 2 huy chương bạc.
Cụ thể, 3 em đoạt huy chương vàng là Trần Xuân Tùng, học sinh lớp 12, Trường trung học phổ thông chuyên Hà Nội-Amsterdam; Nguyễn Xuân Ưng, học sinh lớp 12, Trường trung học phổ thông chuyên Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội; Nguyễn Khánh Linh, học sinh lớp 12, Trường trung học phổ thông chuyên Lam Sơn, Thanh Hóa.
2 huy chương bạc thuộc về em Lê Việt Hoàng, học sinh lớp 12, Trường trung học phổ thông chuyên Biên Hòa, Hà Nam; Trịnh Duy Hiếu, học sinh lớp 12, Trường trung học phổ thông chuyên Bắc Giang, Bắc Giang.
Với kết quả này, đội tuyển quốc gia Việt Nam đứng thứ 4, sau đoàn Trung Quốc, Hàn Quốc và đoàn Nga.
Riêng em Nguyễn Khánh Linh vừa đoạt huy chương vàng vừa đạt giải đặc biệt nữ sinh có thành tích cao nhất Olympic./.
Đàm Trung
Theo TTXVN/Vietnamplus
3 sự kiện nổi bật chứng minh những tín hiệu đáng mừng của nền Giáo dục Việt 2018
Cùng nhìn lại những điểm sáng ấn tượng về giáo dục Việt Nam trong năm vừa qua.
Thành tích tại Olympic khu vực và quốc tế
Theo thống kê của Bộ Giáo dục & Đào tạo, toàn bộ 38 lượt học sinh thuộc 7 đội tuyển dự thi Olympic đều đạt huy chương trong đó có 18 huy chương vàng, 14 huy chương bạc và 11 huy chương đồng. Đặc biệt, tại Olympic Toán và Khoa học Quốc tế, lần đầu tiên học sinh Việt Nam giành 8 Huy chương vàng.
Có thể nói, 2018 là năm đoàn học sinh Việt Nam đạt được thành tích cao tại các kỳ thi Olympic khu vực và quốc tế so với các năm trước đây.
Thành tích của học sinh Việt Nam tại các kỳ thi Olympic khu vực và quốc tế những năm gần đây thể hiện sự vươn lên mạnh mẽ ở các môn môn khoa học tự nhiên khác như Hóa học, Vật lí, Sinh học. Học sinh Việt Nam đạt 4 Huy chương vàng Olympic Vật lí Châu Á Thái Bình Dương, xếp thứ 3 Olympic Tin học Châu Á Thái Bình Dương.
Tại kỳ thi Olympic Sinh học, năm qua, đội tuyển Việt Nam dẫn đầu về thành tích với cả 4 học sinh đều đạt huy chương. Đặc biệt, em Nguyễn Phương Thảo giành huy chương vàng, đồng thời là thí sinh có điểm cao nhất trong số 261 học sinh dự thi.
Triết lý giáo dục hướng tới sự tự do
Có một điều ngẫu nhiên, từ khóa "triết lý giáo dục" lại xuất hiện trong các thảo luận khi mổ xẻ các vụ việc bạo hành, hay tranh luận tại diễn đàn sửa luật. Ngày 15/11, phát biểu tại nghị trường, đại biểu Quốc hội Phạm Trọng Nhân nói rằng: "Một nền giáo dục thiếu triết lý cũng như thiếu ngọn hải đăng dẫn đường. Đời người chỉ có một quãng thời gian ngắn ngủi ngồi trên ghế nhà trường. Do đó, những gì là tinh hoa của nhân loại, dân tộc và thời đại cần được chắt lọc để hướng dẫn thế hệ trẻ. Quốc hội đã quyết tâm cho một lần sửa đổi toàn diện thì cần thêm một lần mạnh dạn tư duy cho một nền giáo dục thỏa mãn tư duy, nhu cầu và điều kiện của cuộc cách mạng lần này".
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khi hồi đáp các ý kiến của đại biểu Quốc cho biết đã chỉ đạo một nhóm nghiên cứu ở đề tài cấp quốc gia và nghiên cứu thật sự cẩn thận để tạo sự thống nhất cao về triết lý giáo dục trong mục tiêu và nguyên lý giáo dục để có định hướng trong chỉ đạo các hoạt động của giáo dục tới đây.
Ngày 7/12, khi phân tích về hiện tượng bao hành, TS Tâm lý học Lê Nguyên Phương chỉ ra vòng luẩn quẩn sợ lẫn nhau: Học sinh sợ giáo viên, giáo viên sợ hiệu trưởng, hiệu trưởng sợ quan chức giáo dục... . Để chấm dứt sự sợ hãi, cần thay đổi nhận thức về bản chất của con người và giáo dục. Điều đó đòi hỏi mỗi người có liên quan tới giáo dục phải nhận diện được ý nghĩa của việc làm người trong mối quan hệ với thiên nhiên, xã hội, và với chính mình. Đây là những vấn đề mang tính triết lý giáo dục, không ai có thể trốn tránh trách nhiệm suy ngẫm bằng cách để cho chính quyền hay một định chế giáo dục nào đó suy nghĩ giùm.
Không hẹn mà gặp, nhiều ý kiến về triết lý giáo dục thảo luận sôi nổi vào dịp cuối năm dù tiếp cận ở các góc độ khác nhau đều hướng tới khát vọng tự do. Nói như TS Lê Nguyên Phương: "Chỉ có những con người tự do mới giáo dục được một thế hệ tự do đứng ra gánh vác việc bảo vệ quốc gia và xây dựng xã hội. Việc này đòi hỏi việc thay đổi hệ thống lẫn sự chuyển hóa ở mỗi cá nhân".
Sinh viên ra trường có việc làm tăng
Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp đại học có việc làm được cải thiện. Kết quả khảo sát độc lập về việc làm thông qua phỏng vấn trực tiếp 25.000 sinh viên tốt nghiệp sau 12 tháng của 50 trường đại học ở cả ba miền do Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội thực hiện cho thấy, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm trung bình là 84% (chưa tính số người đi học tiếp), nhiều trường đạt từ 85 - 97%.
Theo saostar
Ngành giáo dục Thủ đô đạt nhiều thành tích ấn tượng Sáng 6/8, Bộ GD&ĐT đã tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết năm học 2018 - 2019, triển khai nhiệm vụ năm học 2019 - 2020 với 64 điểm cầu trên cả nước. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam dự Hội nghị. Tại điểm cầu Hà Nội, Phó Chủ tịch UBND Ngô Văn Quý tham dự Hội...