Thành thạo tiếng Anh vẫn bị ’sốc’ ngôn ngữ khi đi du học
Từng đặt chân đến nhiều quốc gia theo diện học bổng, Huy Hoàng vẫn bị ’sốc’ ngôn ngữ khi du học Úc.
Nguyễn Hữu Huy Hoàng (sinh năm 1996, quê Ninh Thuận) đang học thạc sĩ chuyên ngành Khoa học và quản lý thủy sản tại trường đại học James Cook ở Úc (trường đại học Top 1 thế giới về ngành sinh vật biển) sau khi chinh phục thành công Học bổng Chính phủ Úc (Australia Award Scholarship).
Hoàng nhận học bổng chính phủ Mỹ năm 2019. (Ảnh: NVCC)
Năm 2018, Huy Hoàng giành được học bổng YSEALI (Chương trình “Sáng kiến thủ lĩnh trẻ Đông Nam Á” của chính phủ Mỹ) về hoạt động bảo tồn biển tại Phillipines. Năm kế tiếp, chàng trai Ninh Thuận đến Mỹ để tham gia chương trình sáng kiến lãnh đạo trẻ.
Hơn 5 năm kể từ ngày tốt nghiệp đại học, Hoàng tham gia nhiều dự án trong lĩnh vực thủy sản và có nhiều chuyến công tác đến các quốc gia khác nhau. Hoàng dùng tiếng Anh hàng ngày để làm việc, viết báo cáo và giao tiếp. Thế nhưng, khi đến thành phố Townsville (bang Queensland, Úc) du học vào đầu tháng 6/2022, mọi sự tự tin về ngôn ngữ này đều tan biến.
“ Trình độ tiếng Anh của em tại thời điểm du học là 6.5 IELTS, trong đó không có kỹ năng nào dưới 6. Em vẫn tự tin rằng t iếng Anh của mình ở mức ổn , cho đến khi du học Úc. Có thời điểm em bị quá tải và không thể nạp vào đầu bất cứ gì “, Hoàng kể.
Qua Úc một thời gian, Hoàng bị “sốc” ngôn ngữ. Đặc biệt trong các tiết học của giáo sư về các vấn đề luận, phân tích thống kê… 9x dường như bị mất kết nối và không hiểu được giảng viên đang nói gì.
Trò chuyện với các bạn sinh viên quốc tế, Hoàng cũng gặp nhiều khó khăn vì mỗi bạn lại có một ngữ giọng khác nhau. Trong đó, những bạn người Úc thường nói nhanh, nối từ nhiều và đặc biệt hay sử những từ tiếng lóng (ví dụ như các bạn hay dùng từ sunglasses thay vì sunnie, older thay vì parents, nah-yeah và yeah-nah thay vì nói yes – no). Đôi khi, Hoàng phải “khua tay múa chân” phụ họa cho câu nói của mình để người đối diện hiểu.
Hoàng cho rằng, một trong những lý do gây ra “sốc” ngôn ngữ là vì chưa quen với cường độ sử dụng tiếng Anh cao. Dù ở Việt Nam, em sử dụng tiếng Anh thành thạo và thường xuyên giao tiếp tiếng Anh, song tiếng Việt vẫn là ngôn ngữ chính. Thêm vào đó, việc học tập trên trường cũng đòi hỏi cao về vốn từ vựng tiếng Anh chuyên ngành.
Video đang HOT
Hoàng luôn nỗ lực để hòa nhập với môi trường mới. (Ảnh: NVCC)
Hoàng tranh thủ mọi lúc mọi nơi để cải thiện trình độ tiếng Anh. Thời gian ngồi trên xe buýt di chuyển từ nhà đến trường, Hoàng học thêm từ vựng thông qua sách, báo và nghe podcast. Ở nhà, em đọc thêm nhiều tài liệu nghiên cứu khoa học, các báo quốc tế để làm bài tập. Đọc trước giáo trình và nắm bắt từ khóa là cách em áp dụng để không bị “lạc” khi nghe giảng tại trường.
Vào các buổi tối hoặc buổi trưa, Hoàng và bạn cùng nhà rủ nhau xem chương trình truyền hình hoặc phim truyền hình Úc để quen dần với ngữ điệu và các tiếng lóng của người Úc. Em cũng thường tham gia các hoạt động tại thành phố (đi bán vé từ thiện, đi xem thể thao, tham gia các hoạt động văn hóa nghệ thuật) để trau dồi thêm vốn từ vựng và xả stress.
“Yếu tố then chốt là phải c ố gắng nói thật nhiều , không tự ti trong quá trình giao tiếp. Chưa hiểu chỗ nào phải mạnh dạn hỏi”, 9x chia sẻ.
Nhờ những phương pháp học tập này, Hoàng dần hòa nhập với cuộc sống tại Úc. Nam sinh cũng hoàn thành xuất sắc Chương trình nâng cao kỹ năng học thuật cho ứng viên học bổng chính phủ Úc.
Dù sốc “ngôn ngữ” thời gian đầu nhưng Hoàng vẫn hoàn thành xuất sắc khóa học tại Úc. (Ảnh: NVCC)
Đúc kết sau 2 tháng du học Úc, theo Hoàng, có 3 điều cần nhớ để vượt qua cú sốc ngôn ngữ. Điều đầu tiên là bình tĩnh, không suy sụp và không tự ti vào khả năng ngoại ngữ của bản thân. Phải giúp bản thân tự tin mới có thể học tập trong tâm thế thoải mái nhất. Khi đó, mọi thứ “nạp vào đầu” đều rất dễ dàng.
“ Trong quá trình học, không hiểu ở điểm nào có thể hỏi thêm bạn bè và thảo luận thêm . Điều này vừa giúp nắm vững các kiến thức bị lỡ , vừa bổ sung từ vựng. H ỏi một cách tự nhiên nhất mà không lo sợ bạn bè sẽ cười chê mình “, Hoàng nói.
Điều thứ 2 là cố gắng tăng cơ hội tiếp xúc và trao đổi với bạn bè quốc tế càng nhiều càng tốt. Cần rèn luyện và tăng dần cường độ sử dụng tiếng Anh qua từng ngày. Ngoài ra, việc xem phim và chương trình sẽ giúp làm quen với ngữ điệu, tốc độ và tiếng lóng của người dân tại đất nước đó.
Cuối cùng, cần tập dần các phản xạ và suy nghĩ tiếng Anh thường xuyên để giảm bớt đi quá trình chuyển từ tiếng Anh sang tiếng Việt. Điều này giúp não bộ giảm căng thẳng trong suốt một ngày học tập và làm việc với cường độ cao.
Quán quân Olympia Thu Hằng chính thức du học Úc
Mới đây, Quán quân Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 20 Nguyễn Thị Thu Hằng đã chia sẻ trên trang cá nhân về quyết định du học Úc của mình sau hơn 1 năm gián đoạn vì dịch bệnh Covid-19.
Nguyễn Thị Thu Hằng (cựu học sinh lớp 12B1 Trường THPT Kim Sơn A, Ninh Bình) là thí sinh giành ngôi vị Quán quân chương trình Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 20.
Sau chiến thắng tại sân chơi này, cũng giống như những Quán quân Olympia khác, Thu Hằng nhận được suất học bổng trị giá 40.000 USD.
Nguyễn Thị Thu Hằng, Quán quân Đường lên đỉnh Olympia 2020. Ảnh: Thanh Hùng
Sau hơn 1 năm kế hoạch bị trì hoãn bởi dịch bệnh Covid-19, tối qua 1/3, trên trang Facebook cá nhân của mình, cô bạn đã đăng tải những hình ảnh chụp cùng gia đình, bạn bè tại sân bay trước khi lên đường.
Thu Hằng cũng gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè, người thân vì trong suốt thời gian qua đã luôn đồng hành, giúp đỡ, động viên mình.
Qua những hình ảnh, mọi người cũng dễ dàng nhận thấy Thu Hằng đã có sự thay đổi về diện mạo. Thay vì mái tóc dài, nhà vô địch Olympia có một mái tóc ngắn cá tính và năng động hơn.
Thu Hằng chụp ảnh kỷ niệm cùng gia đình trước khi lên đường.
Trước khi lên đường đi du học, Thu Hằng đã có một khoảng thời gian ngắn theo học ngành Kinh doanh tại Swinburne Việt Nam.
Thời điểm đó, Thu Hằng chia sẻ, đây là cơ hội để em được trau dồi những kỹ năng và kiến thức của một công dân toàn cầu, nhằm chuẩn bị cho hành trình du học tại ĐH Swinburne (Úc) sắp tới.
"Em mong muốn được trải nghiệm một môi trường học tập quốc tế tại Việt Nam để tối ưu được quãng thời gian học tập. Như vậy sau này khi sang Úc du học em sẽ không phải mất thời gian làm quen với môi trường mới bên đó".
ĐH Swinburne cũng là trường đại học mà nhiều Quán quân Olympia lựa chọn.
Diện mạo mới của Thu Hằng.
Khi vừa giành vòng nguyệt quế, trả lời câu hỏi của VietNamNet sau du học có trở về Việt Nam làm việc hay không, Thu Hằng cho hay việc này cần phải cân nhắc.
Tuy nhiên, cô bạn cho rằng dù có học tập hay làm việc ở đâu thì vẫn có thể đóng góp, cống hiến cho quê hương, đất nước nếu mình hướng về.
Cựu học sinh học bổng UNIS Hà Nội quyết tâm theo đuổi lĩnh vực y tế cộng đồng Cựu học sinh học bổng UNIS Hà Nội Lý Thu Phương đang thực hiện ước mơ trở thành một bác sĩ ngành y tế cộng đồng tại Việt Nam thông qua sự hỗ trợ của mạng lưới UNIS Hà Nội trên thế giới. Thu Phương tốt nghiệp lớp 12 tại UNIS Hà Nội hơn 5 năm trước. Ngôi trường quốc tế đã bước...