Thành phố ở Nhật Bản xin lỗi vì khuyên ‘bà bầu’ nấu cơm, dọn nhà cho chồng
Thị trưởng thành phố Onomichi thuộc tỉnh Hiroshima ( Nhật Bản) đã đăng tải lời xin lỗi lên trang web chính thức của chính quyền thành phố sau khi công chúng cảm thấy tức giận về nội dung các tờ rơi được phát cho phụ nữ mang thai ở địa phương.
Một người phụ nữ đang đẩy con đi dạo ngoài công viên. Ảnh: AFP
Theo đài truyền hình CNN, trước đó, thành phố Onomichi đã tiến hành một cuộc khảo sát công khai vào năm 2017. Kết qủa của cuộc khảo sát này đã được sử dụng để lấy nội dung, tạo tờ rơi và sau đó phân phát cho người dân địa phương.
“Có sự khác biệt trong cách cảm nhận và suy nghĩ của đàn ông và phụ nữ. Một trong những lý do tạo nên sự khác biệt này là sự khác biệt về cấu trúc trong bộ não của nam giới và nữ giới. Người ta biết rằng đàn ông hành động dựa trên lý thuyết, còn phụ nữ hành động dựa trên cảm xúc. Điều quan trọng là chúng ta phải hiểu sự khác biệt của nhau và phân chia vai trò tốt”, một trong những tờ rơi viết và chỉ ra rằng những người làm chồng, làm cha muốn được cảm ơn vì đã thực hiện các công việc cơ bản như rửa bát, thay tã và bế con.
Trong khi đó, “những người vợ có thể khiến chồng cảm thấy tức giận nếu họ bận chăm sóc em bé và không làm việc nhà”, tờ rơi cho biết đồng thời khuyên phụ nữ không nên buồn bực vô cớ.
Tờ rơi kết luận rcó rất nhiều điều mà những người sắp sửa làm mẹ có thể làm hài lòng chồng, bao gồm mát-xa, chuẩn bị bữa trưa hàng ngày, chăm sóc con cái và việc nhà, chào hỏi chồng với nụ cười luôn trên môi.
Video đang HOT
Ngay khi tờ rơi xuất hiện trên các phương tiện truyền thông địa phương vào tuần này, nó đã trở thành chủ đề thảo luận trên các diễn đàn, thu hút được sự tham gia của nhiều cư dân mạng mang theo tâm trạng tức giận và bức xúc.
“Thật tồi tệ khi chính quyền địa phương đang truyền tải thông điệp chăm sóc trẻ em là công việc của người mẹ và sự hỗ trợ của bên thứ ba chỉ là trợ giúp. Tôi muốn chính quyền địa phương nâng cao nhận thức rằng các ông bố cũng là những người đóng vai trò chính trong việc chăm sóc con cái”, một cư dân mạng viết trên Twitter.
Một người khác thì cho rằng tâm trạng căng thẳng là “kẻ thù của phụ nữ có thai”, nên đừng gây sức ép lên phụ nữ. “Sinh nở gây tổn hại nặng nề cho cơ thể phụ nữ. Một lá thư từ một người mẹ có kinh nghiệm gửi cho một người cha mới có lẽ sẽ hữu ích hơn gấp trăm triệu lần”, người đó lý giải.
Trong lời xin lỗi đăng tải, Thị trưởng thành phố Yukihiro Hiratani nói rằng nội dung các tờ rơi “không phù hợp với tâm lý của phụ nữ mang thai, bà mẹ đang sinh con và những người khác tham gia vào việc nuôi dạy trẻ nhỏ, đồng thời đã gây ra cảm giác khó chịu cho nhiều người”.
Nhà quan chức nói thêm chính quyền địa phương đã ngừng phát tờ rơi vì chúng chứa những biểu hiện thúc đẩy thái độ và thực hành rập khuôn vai trò giới.
Một số cư dân mạng chỉ ra dù những tờ rơi này có sự kỳ thị phụ nữ một cách đáng kinh ngạc, nhưng chúng đại diện cho quan niệm thực tế ăn sâu vào suy nghĩ của người Nhật Bản về các chuẩn mực giới tính đã lỗi thời và gánh nặng bất bình đẳng đặt lên vai phụ nữ. Đây cũng là một lý do dẫn đến tỷ lệ sinh liên tục giảm của nước này. Năm 2023, Thủ tướng Fumio Kishida cảnh báo Nhật Bản “đang trên bờ vực không thể duy trì các chức năng xã hội”. Năm 2022, lần đầu tiên Nhật Bản ghi nhận ít hơn 800.000 ca sinh kể từ khi bắt đầu ghi nhận vào năm 1899.
Các tờ rơi và cuộc khảo sát công khai dựa trên suy nghĩ từ nam giới Nhật Bản. “Hầu hết đàn ông nghĩ rằng chăm sóc con cái là việc của người khác, vợ phải làm việc nhà, đừng chểnh mảng chăm chồng, đừng làm chồng buồn. Tốt nhất không lấy chồng”, một cư dân mạng viết.
Nhật Bản vẫn là một xã hội chủ yếu theo chế độ gia trưởng, bảo thủ, được xếp hạng thứ 125 trong số 146 quốc gia trong Chỉ số Khoảng cách Giới tính Toàn cầu mới nhất của Diễn đàn Kinh tế Thế giới.
Theo báo cáo, bình đẳng giới trong chính trị của Nhật Bản là một trong những mức thấp nhất thế giới, với phụ nữ chỉ chiếm 10% số ghế trong quốc hội. Trong khi số lượng phụ nữ trong lực lượng lao động đã tăng lên trong những năm gần đây, họ chỉ chiếm 12,9% ở các vị trí cấp cao hoặc quản lý, so với 41% ở Mỹ hay 43% ở Thụy Điển.
Trong khi đó, các vấn đề về cấu trúc gia đình vẫn ngăn cản nhiều nam nữ lao động cân bằng sự nghiệp với cuộc sống gia đình, khi các bà mẹ thường hy sinh công việc để chăm sóc con cái.
Các chuyên gia cho biết ngay cả những người quay trở lại làm việc cũng có thể phải đối mặt với mức lương thấp hơn hoặc không có được sự thăng tiến trong sự nghiệp. Các nhà chức trách đã nỗ lực thúc đẩy người chồng đóng vai trò tích cực hơn trong việc chăm sóc con cái, nhưng các chuyên gia cho biết nhiều người đàn ông quá sợ hãi khi nghỉ việc để đảm nhiệm trách nhiệm làm cha do những hậu quả tiềm ẩn từ người sử dụng lao động.
G7 cam kết thu hẹp khoảng cách giới trong lĩnh vực kinh tế sau dịch COVID-19
Ngày 25/6, Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7) đã cam kết sẽ thực hiện các biện pháp xóa bỏ khoảng cách giới trong lĩnh vực kinh tế thông qua việc tăng cường trao quyền cho phụ nữ, đồng thời thừa nhận tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19 đối với bình đẳng giới.
Các Bộ trưởng Bình đẳng giới G7 chụp ảnh chung sau cuộc họp tại thành phố Nikko, tỉnh Tochigi, Nhật Bản ngày 25/6/2023. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Trong tuyên bố chung được đưa ra sau cuộc họp kéo dài 2 ngày tại thành phố Nikko, tỉnh Tochigi của Nhật Bản, các Bộ trưởng Bình đẳng giới G7 cũng nhất trí tiếp tục nỗ lực để hiện thực hóa một xã hội nơi quyền con người và bình đẳng giới được tôn trọng.
Theo các bộ trưởng, công việc chăm sóc và nội trợ - vốn thường mặc định là dành cho phụ nữ - là "những trở ngại lớn" đối với "việc trao quyền kinh tế cho phụ nữ khi điều này làm suy giảm khả năng làm việc toàn thời gian hay ở các vị trí lãnh đạo của họ". Các bộ trưởng nhấn mạnh công nghệ và thời gian lao động linh hoạt có thể được áp dụng như một cách thức để điều chỉnh tình trạng mất cân bằng này.
Tuyên bố nêu rõ: "Việc phụ nữ tham gia đầy đủ, bình đẳng và có ý nghĩa vào việc ra quyết định ở tất cả các cấp là vấn đề quyền con người và điều này cũng mang lại lợi ích cho tất cả mọi người bằng cách đóng góp vào sự phát triển kinh tế, xã hội cũng như các kết quả chính trị".
Các bộ trưởng của Anh, Canada, Pháp, Đức, Italy, Nhật Bản và Mỹ cùng với Liên minh châu Âu (EU) cũng nhấn mạnh đại dịch COVID-19 là "một trở ngại nghiêm trọng" để đạt được một xã hội bình đẳng giới. Tuyên bố nhấn mạnh: "Chúng tôi tái khẳng định cam kết đẩy nhanh nỗ lực hướng tới sự bình đẳng giới toàn diện và trao quyền hơn nữa cho tất cả phụ nữ và trẻ em gái".
Đây là lần đầu tiên Nhật Bản tổ chức cuộc họp G7 liên quan đến các vấn đề giới tính, trong bối cảnh Nhật Bản là một trong các nước có tình trạng bất bình đẳng nam nữ cao nhất trong nhóm quốc gia phát triển, thể hiện ở chênh lệch thu nhập và sự hiện diện ít ỏi của nữ giới trong bộ máy lãnh đạo...
Gần đây, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đã bắt đầu thúc đẩy việc thu hẹp khoảng cách giới khi chỉ thị các cơ quan bộ ngành của nước này đến năm 2030 tăng tỷ lệ lãnh đạo là nữ giới trong các công ty lớn lên 30% hoặc hơn.
Theo một cuộc khảo sát của văn phòng nội các Nhật Bản, trong năm 2022, phụ nữ chỉ chiếm 11,4% vị trí giám đốc điều hành tại các công ty niêm yết ở nước này, mặc dù con số này đang tăng lên trong những năm gần đây.
Địa điểm Tổng thống Mỹ có thể ghé thăm khi dự thượng đỉnh G7 ở Nhật Bản Trong khuôn khổ dự G7, Tổng thống Mỹ Joe Biden có thể ghé thăm nhà máy chip nhớ tiên tiến do Micron, 'gã khổng lồ' về chip của Mỹ, vận hành ở miền Tây Nhật Bản. Tổng thống Mỹ Joe Biden có thể thăm nhà máy sản xuất chip nhớ tiên tiến của Micro tại tỉnh Hiroshima, Nhật Bản. (Nguồn: Kyodo) Trong động...