Thành phố nổi tiếng châu Âu muốn được miễn trừ lệnh trừng phạt Nga
Thành phố The Hague của Hà Lan có kế hoạch xin EU cho miễn trừ thực thi các lệnh trừng phạt để tiếp tục mua khí đốt từ Gazprom.
The Hague cho biết không tìm được nhà cung cấp thay thế cho Gazprom ở châu Âu. Ảnh: DW
Chính quyền The Hague ( La Haye) của Hà Lan tiết lộ họ sẽ yêu cầu EU cho phép thành phố này tạm thời miễn trừ các lệnh trừng phạt chống Nga. Thành phố nổi tiếng là nơi đặt trụ sở của Tòa án Hình sự Quốc tế được cho là muốn tiếp tục mua khí đốt tự nhiên từ tập đoàn năng lượng khổng lồ Gazprom của Nga cho đến khi tìm được nhà cung cấp thay thế.
Theo hãng tin Reuters, hội đồng thành phố The Hague đã vạch ra kế hoạch nói trên trong ngày 25/8. Lý do là chính quyền thành phố đã tổ chức đấu thầu trên toàn EU vào tháng 6 và tháng 7 nhưng không tìm được nhà cung cấp khí đốt thay thế cho khí đốt Nga.
Theo các biện pháp trừng phạt của EU, được áp đặt để đáp trả chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine, tất cả các chính quyền và cơ quan công quyền trong liên minh phải chấm dứt hợp đồng hiện có của họ với các công ty Nga trước ngày 10/10.
Các nhà chức trách ở The Hague tin tưởng rằng cuối cùng một thỏa thuận với một nhà cung cấp thay thế sẽ được thực hiện, nhưng không phải trước thời hạn tháng 10.
“Chúng tôi sẽ yêu cầu miễn trừ cho thỏa thuận hiện tại của chúng tôi cho đến ngày 1/1/2023 để đảm bảo sự an toàn của nguồn cung cấp và tạo điều kiện thuận lợi cho các cuộc đàm phán”, Phó Thị trưởng The Hague, Saskia Bruines cho biết.
Video đang HOT
Bà Bruines bày tỏ sự tin tưởng rằng EU sẽ cho thành phố miễn trừ, vì The Hague đã rất thiện chí cố gắng tìm nguồn thay thế. Tuy nhiên, bà thừa nhận rằng bất kỳ hợp đồng mới nào cũng sẽ đắt hơn đáng kể so với hợp đồng mà thành phố hiện có với Gazprom.
Ủy ban châu Âu vẫn chưa đưa ra bình luận về vấn đề này.
The Hague được cho là đô thị Hà Lan đầu tiên yêu cầu miễn trừ, trong khi còn nhiều thành phố và thị trấn khác ở Hà Lan có hợp đồng với Gazprom.
Giá khí đốt tự nhiên ở châu Âu đạt mức cao kỷ lục ngay sau khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự chống lại Ukraine. Mặc dù giá đã chững lại kể từ đó, nhưng nhiên liệu hóa thạch vẫn đắt hơn đáng kể so với năm ngoái.
Ngoài ra, Nga đã cắt nguồn cung cấp khí đốt trong những tháng gần đây với lý do các vấn đề kỹ thuật do các lệnh trừng phạt của phương Tây gây ra. Trong khi đó, các nước châu Âu lại cáo buộc Moskva vũ khí hóa việc xuất khẩu năng lượng.
Hiện nay, những khó khăn do thiếu năng lượng đã khiến nhiều quốc gia châu Âu phải xoay xở tìm đủ biện pháp khắc phục. Italy đã giới hạn nhiệt độ hệ thống điều hòa ở trường học và các tòa nhà công cộng để giảm tiêu thụ năng lượng. Tây Ban Nha và Đức cũng đã triển khai sáng kiến tương tự. Sáng kiến của Đức tập trung vào việc giảm điều hòa nhiệt độ trên các phương tiện giao thông công cộng và khuyến khích sử dụng vòi sen tiết kiệm nước. Một số thành phố đã giảm nhiệt độ nước của các bể bơi và giảm hệ thống chiếu sáng đô thị.
Trong khi đó, Pháp đang quay lại với chiến dịch chống lãng phí năng lượng được triển khai vào những năm 1970 của thế kỷ trước. Các cửa hàng sử dụng máy điều hòa nhiệt độ sẽ luôn phải đóng kín cửa, nếu không sẽ bị phạt tiền.
Hôm 22/8, Chính phủ Bulgaria thông báo sẽ tìm cách đối thoại với hãng Gazprom của Nga để nối lại hoạt động vận chuyển khí đốt tự nhiên trước khi mùa Đông tới. Hồi cuối tháng 4, Gazprom đã giảm mạnh lượng khí đốt vận chuyển sang Bulgaria sau khi chính phủ tiền nhiệm của nước này từ chối thanh toán bằng đồng ruble cho các hợp đồng khí đốt. Kể từ đó, Bulgaria đã phải chật vật tìm kiếm nguồn cung thay thế.
Áp lực đang đẩy Bulgaria quay trở lại 'quỹ đạo' năng lượng của Nga
Chính phủ tạm quyền hiện tại của Bulgaria có thể quay lại mua khí đốt từ tập đoàn độc quyền xuất khẩu Gazprom của Nga.
Không mất nhiều thời gian để Bulgaria bắt đầu quay trở lại quỹ đạo của Nga, đặc biệt là khi nói đến vấn đề nan giải phụ thuộc vào khí đốt.
Chính phủ tạm quyền vừa lên điều hành Bulgaria trong tháng này đã phá đi tín hiệu sẽ quay lại với nguồn cung cấp năng lượng từ công ty độc quyền xuất khẩu Gazprom sau những nỗ lực của chính phủ tiền nhiệm để thoát khỏi sự phụ thuộc vào Nga, cũng nhưnối lại cách tiếp cận thân thiện truyền thống của quốc gia Balkan này với Điện Kremlin.
Đó là một bước ngoặt đáng kể so với chính sách của chính phủ tồn tại chỉ trong thời gian ngắn của Thủ tướng Kiril Petkov, người đã thất bại sau cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm vào cuối tháng 6. Ông Petkov đã có lập trường đối đầu với Nga sau khi nước này mở chiến dịch quân sự tại Ukraine. Ông trục xuất 70 nhà ngoại giao và nghi phạm gián điệp Nga, đồng thời đẩy nhanh theo đuổi các nguồn cung cấp năng lượng thay thế, bao gồm cả khí đốt từ một đường ống chạy qua biên giới phía nam với Hy Lạp.
Tuy nhiên, chính quyền lâm thời mới do Tổng thống Rumen Radev bổ nhiệm đang tận dụng khoảng thời gian trước cuộc tổng tuyển cử vào ngày 2/10 để hàn gắn với Nga. Ông Radev, vốn là cựu phi công máy bay phản lực MiG-29, cựu tư lệnh không quân Bulgaria, bị nhiều đối thủ chính trị cáo buộc là thân Nga.
Cựu Thủ tướng Kiril Petkov đã theo đuổi chính sách ngắt phụ thuộc vào năng lượng Nga. Ảnh: AFP/Getty Images
Ông lên án cuộc xung đột nhưng phản đối sự hỗ trợ quân sự của Bulgaria cho Ukraine. Năm ngoái, ông từng mô tả Crimea là "của Nga" và bị Mỹ phản đối.
Chính quyền lâm thời của Thủ tướng Galab Donev đã từng bỏ qua ý tưởng nối lại hoạt động nhập khẩu khí đốt của Nga lúc mới lên nắm quyền, nhưng vấn đề đã trở nên nghiêm trọng trong tuần này khi Bộ trưởng Năng lượng Rossen Hristov cho biết Sofia không có lựa chọn nào khác ngoài việc khởi động lại các cuộc đàm phán với Gazprom. Vào tháng 4, cùng với Ba Lan, Bulgaria là một trong những quốc gia đầu tiên bị Gazprom cắt khí đốt do Sofia từ chối thanh toán bằng đồng rúp. Kể từ đó, Gazprom đã đóng cửa và chuyển dòng khí đốt đến một số quốc gia khác.
Sofia có thể đàm phán với Gazprom để nối lại nguồn cung khí đốt. Ảnh: Getty Images
Bộ trưởng Hristov nói với các nhà báo ở Sofia: "Các cuộc đàm phán với Gazprom để tiếp tục nguồn cung cấp là điều không thể tránh khỏi". Ông cáo buộc nội các cũ của cựu Thủ tướng Petkov làm xấu đi mối quan hệ với Moskva và khiến các cuộc đàm phán trong tương lai trở nên "rất khó khăn".
"Đừng nghĩ rằng tất cả những gì cần làm là gọi cho Gazprom và dòng chảy khí đốt sẽ mở lại", ông nói thêm.
Trước đó, Bộ trưởng Hristov đã nhấn mạnh rằng nội các mới không có ý định ký bất kỳ hợp đồng dài hạn nào, nhưng ông không loại trừ việc mua khí đốt từ Gazprom. "Chúng tôi đang xem xét các nguồn thay thế là một ưu tiên, nhưng nếu những nguồn cung cấp đó cũng không đủ, tôi sẽ không phải là Bộ trưởng để người dân trải qua mùa đông trong giá lạnh."
Tuyên bố của ông Hristov được đưa ra một ngày sau khi Đại sứ Nga tại Bulgaria, Eleonora Mitrofanova nói rằng việc thanh toán cho nguồn cung cấp khí đốt chỉ bằng đồng rúp và bà không mong đợi sẽ có bất kỳ vấn đề nào trong việc tiếp tục giao hàng tới Bulgaria nếu họ thể hiện "ý chí chính trị" cần thiết.
Sức mạnh hệ thống đường ống đưa khí đốt Nga 'ngoặt' khỏi châu Âu tới Trung Quốc Đường ống dẫn khí đốt thứ hai nối Nga và Trung Quốc dự kiến bắt đầu thi công vào năm 2024, sẽ chuyển hướng 50 tỉ mét khối khí đốt hàng năm lẽ ra chảy tới châu Âu. Một đoạn tuyến đường ống khí đốt "Power of Siberia" nối Nga với Trung Quốc. Ảnh: Twitter Theo trang Asiatimes, siêu dự án "Power of...