Thành phố ngầm có sức chứa 4.000 người dưới lòng nước Anh
Một thành phố ngầm bí mật được nước Anh xây dựng sâu 30 mét dưới lòng đất nhằm bảo vệ chính phủ khỏi các cuộc tấn công hạt nhân trong Chiến tranh Lạnh.
Boongke khổng lồ có gần 100 km đường này đang bị bỏ hoang trong một mỏ đá ở thị trấn Corsham, phía tây hạt Wiltshire.
Được xây dựng từ những năm 1950, nó có sức chứa 4.000 người, bao gồm thủ tướng và hoàng gia trong trường hợp xảy ra chiến tranh hạt nhân.
Boongke thuộc sở hữu của Bộ Quốc phòng, được gọi là Burlington, đã bị bỏ hoang từ những năm 90 nhưng vẫn được xem là vị trí “nghi trang dụ địch” cho đến khi được công khai vào tháng 12/2004 thông qua một thông báo ngắn trên trang web Bộ Quốc phòng.
“Một địa điểm bí mật trước đây của chính phủ gần Corsham ở hạt Wiltshire, nơi có thể tái định cư tạm thời cho chính phủ trong trường hợp chiến tranh hạt nhân được giải mật vào cuối năm 2004″, thông báo cho hay.
Địa điểm này từng mang nhiều tên mật như Hawthorn Central, Stockwell, Subterfuge, Turnstile hay Site 3. Trên tường vẫn còn dán những hình ảnh của Nữ hoàng Elizabeth II, công chúa Margaret và các nữ diễn viên thời đó.
Nơi này có một trung tâm y tế với phòng khám nha khoa, phòng giặt là, tiệm bánh và hai nhà bếp.
Video đang HOT
Tại đây cũng có một thư viện nhỏ nhằm cung cấp đủ kiến thức tái thiết quốc gia trong trường hợp bị phá hủy bởi chiến tranh hạt nhân. Những cuốn sách này bao gồm bản đồ, dữ liệu khoa học, các đạo luật của Quốc hội và sổ tay kỹ thuật.
Một khu phòng cá nhân với tường sơn trắng được thiết kế dành cho thủ tướng cùng gia đình, trong đó phòng tắm được trang bị chậu rửa, bồn vệ sinh và bồn tắm.
Ngoài ra còn có các phòng tắm chung khác được trang bị vòi hoa sen và bồn rửa.
Một nhà kho trong hầm dùng để trữ bơ, gạt tàn, cọ nhà vệ sinh, ấm trà cùng nhiều thực phẩm đóng hộp.
Nhiên liệu đủ dùng trong ba tháng cũng được tích trữ và các phương tiện đi lại tại thành phố ngầm này đều sử dụng pin. Người ta tin rằng nếu những yếu nhân của chính phủ được an toàn trong boongke, họ có thể tiếp tục điều hành đất nước như bình thường và trở thành đầu mối liên lạc.
Các vật dụng như điện thoại và các thiết bị văn phòng khác tại đây hoàn toàn chưa được sử dụng, vẫn còn bọc trong túi nhựa.12. Nơi này sử dụng thang máy để đưa hành khách từ mặt đất xuống. Từ 50 đến 100 nhân viên đã được tuyển dụng để bảo trì boongke trong những năm 80 nhưng nhóm này cuối cùng giảm xuống chỉ còn 4 thành viên.
Nơi này sử dụng thang máy để đưa hành khách từ mặt đất xuống. Từ 50 đến 100 nhân viên đã được tuyển dụng để bảo trì boongke trong những năm 80 nhưng nhóm này cuối cùng giảm xuống chỉ còn 4 thành viên.
Năm 1991, chính phủ không phê duyệt phương án nâng cấp boongke với chi phí hơn 51 triệu Đô (40 triệu bảng Anh), dẫn tới việc nơi này dần dần bị đóng cửa. Bộ Quốc phòng hiện đang bán mỏ đá cho mục đích tái sử dụng.
Dự kiến nơi này sẽ trở thành một hầm rượu lớn hoặc trung tâm lưu trữ dữ liệu. Cơ quan bảo tồn di sản Anh English Heritage đã bày tỏ mong muốn bảo tồn một phần của địa điểm này vì lợi ích lịch sử.
Thảo Phan
Ảnh: MoD
Theo VNE
Nhật phát tài liệu hướng dẫn đề phòng Triều Tiên tấn công hạt nhân
Chính phủ Nhật Bản phát hành tài liệu hướng dẫn cư dân phản ứng trong trường hợp Triều Tiên tấn công phủ đầu bằng vũ khí hạt nhân.
Nhật đang áp dụng nhiều biện pháp đề phòng tấn công hạt nhân. Ảnh: Daily Caller.
Chính phủ Nhật Bản đang áp dụng nhiều biện pháp nhằm bảo vệ cư dân trước mối đe dọa từ tên lửa và chương trình hạt nhân của Triều Tiên. Một trong số đó là phát hành tài liệu hướng dẫn cách phản ứng trong trường hợp Bình Nhưỡng sử dụng vũ khí hạt nhân để tấn công Nhật Bản, National Interest ngày 25/4 đưa tin.
Tài liệu này mở đầu bằng việc khẳng định Nhật Bản đang đối mặt với mối đe dọa nghiêm trọng tới nền hòa bình, bao gồm việc phổ biến các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt và tên lửa đạn đạo. Quân đội Nhật Bản khẳng định rất khó xác định mục tiêu và loại vũ khí được sử dụng khi bị tấn công phủ đầu, khiến nước này có rất ít thời gian phản ứng.
Ngoài việc hướng dẫn cư dân trú ẩn, tài liệu cũng đề cập tới việc cấp cứu, điều trị người bị thương. Chính phủ Nhật cũng liệt kê từng hình thức tấn công như đột kích bởi lực lượng đặc nhiệm, tấn công phủ đầu bằng tên lửa đạn đạo và không quân, hoặc đổ bộ quy mô lớn của đối phương.
Tokyo khẳng định hệ thống cảnh báo "J-alert" có thể cho người dân 10 phút để phản ứng. Chính phủ Nhật Bản khuyên người dân sử dụng thời gian đó để tìm những tòa nhà kiên cố và công trình dưới lòng đất để trú ẩn. Tuy nhiên, chuyên gia quân sự Ryan Pickrell cho rằng lời khuyên này không thực sự hữu ích. Con số này sẽ bị rút ngắn đi nhiều trong một cuộc tấn công thực sự.
Người dân được hướng dẫn cách sơ tán. Ảnh: Kokuminhogo.
"Tên lửa không thể được phát hiện cho đến khi rời bệ phóng. Tùy vào từng trường hợp, hệ thống cảnh báo chỉ có thể hoạt động trước khi tên lửa tiếp cận mục tiêu khoảng 4 đến 5 phút", Thị trưởng thành phố Osaka Hirofumi Yoshimura phát biểu.
Triều Tiên từng chứng minh khả năng tấn công Nhật Bản vào đầu tháng 3. Nước này phóng 4 tên lửa đạn đạo vào vùng biển ngoài khơi Nhật Bản. Bình Nhưỡng tuyên bố đó là đợt diễn tập tấn công căn cứ quân sự Mỹ tại Nhật.
Người dân Nhật Bản tỏ ra lo lắng về mối nguy hiểm từ Triều Tiên. Việc kinh doanh hầm trú bom nguyên tử đang bùng nổ. Một công ty sản xuất hầm trú ẩn cho biết họ thường chỉ nhận được 6 đơn hàng/năm, nhưng đã nhận tới 8 đơn hàng chỉ trong một tháng qua. Nhiều người bắt đầu mua máy lọc không khí có khả năng chống lại bức xạ và khí độc.
Trang thông tin chính phủ Nhật về những việc cần làm nếu bị Triều Tiên tấn công nhận được hơn 2,6 triệu lượt xem trong tháng này, so với 450.000 lượt xem của tháng trước.
Hạ Vy
Theo VNE
Triều Tiên dọa tấn công hạt nhân Australia Triều Tiên ngày 22/4 cảnh báo tấn công hạt nhân nếu Australia tiếp tục "mù quáng theo chân Mỹ" để chống lại Bình Nhưỡng, hãng thông tấn KCNA cho biết. Một tên lửa được trưng bày trong lễ diễu binh hôm 15/4 của Triều Tiên. (Ảnh minh họa: AFP) KCNA dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Triều Tiên hôm qua cho...