Thành phố Matsuyama của Nhật Bản hủy lễ rước đuốc Olympic
Ngày 14/4, chính quyền thành phố Matsuyama, miền Tây Nhật Bản, đã quyết định hủy lễ rước đuốc Olympic Tokyo trong bối cảnh số ca mắc COVID-19 tại đây tăng nhanh.
Vận động viên bóng đá Nhật Bản Azusa Iwashimizu (trái) thắp sáng ngọn đuốc Olympic tại lễ rước đuốc Olympic Tokyo 2020, ở Naraha, tỉnh Fukushima, Nhật Bản, ngày 25/3/2021. Ảnh minh họa: AFP/ TTXVN
Quyết định trên được đưa ra 100 ngày trước khi Olympic Tokyo khai mạc và trong bối cảnh có nhiều quan ngại về khả năng tổ chức sự kiện này khi số ca nhiễm đang gia tăng ở trong và ngoài Nhật Bản.
Thống đốc tỉnh Ehime, ông Tokihiro Nakamura cho biết các dịch vụ y tế khẩn cấp trong khu vực đang phải chịu áp lực lớn do số ca mắc COVID-19 tăng mạnh. Do đó, chính quyền sẽ hủy lễ rước đuốc tại Matsuyama. Thay vào đó, họ sẽ tổ chức lễ đón mừng ngọn đuốc mà không có sự tham gia của khán giả và ban tổ chức Olympic Tokyo cũng đã chấp thuận quyết định này.
Đoàn rước đuốc đã khởi hành ngày 25/3 từ tỉnh Fukushima ở Đông Bắc Nhật Bản và dự định sẽ đi qua tổng cộng 47 tỉnh trước khi khai mạc Olympic ngày 23/7 tới. Theo kế hoạch, ngọn đuốc này sẽ đi qua thành phố Matsuyama vào ngày 21/4 tới. Trước đó, chính quyền Osaka đã không tổ chức lễ rước đuốc trên các con phố. Thay vào đó, các vận động viên rước đuốc đã chạy qua một công viên vắng người do số ca mắc COVID-19 tăng nhanh tại đây.
Video đang HOT
Theo thống kê, Nhật Bản đã ghi nhận tổng cộng hơn 513.000 ca nhiễm và hơn 9.500 ca tử vong do COVID-19. Đáng chú ý, tổng số ca nhiễm tại thủ đô Tokyo là hơn 126.000 ca, mức cao nhất nhất trên cả nước. Tuần trước, Chính phủ Nhật Bản quyết định cho phép chính quyền thủ đô Tokyo, tỉnh Kyoto và tỉnh Okinawa áp dụng các biện pháp phòng dịch trọng điểm trong bối cảnh dịch COVID-19 có dấu hiệu bùng phát mạnh. Dự kiến, các biện pháp này sẽ được dỡ bỏ ở các tỉnh Kyoto và Okinawa vào ngày 5/5, và ở thủ đô Tokyo vào ngày 11/5.
Trong bối cảnh tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, cùng ngày, Thị trưởng Tokyo Yuriko Koike cam kết sẽ kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 tại thủ đô để đảm bảo Olympic sắp tới diễn ra an toàn. Bà nhấn mạnh từ nay đến ngày 11/5 tới sẽ là giai đoạn quan trọng để giành chiến thắng trong cuộc chiến chống dịch COVID-19 trước khi Olympic diễn ra.
Trong khi đó, ông John Coates – Chủ tịch Ủy ban điều phối của Ủy ban Olympic quốc tế (IOC), cơ quan chịu trách nhiệm giám sát công tác chuẩn bị – bày tỏ tự tin rằng Olympic Tokyo chắc chắn sẽ diễn ra vào mùa Hè này. Theo ông, các biện pháp chống dịch hiện nay sẽ giúp đảm bảo an toàn cho người dân, các vận động viên và những người tham gia khác.
Nhằm giảm thiểu nguy cơ lây lan, tháng trước, Chính phủ Nhật Bản đã chính thức quyết định không cho phép khán giả nước ngoài nhập cảnh vào nước này để theo dõi các sự kiện tại Olympic và Paralympic Tokyo. Các vận động viên và huấn luyện viên chuyên nghiệp nước ngoài sẽ bị cách ly ngay sau khi đến Nhật Bản. Họ sẽ không thể đi ra ngoài ngoại trừ tới địa điểm tập luyện. Việc xét nghiệm đối với các đối tượng này sẽ được tiến hành định kỳ 3-4 ngày/lần, và các cá nhân có kết quả âm tính trong 14 ngày cách ly có thể tham gia huấn luyện và thi đấu cùng đồng đội.
Ban tổ chức Olympic Tokyo đang bước vào giai đoạn chuẩn bị cuối cùng. 5 cơ quan phụ trách công tác tổ chức, trong đó có IOC và chính quyền thành phố Tokyo, đang lên kế hoạch triệu tập cuộc họp trước cuối tháng 4 để quyết định xem sẽ cho phép bao nhiêu người được vào khu vực thi đấu.
Làn sóng Covid-19 thứ tư đe dọa Nhật
Cơ quan y tế Nhật Bản lo ngại biến thể nCoV mới gây đợt bùng phát dịch thứ tư khi còn 109 ngày nữa là tới Olympic Tokyo.
Biến thể chưa xác định chứa đột biến E484K, có thể làm giảm hiệu quả của vaccine. Hiện chúng chưa lây lan quá rộng ở Nhật Bản. Khu vực ảnh hưởng nhiều nhất là Osaka. Các ca nhiễm đạt kỷ lục hồi tuần trước, chính quyền khu vực bắt đầu siết chặt các biện pháp hạn chế kể từ ngày 5/4.
Theo Koji Wada, giáo sư Đại học Y tế và Phúc lợi Quốc tế Tokyo, cố vấn về Covid-19 của chính phủ, biến thể nCoV lây lan nhanh hơn, khiến số ca mắc và số trường hợp nghiêm trọng nhiều hơn ban đầu.
"Làn sóng thứ tư sẽ lớn hơn. Chúng ta cần bắt đầu thảo luận về các biện pháp phòng ngừa ở Tokyo", ông nói.
Nhật Bản đã hai lần ban bố tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc trong năm 2021, lần gần đây nhất là sau dịp năm mới. Đợt bùng phát thứ ba gây chết người nhiều nhất. Giới chức đang lựa chọn những biện pháp dập dịch có mục tiêu hơn, như rút ngắn giờ làm việc hay phạt tiền người không tuân thủ quy định y tế.
Thành phố Osaka đã hủy bỏ sự kiện rước đuốc Olympic, song Thủ tướng Yoshihide Suga vẫn khẳng định Nhật Bản sẽ tổ chức Thế vận hội theo đúng lịch trình. Hôm 4/4, ông Suga cho biết lệnh hạn chế ở Osaka có thể mở rộng sang Tokyo.
Người dân đeo khẩu trang ngừa Covid-19 trên đường phố Tokyo. Ảnh: NY Times
Ngày 5/4, thủ đô ghi nhận 249 ca nhiễm mới, thấp hơn nhiều so với mức đỉnh là 2.500 ca hồi tháng 1. Tại Osaka, con số là 341 trường hợp, giảm so với mức kỷ lục là 66 ca ngày 3/4.
Các nhà khoa học chưa rõ mức độ lây lan thực sự của biến thể vì chỉ lượng nhỏ mẫu bệnh phẩm dương tính nCoV được giải trình tự gene. Trước đó, nước này phát hiện 678 trường hợp nhiễm biến thể Anh, Nam Phi và Brazil, tập trung chủ yếu ở Osaka và Hyogo.
Makoto Shimoaraiso, thành viên văn phòng Chiến lược Covid-19 tại Ban Thư ký Nội các, cho biết số ca nhiễm tăng trở lại vài tuần sau khi chính phủ gỡ lệnh phong tỏa. Theo ông, cơ quan cũng bị chỉ trích vì không phát hiện các biến thể sớm hơn. Tính đến ngày 5/4, Nhật Bản có tổng cộng hơn 480.000 ca nhiễm nCoV và 9.221 người tử vong.
Chính phủ Nhật mời thêm nữ giới dự họp, miễn... không nói gì Sau scandal trưởng ban tổ chức Olympic Tokyo 2021 phải từ chức vì chê phụ nữ nói quá nhiều, Đảng Dân chủ tự do (LDP) cầm quyền đề xuất mời thêm phụ nữ dự họp nhưng với điều kiện họ không được nói. Ông Toshihiro Nikai, tổng thư ký Đảng Dân chủ tự do (LDP) Nhật Bản, trong một cuộc gặp Ngoại trưởng...