Thành phố Hồ Chí Minh và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) thúc đẩy hợp tác phục hồi kinh tế
Trưa 23/10, tại Thành phố Hồ Chí Minh, ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND Thành phố đã có buổi gặp trực tuyến với ông Andrew Jeffries, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam, trao đổi phương hướng tăng cường hơn nữa sự hợp tác giữa hai bên.
Ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh tại buổi gặp trực tuyến Giám đốc Quốc gia ADB tại Việt Nam.
Thay mặt lãnh đạo Thành phố, ông Phan Văn Mãi hoan nghênh sự đồng hành của ADB với Việt Nam trong quá trình phục hồi kinh tế và thích ứng an toàn với đại dịch, thể hiện qua việc hỗ trợ 5 triệu USD cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ do phụ nữ làm chủ và mới đây là Dự án hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tiếp cận nguồn vốn đầu tư mạo hiểm; đồng thời, đánh giá cao Báo cáo Cập nhật Triển vọng Phát triển châu Á 2021, trong đó thể hiện sự tin tưởng, lạc quan về triển vọng phục hồi, phát triển của kinh tế Việt Nam trong trung và dài hạn.
Chia sẻ tình hình phục hồi kinh tế thành phố sau dịch COVID-19, ông Phan Văn Mãi cho biết, đến nay, Thành phố đã dần kiểm soát được đại dịch và bước vào giai đoạn mở cửa, phục hồi kinh tế. Thành phố xác định lộ trình phục hồi kinh tế theo từng giai đoạn và xây dựng 11 chiến lược để thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19. Thành phố Hồ Chí Minh rất mong nhận được góp ý của ADB đối với các chiến lược phục hồi kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh.
Video đang HOT
Đánh giá cao ý kiến của ông Andrew Jeffries về một số giải pháp phục hồi kinh tế thành phố cũng như phương hướng hợp tác hai bên, Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh nhất trí trong thời gian tới, hai bên tăng cường hơn nữa hiệu quả hợp tác thực hiện các dự án đang triển khai. Thành phố Hồ Chí Minh và ADB sẽ cùng nhau trao đổi, thảo luận tháo gỡ những khó khăn vướng mắc, thúc đẩy tiến độ triển khai các dự án đang hợp tác và bàn thảo về các dự án hợp tác mới gắn với kế hoạch phục hồi kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh và Việt Nam.
Ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh gặp trực tuyến Giám đốc Quốc gia ADB tại Việt Nam Andrew Jeffries.
Chia sẻ về những tác động của dịch COVID-19, ông Andrew Jeffries bày tỏ tin tưởng Thành phố Hồ Chí Minh sẽ vượt qua được những khó khăn, tác động của dịch bệnh. Ủng hộ kế hoạch phục hồi kinh tế sau dịch của Thành phố Hồ Chí Minh, Giám đốc Quốc gia ADB tại Việt Nam đánh giá cao khả năng phát triển kinh tế trung và dài hạn của Thành phố Hồ Chi Minh cũng như Việt Nam nói chung; cho rằng hiện thành phố vẫn chưa hoàn toàn thoát khỏi dịch COVID-19, vì thế 6 tháng tới là khoảng thời gian rất quan trọng trong việc giúp các doanh nghiệp, nhà đầu tư, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ vượt qua những khó khăn do dịch COVID-19.
Ông Andrew Jeffries khẳng định ADB sẵn sàng hỗ trợ toàn diện cho kế hoạch phục hồi kinh tế của thành phố trong giai đoạn trước mắt cũng như phát triển kinh tế trung và dài hạn. ADB sẵn sàng phối hợp cùng thành phố giải ngân thực hiện các dự án mà hai bên đã thỏa thuận; nghiên cứu cung cấp tài chính cho các khoản chi xã hội gắn với phục hồi kinh tế; hỗ trợ cung cấp tín dụng giúp phục hồi các doanh nghiệp thành phố chịu ảnh hưởng do dịch COVID-19 qua trung gian tài chính hoặc vay bảo lãnh ngân hàng…
Đồng Nai kiến nghị tăng tỷ lệ ngân sách để lại cho tỉnh
Với lý do cần vốn để đầu tư giao thông, phục hồi kinh tế, Đoàn đại biểu Quốc hội Đồng Nai kiến nghị Thủ tướng tăng tỷ lệ điều tiết ngân sách giữ lại cho tỉnh thêm 2%.
Kiến nghị trên được ông Quản Minh Cường, Phó bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Quốc hội tỉnh Đồng Nai ký văn bản gửi Thủ tướng xem xét tăng tỷ lệ điều tiết ngân sách được giữ lại của tỉnh từ 47% lên 49%, trong giai đoạn 2022-2025.
Theo Đoàn đại biểu Quốc hội Đồng Nai, địa phương có tỷ lệ đóng góp ngân sách cho Trung ương thuộc nhóm đứng đầu cả nước. Tuy nhiên, hai năm qua kinh tế của tỉnh bị ảnh hưởng nghiêm trọng do Covid-19. Chín tháng đầu năm nay, tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ và sản xuất công nghiệp... của tỉnh đều sụt giảm so với những năm trước. Đến nay, 242 doanh nghiệp ở địa bàn phải giải thể, gần 700 doanh nghiệp ngưng hoạt động.
Khu tái định cư ở Sân bay Long Thành, tháng 7/2021. Ảnh: Phước Tuấn
Ngoài ra, những năm gần đây Trung ương điều tiết ngân sách về lại cho địa phương khá thấp. Trong khi đó, tỉnh có tốc độ phát triển công nghiệp và gia tăng dân số rất nhanh, cần nhiều nguồn lực đầu tư để bảo đảm hạ tầng, an sinh xã hội.
Do đó, Đồng Nai đề nghị Trung ương điều tiết thêm 2% nguồn thu giúp địa phương có nguồn chi phục hồi kinh tế, tổ chức phòng chống Covid-19, hỗ trợ người lao động và doanh nghiệp. Địa phương cũng cần thêm vốn để đầu tư các tuyến đường kết nối giao thông tới sân bay Long Thành đang triển khai.
Năm 2021, tỉnh được giao chỉ tiêu thu ngân sách trên 47.100 tỷ đồng và số phân bổ dự toán được giữ lại, cân đối ngân sách hơn 19.700 tỷ đồng. Mức này được địa phương đánh giá rất thấp so với các tỉnh có điều kiện kinh tế, xã hội tương đồng. Với tỷ lệ 2% đề xuất, nếu được chấp thuận tỉnh sẽ có thêm khoảng 1.000 tỷ đồng.
Theo Nghị quyết 129 của Quốc hội, năm 2021 có 16 tỉnh, thành phố đóng ngân sách về cho Trung ương; 47 địa phương còn lại được giữ 100%. Đồng Nai có tỷ lệ ngân sách giữ lại xếp thứ 4 cả nước, sau TP HCM (18%), Hà Nội (35%), Bình Dương (36%). Năm nay, tổng thu ngân sách Trung ương là 739.401 tỷ đồng; thu ngân sách địa phương là 603.929 tỷ đồng .
TP Hồ Chí Minh bàn giải pháp cho phục hồi và phát triển kinh tế trong giai đoạn bình thường mới Sáng 16/10, UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức trực tuyến hội thảo khoa học "chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội TP Hồ Chí Minh giai đoạn 2022 - 2025" nhằm tìm ra những giải pháp cho việc phục hồi và phát triển kinh tế trong giai đoạn bình thường mới. Các đại biểu tham dự hội...