Thành phố Hồ Chí Minh: Sản xuất dần phục hồi trong 2 tháng đầu năm 2021
Sản xuất công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh tăng 6% trong 2 tháng đầu năm. Trong đó nổi bật có sản xuất sản phẩm điện tử tăng 32,4%; sản xuất thiết bị điện tăng 28,0%; sản phẩm từ khoáng kim loại tăng 22,4%; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất tăng 10,8%; sản xuất chế biến thực phẩm tăng 9,8%.
Dây chuyền sản xuất led của Công ty cổ phần Bóng đèn Điện Quang.
Đây là số liệu thống kê của Cục Thống kê thành phố Hồ Chí Minh vừa công bố trong ngày 28-2. Nhờ sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ và chính quyền thành phố về phòng, chống dịch Covid-19 nên thành phố Hồ Chí Minh từng bước khôi phục hoạt động kinh tế khiến cho sản xuất công nghiệp trên địa bàn thành phố 2 tháng gần đây đã có nhiều chuyển biến tích cực, chỉ số sản xuất đã dần phục hồi và phát triển. Thành phố vẫn tiếp tục nghiên cứu những chính sách mới, mang tính đột phá, đặc biệt việc tận dụng các cơ hội từ Hiệp định EVFTA và EVIPA mới được thông qua.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần tiếp tục theo dõi tình hình dịch bệnh, chủ động tìm kiếm thị trường xuất, nhập khẩu; trong đó tập trung vào các mặt hàng xuất khẩu chủ lực có kim ngạch lớn.
Kết quả cho thấy, tính chung 2 tháng đầu năm 2021, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh tăng 6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 7,3%; sản xuất và phân phối điện giảm 1,5%; cung cấp nước và xử lý rác thải giảm 1,3%.
Đối với 4 ngành công nghiệp trọng điểm, chỉ số sản xuất công nghiệp 2 tháng đầu năm 2021 tăng 7,8% so với cùng kỳ năm trước, tăng hơn 1,7 điểm phần trăm so với chỉ số sản xuất chung của ngành công nghiệp. Trong đó, ngành sản xuất hàng điện tử tăng 32,4%; ngành cơ khí tăng 5,1%; ngành lương thực, thực phẩm và đồ uống tăng 3,6%; ngành hóa dược tăng 2%.
Đối với ngành công nghiệp cấp II có 18/30 ngành cấp II có chỉ số đều tăng so với cùng kỳ năm trước, trong đó các ngành có mức tăng cao như: Chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa (trừ giường, tủ, bàn, ghế) tăng 48,9%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 32,4%; sản xuất máy móc thiết bị chưa được phân vào đâu tăng 30,2%; sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế tăng 30%.
Một số ngành công nghiệp chủ yếu có chỉ số sản xuất cộng lũy kế 2 tháng đầu năm 2021 tăng cao hơn so với cùng kỳ như: Sản xuất sản phẩm điện tử tăng 32,4%; sản xuất thiết bị điện tăng 28,0%; sản phẩm từ khoáng kim loại tăng 22,4%; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất tăng 10,8%; sản xuất chế biến thực phẩm tăng 9,8%.
Ngành công nghiệp truyền thống chịu ảnh hưởng nhiều do dịch Covid-19 nên chỉ số sản xuất công nghiệp 2 tháng đầu năm 2021 giảm 9,8% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngành sản xuất da và các sản phẩm có liên quan giảm 8,2%; sản xuất trang phục giảm 14,8%, duy có ngành dệt tăng nhẹ 1,6%.
Xã Thiệu Long đa dạng các ngành nghề
Để nâng cao đời sống người dân, tạo việc làm cho người lao động, những năm qua, xã Thiệu Long (Thiệu Hóa) đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, hộ cá thể đầu tư phát triển ngành nghề nông thôn, tạo việc làm ổn định cho hơn 1.000 lao động, với thu nhập bình quân từ 3 - 5 triệu đồng/người/tháng. Bên cạnh đó, còn du nhập nghề mới, tạo việc làm và thu nhập cho người dân.
Xưởng sản xuất mây giang xiên của doanh nghiệp tư nhân Mỳ Quảng, thôn Phú Hưng, xã Thiệu Long.
Nghề mây giang xiên được du nhập vào địa phương từ nhiều năm nay, nhưng chủ yếu là sản xuất nhỏ lẻ, người lao động chỉ nhận sản phẩm và làm lúc nông nhàn. Nhận thấy nghề mang lại thu nhập ổn định cho người dân và có xu hướng phát triển tốt, UBND xã Thiệu Long đã khuyến khích, tạo điều kiện hỗ trợ những cơ sở nhỏ lẻ mở rộng quy mô sản xuất, thành lập tổ hợp tác, doanh nghiệp. Bà Phạm Thị Mỳ, thôn Phú Hưng là một trong những chủ cơ sở đã mạnh dạn đầu tư vốn phát triển nghề mây giang xiên, tạo việc làm cho nhiều lao động ở địa phương. Bà Mỳ cho biết: Ban đầu, với quy mô sản xuất nhỏ lẻ, ít lao động nên việc duy trì nghề gặp nhiều khó khăn, sản phẩm chỉ tiêu thụ ở thị trường trong nước. Đến năm 2006, sau khi đã tìm được đầu ra ổn định cho sản phẩm, tôi đã mạnh dạn mở rộng quy mô sản xuất, du nhập thêm nghề mây song, mây cói, mây nhựa và định hướng xuất khẩu sang thị trường châu Âu, Nhật Bản,... Để bảo đảm số lượng hàng hóa xuất khẩu, bà Mỳ còn được UBND xã hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi tổ chức dạy nghề tại cơ sở, cung cấp nguyên liệu, thu mua sản phẩm cho người lao động. Hiện nay, cơ sở sản xuất của bà Mỳ đang tạo việc làm ổn định cho khoảng 200 lao động; mỗi tháng doanh nghiệp tư nhân Mỳ Quảng xuất khẩu khoảng hơn 10.000 sản phẩm qua công ty trung gian.
Bên cạnh nghề mây giang xiên thì trên địa bàn xã còn chú trọng phát triển các nghề như làm mi giả, may công nghiệp, cơ khí,... với hơn 326 hộ sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm cho hơn 1.000 lao động, với thu nhập từ 3 đến 5 triệu đồng/người/tháng. Bên cạnh đó, UBND xã còn phối hợp với trung tâm dạy nghề huyện tổ chức các lớp đào tạo nghề, truyền nghề cho lao động nông thôn. Đại diện lãnh đạo UBND xã Thiệu Long, cho biết: Để mở rộng ngành nghề, tạo việc làm cho người lao động, xã đã tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất được tiếp cận các nguồn vốn vay để đầu tư, mở rộng sản xuất, kinh doanh, đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Bên cạnh đó, phối hợp tổ chức các lớp đào tạo nghề, truyền nghề cho lao động nông thôn và nhân cấy nghề mới mang lại thu nhập ổn định cho người dân địa phương. Nhằm quảng bá, nâng cao chất lượng sản phẩm, xã đã tích cực tuyên truyền, vận động người dân đầu tư ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường...
Nhờ tập trung phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn, cơ cấu kinh tế của xã Thiệu Long đã có chuyển biến tích cực, năm 2020 giá trị sản xuất đạt hơn 233 tỷ đồng, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 1,16%, thu nhập bình quân đầu người đạt 46 triệu đồng/năm. Phát huy những kết quả đã đạt được, trong năm 2021 và các năm tiếp theo, xã Thiệu Long sẽ tiếp tục củng cố, phát triển đa dạng ngành nghề nông thôn, tăng cường thu hút đầu tư; nhất là chú trọng phát triển các nghề mới để nâng cao thu nhập cho người dân. Phấn đấu năm 2021, bình quân thu nhập đầu người đạt 48 triệu đồng/năm trở lên.
Dáng Xuân trên vùng chiến khu xưa Đứng trên núi Thổ Sơn, phóng tầm mắt dõi theo dòng sông Lô lịch sử, những cây cầu: Tân Hà, Nông Tiến, Bình Ca, An Hòa và mới đây là cầu Tình Húc vừa được khánh thành với thiết kế năm trụ tháp hình ngọn đuốc, biểu tượng thắp sáng truyền thống quê hương cách mạng như gắn quyện vùng đất bên sông...